PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 28: Tập hát quan họ
PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 28: Tập hát quan họ được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với hiệu ứng sinh động, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong việc soạn giáo án điện tử lớp 5.
Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Bài 28: Tập hát quan họ
PPT Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức bài 28 thuộc Chủ đề Nghệ thuật muôn màu tuần 15, biên soạn bám sát sách giáo khoa Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1. Mời thầy cô cùng tham khảo:
PowerPoint Tập hát quan họ
Giáo án Tiếng Việt 5 Tập hát quan họ
BÀI 28: TẬP HÁT QUAN HỌ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Tập hát quan họ. Biết đọc diễn cảm, phù hợp với nội dung; tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng trong 1 phút; biết nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng, giàu sức gợi tả, gợi cảm diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện. Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật, nêu được đặc điểm các nhân vật trong câu chuyện dựa vào hành động, lời nói của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Giữ gìn những làn điệu dân ca quan họ là một cách để giữ gìn văn hóa truyền thống, nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.
- Nhận biết được ưu, nhược điểm; biết viết, biết phân tích để đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ (cách triển khai ý trong đoạn văn, cách lựa chọn từ ngữ,…) để làm nổi bật tình cảm, cảm xúc của bản thân đối với một bài thơ cụ thể.
- Biết cách sử dụng dấu gạch ngang.
- Giới thiệu được một môn nghệ thuật mà em yêu thích: điện ảnh, âm nhạc, sân khấu,…
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Góp phần hình thành phẩm chất yêu nước.
- Có ý thức tự hào về truyền thống và những di sản văn hóa độc đáo mà ông cha ta truyền lại cho đời sau.
- Biết yêu và biết bảo vệ thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Tranh ảnh minh họa về nghệ thuật truyền thống của nước ta.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 5.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | |||||||
TIẾT 1 + 2: ĐỌC | ||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV cho HS xem những bức tranh về môn nghệ thuật truyền thống của nước ta:
- GV yêu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Em hãy giới thiệu một môn nghệ thuật truyền thống của nước ta? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr.136, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Việt Nam có nhiều môn nghệ thuật truyền thông đặc sắc, thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc ta. Hôm nay, các em sẽ cùng đọc bài Tập hát quan họ để biết các em nhỏ trong bài nói gì, nghĩ gì về một môn nghệ thuật rất độc đáo, thú vị của Việt Nam.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ các câu dài. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng kể chuyện, thay đổi ngữ điệu khi đọc các câu văn chứa từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ, luyện đọc một số câu dài: + Luyện đọc một số từ khó: nổi tiếng, cổ thụ, thơm nức, xa lông, chỉ dẫn, lổ đổ, liền chị, Ngỏ lời, nước suối, gió lùa, thổi lên, nồng cháy, lấy hơi, nhả chữ, luyến láy, giã bạn, lưu luyến, chừng nào,… + Luyện đọc câu dài: VD: Điệu “Ngỏ lời” phải hát với giọng thẹn thùng,/ e ấp,/ tiếng hát phải như nước suối thượng nguồn,/ róc rách,/ từ từ,/ nhưng trong vắt,/ tinh khôi/ và hứa hẹn một dòng cuồn cuộn; Tôi vẫn mong ngóng đến ngày,/ điệp khúc đó sẽ được ngân lên/ bằng giọng hát của chính tôi, /chứ không chỉ vang lên trong tâm trí như khi ấy. - GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành bốn đoạn để luyện đọc và tìm ý: + Đoạn 1: Từ đầu đến dưới sự chỉ dẫn của bà Trưởng. + Đoạn 2: Tiếp theo đến một dòng cuồn cuộn. + Đoạn 3: Tiếp theo đến buồn biết chừng nào. + Đoạn 4: Còn lại * Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để tuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + Thượng nguồn: đoạn đầu nguồn của một con sông hoặc suối (phân biệt với hạ nguồn). + Lấy hơi, nhả chữ: (kĩ thuật hát trong loại hình sân khấu) lấy hơi là dùng hơi thở đẩy âm thanh ra sao cho phù hợp với yêu cầu của bài hát. Nhả chữ là cách thể hiện khuôn miệng để phát ra rõ lời. + Giã bạn: từ giã bạn khi hội đã tan. + Đau đáu: trạng thái không yên lòng. + Tàng cây: bóng mát của cây hoặc tán lá xum xuê của cây. + Liền chị: người nữ hát quan họ. - GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi dưới đây: + Câu 1: Các liền chị tập hát trong khung cảnh như thế nào? + Câu 2: Tìm những chi tiết miêu tả các liền chị lúc tập hát? + Câu 3: Bà Trưởng dạy các liền chị hát mỗi điệu quan họ dưới đây ra sao: Ngỏ lời, Th ương nhau, Giã bạn?
+ Câu 4: Những chi tiết dưới đây giúp em hiểu điều gì về nhân vật “tôi”?
+ Câu 5: Dựa vào tranh minh hoạ và nội dung bài đọc, nêu cảm nhận của em về nghệ thuật hát quan họ. - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Câu 1: Các liền chị tập hát ở nhà bà Trưởng trong khung cảnh rất thơ mộng: Đường vào nhà bà cong như cổ ngỗng, hai bên trồng hoa tầm xuân. Trước nhà có hồ rộng thả sen, có vườn trồng táo. Táo cổ thụ um tùm rợp bóng, táo chín vỡ thơm nức trên những phiến đá xanh xếp như bộ xa lông đồ sộ ngoài trời. Khi các chị tập hát vào mùa xuân, nắng ấm xuyên qua tàng cây rơi lổ đổ xuống thảm lá khô. Vào mùa hạ, các chị tập hát dưới đêm trăng, gió lùa từ hồ sen trước nhà thổi lên mát rượi. + Câu 2: Các liền chị chít khăn đen, má đỏ hồng, ngồi trên những phiến đá xanh, tập hát. + Câu 3: · Ngỏ lời: Hát với giọng thẹn thùng, e ấp, tiếng hát phải như nước suối thượng nguồn, róc rách, từ từ, nhưng trong vắt, tinh khôi và hứa hẹn một dòng cuồn cuộn. · Thương nhau: Hát nồng cháy, thiết tha. · Giã bạn: hát với giọng lưu luyến, dùng dằng, đau đáu. | - HS xem tranh - HS làm việc nhóm đôi. - HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe. - HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu. |
......Tải file PowerPoint toàn bộ bên dưới......
- Chia sẻ:One Piece
- Ngày:
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 5
Giáo án Học thông qua chơi Tiểu học đủ 5 lớp
Giáo án Tiếng Việt lớp 3 buổi 2 Kết nối tri thức (Đủ 35 tuần)
Giáo án Powerpoint Lịch sử Địa lí 5 Cánh Diều (Bài 1-11)
PowerPoint Toán 5 Bài 50: Em làm được những gì?
Giáo án Khoa học lớp 5 theo công văn 405
PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 27: Luyện tập về điệp từ, điệp ngữ