Powerpoint Tiếng Việt 5: Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 (Tiết 1, 2)

Tải về

PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 (Tiết 1, 2) thuộc tuần 18, được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với hiệu ứng sinh động, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong việc soạn giáo án điện tử lớp 5.

PowerPoint Tiếng Việt 5 Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 (Tiết 1, 2)

Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 (Tiết 1, 2)

Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 (Tiết 1, 2)

Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 (Tiết 1, 2)

Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 (Tiết 1, 2)

Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 (Tiết 1, 2)

Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 (Tiết 1, 2)

Giáo án Tiếng Việt 5 Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 (Tiết 1, 2)

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I
TIẾT 1 - 2

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của HS. HS đọc diễn cảm trôi chảy, đạt tốc độ 90 – 100 tiếng/ phút, thuộc lòng các khổ thơ, dòng thơ đã học thuộc lòng trong nửa cuối học kì I. Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, kịch bản, bài thơ, bài miêu tả.

- Sử dụng một số từ điển Tiếng Việt thông dụng để tìm từ, nghĩa của từ, cách dùng từ.

- Ghi chép được vắn tắt những ý tưởng, chi tiết quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tay.

- Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản. Hiểu được nội dung hàm ẩn dễ nhận biết của văn bản.

- Hiểu chủ đề của văn bản, chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, biết tóm tắt văn bản.

- Nắm được kiến thức Tiếng Việt kết từ, đại từ xưng hô.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực văn học:

- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

- Góp phần hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- SGK Tiếng Việt 5 kết nối tri thức, SGV Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.

- Các tờ phiếu viết tên bài tập đọc (đoạn văn cần đọc) và 1 CH đọc hiểu; phiếu viết yêu cầu đọc thuộc lòng (tên các khổ thơ, bài thơ cần thuộc lòng).

- Tranh ảnh SGK phóng to, video clip ngắn về cảnh bầu trời có mặt trời chói chang, mây nhuộm màu nắng,… (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.

- Các PBT.

- Tranh ảnh, video ngắn về nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV cho HS xem video vui nhộn, hài hước dưới đây:

https://www.youtube.com/watch?v=T-PG2uhOx7w

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nắm được nội dung của các chủ điểm

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được nội dung chính và bài học rút ra sau khi học các chủ điểm

b. Tổ chức thực hiện

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ BT1: Kể tên 4 chủ điểm đã học ở học kì I và cho biết mỗi chủ điểm giúp em có thêm những hiểu biết gì về cuộc sống

- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài và yêu cầu HS xem kĩ tranh.

- GV gọi HS làm việc nhóm, cùng nhau suy nghĩ về 4 bức tranh chủ điểm và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát các nhóm, nhận xét và chốt đáp án:

Chủ điểm 1. Thế giới tuổi thơ: nói về niềm vui của mỗi cá nhân, những trò chơi tuổi thơ, giờ học vui vẻ trên lớp, tình bạn tuổi học trò và những xúc cảm cá nhân,...

Chủ điểm 2. Thiên nhiên kì thú: nói về vẻ đẹp đầy bí ẩn và lí thú của rừng, của biển, đất trời, cỏ cây, muông thú, hang động,...

Chủ điểm 3. Trên con đường học tập: nói về hành trình đi tìm kiếm tri thức và phát triển bản thân, quá trình hoàn thiện của mỗi cá nhân, bài học về sự thành công của những người nổi tiếng,...

Chủ điểm 4. Nghệ thuật muôn màu: phản ánh vẻ đẹp của thế giới của hội hoạ, âm nhạc, điện ảnh, văn chương,...

- GV cho HS đọc nhiệm vụ BT2: Đọc một câu chuyện hoặc bài thơ trong các chủ điểm đã học và trả lời câu hỏi

a. Bài đọc thuộc chủ điểm nào? Tác giả là ai?

b. Nội dung chính của bài đọc là gì?

c. Điều gì trong bài đọc gây ấn tượng đối với em?

+ GV tổ chức kiểm tra HS đọc diễn cảm các đoạn hoặc bài đọc có độ dài khoảng 90 - 100 tiếng trong các văn bản đã học ở nửa cuối học kì I hoặc văn bản ngoài SGK. Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng/ phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

+ GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi.

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời các câu hỏi:

Hoạt động 2: Củng cố kiến thức về kết từ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức về kết từ.

b. Tổ chức thực hiện

- GV phổ biến trò chơi Tìm kết từ cho HS:

Và từ sau hôm đó, Hương bắt đầu viết thư * cô Thu. Một việc thật là mới mẻ * thích thú. Hương không còn thấy buồn chán * sợ hãi mỗi khi bố mẹ đi vắng. Mọi khi thì Hương nói chuyện * con mèo. * nói mãi cũng chán! * nó chẳng biết nói chuyện lại * Hương mà chỉ biết meo meo thôi. Bây giờ thì Hương đã có người để mà trò chuyện rồi.

(Theo Xuân Quỳnh)

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, chia lớp thành 4 nhóm và thực hiện nhiệm vụ.

- GV cho các nhóm kiểm tra kết quả chéo nhau và công bố kết quả:

+ Nhóm hoàn thành xuất xắc nhất

+ Nhóm làm đúng nhưng chưa đầy đủ

+ Nhóm làm đủ nhưng có sai sót

+ Nhóm chưa hoàn thành.

- GV chốt đáp án:

Và từ sau hôm đó, Hương bắt đầu viết thư cho cô Thu. Một việc thật là mới mẻ thích thú. Hương không còn thấy buồn chán hay/ và sợ hãi mỗi khi bố mẹ đi vắng. Mọi khi thì Hương nói chuyện với con mèo. Nhưng nói mãi cũng chán! nó chẳng biết nói chuyện lại với Hương mà chỉ biết meo meo thôi. Bây giờ thì Hương đã có người trò chuyện rồi.

(Theo Xuân Quỳnh)

Hoạt động 3: Củng cố kiến thức về đại từ xưng hô

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức về đại từ xưng hô.

b. Tổ chức thực hiện

- GV cho HS đọc nhiệm vụ BT4: Đọc câu chuyện dưới đây và thực hiện yêu cầu

Chú mèo con nói nhiều

Mèo con mắc bệnh nói nhiều. Mẹ chú khuyên:

– Con đừng ồn ào như vậy. Phải nói ít thì mới bắt được chuột.

– Con sẽ bắt chuột cho mẹ xem. – Mèo con đáp.

Mèo con đặt một mẩu bánh trước cửa hang chuột, rồi nấp bên cạnh đợi chuột ra. Thấy bác ngỗng đi qua, nó liền liến thoắng:

– Bác ngỗng ơi, cháu đang bắt chuột đây.

Thấy cô vịt xuất hiện, mèo con lại đon đả:

– Cháu chào cô. Cháu đang rình chuột.

Thấy anh gà trống đi lại trong sân, mèo con gọi ầm ĩ:

– Anh nhìn xem! Em đang bắt chuột nè!

Đàn chuột trong hang nghe rõ mồn một. Chúng cười khúc khích. Chuột đầu đàn nói: “Hôm nay, chúng ta đừng ra ngoài tìm thức ăn nữa. Hãy nghỉ ngơi, hát múa cả ngày.

Và thế là mèo con rình suốt một ngày trời cũng chẳng có kết quả gì.

(Theo Truyện kể cho bé hằng đêm)

a. Tìm từ ngữ dùng để xưng hô của mèo con.

Mèo con

Với mèo mẹ

Với ngỗng

Với vịt

Với gà trống

Tự chỉ mình

Chỉ người nghe

b. Tìm từ dùng để xưng hô trong câu dưới đây và cho biết từ đó chỉ ai?

Hôm nay, chúng ta đừng ra ngoài tìm thức ăn nữa.

+ GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi, trình bày ý kiến trước lớp.

+ GV gọi 1 – 2 HS đại diện trả lời, HS khác nhận xét.

+ GV nhận xét, chốt đáp án:

a.

Mèo con

Với mèo mẹ

Với ngỗng

Với vịt

Với gà trống

Tự chỉ mình

Con

Cháu

Cháu

Em

Chỉ người nghe

Mẹ

Bác

Anh

b. Từ “chúng” trong câu “Chúng cười khúc khích.” không phải là đại từ xưng hô, vì nó không được dùng để xưng hay hô. Còn từ “chúng ta” trong câu “Hôm nay chúng ta đừng ra ngoài tìm thức ăn nữa.” là từ xưng hô, vì nó được dùng để chỉ người nói và những người nghe, mang ý nghĩa số nhiều (bao gồm cả đàn chuột).

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét tiết học.

- Nhắc những HS kiểm tra đọc thành tiếng chưa đạt chuẩn bị để kiểm tra lại vào buổi sau.

- HS xem video.

- HS đọc nhiệm vụ BT.

- HS đọc yêu cầu BT.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc nhiệm vụ BT.

- HS hoạt động theo hướng dẫn của GV.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS phát biểu ý kiến.

- HS đọc nhiệm vụ BT.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.

- HS chữa BT.

- HS đọc nhiệm vụ BT.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn.

- HS phát biểu ý kiến.

- HS nhận xét, chốt đáp án

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

......Tải file PowerPoint, Word toàn bộ bên dưới......

Đánh giá bài viết
1 30
Powerpoint Tiếng Việt 5: Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 (Tiết 1, 2)
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm