Giáo án Mĩ thuật 5 Cánh Diều Công văn 2345 năm 2024-2025

Tải về

HoaTieu.vn xin chia sẻ Giáo án Mĩ thuật 5 Cánh Diều hay còn gọi là Kế hoạch bài dạy (KHBD) môn Mĩ thuật lớp 5 sách Cánh Diều bản word, biên soạn theo Công văn 2345, giúp giáo viên tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho năm học mới theo chuẩn cấu trúc chương trình GDPT 2018. Mời các bạn tải file word/pdf Giáo án sách Cánh Diều môn Mĩ thuật lớp 5 tại đây. Giáo án Mĩ thuật 5 Cánh Diều tải miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ giáo viên soạn giáo án cho riêng mình.

Lưu ý: Mẫu KHBD môn Mĩ thuật lớp 5 Cánh Diều Học kì 1 đã có đầy đủ trong file tải. HoaTieu.vn sẽ cập nhật bản cả năm trong thời gian sớm.

Giáo án Mĩ thuật lớp 5 mới nhất
Giáo án Mĩ thuật lớp 5 mới nhất

Giáo án Mỹ thuật lớp 5 sách Cánh Diều file word

1. Giáo án lớp 5 môn Mĩ thuật Cánh Diều mẫu 1 (HK1)

Nội dung các Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật 5 Cánh Diều dưới đây được biên soạn theo từng bài, chưa tách theo từng tiết (như các lớp trước). Thầy cô có thể điều chỉnh KHBD theo từng tiết để phù hợp với ý tưởng và điều kiện dạy học, đối tượng HS trong trường. Trong mỗi KHBD, các hoạt động dạy học chủ yếu được trình bày 2 cột (HĐ của GV và HĐ của HS), thầy/cô có thể điều chỉnh (thêm/bớt cột) để phù hợp với yêu cầu của đơn vị/tổ/nhóm chuyên môn hoặc theo cách riêng của thầy/cô.

CHỦ ĐỀ 1: KỈ NIỆM MÙA HÈ (4 tiết)

Bài 1: Kì nghỉ hè của em (2 tiết)

Gv có thể phân bố nội dung DH thực hành, sáng tạo ở mỗi tiết như sau

Tiết 1

Sáng tạo tranh về đề tài hoạt động trong kì nghỉ hè bằng cách cắt dán giấy/vẽ hoặc vẽ kết hợp cắt, xén dán,…

(vẽ hình ảnh trên giấy bằng bút chì/bút màu; hoặc vẽ, cắt tạo các hình ảnh đơn lẻ cho nội dung bức tranh)

Tiết 2

Hoàn thiện sản phẩm đã thể hiện ở tiết 1

(vẽ màu; hoặc sắp xếp các hình đơn lẻ trên bức tranh và bổ sung chi tiết hoàn thiện sản phẩm)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực mĩ thuật

Bài học giúp học sinh đạt được một số yêu cầu cần đạt sau:

- Nêu được một số hoạt động thú vị trong kì nghỉ hè và màu sắc chủ đạo ở nơi diễn ra hoạt động đó.

- Sử dụng được màu sắc đậm nhạt, hình dáng người có tư thế khác nhau để thực hành, sáng tạo sản phẩm đề tài kì nghỉ hè của em.

- Trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm.

2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

HS có cơ hội hình thành, phát triển các năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác, như: Ngôn ngữ, khoa học… thông qua: Trao đổi, chia sẻ; tìm hiểu cuộc sống xung quanh, chuẩn bị đồ dùng, họa phẩm để thực hành,…

3. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm… thông qua một số biểu hiện, như: Chuẩn bị một số đồ dùng cần thiết để thực hành, sáng tạo như: giấy màu, kéo; giữ vệ sinh trong và sau khi thực hành; có ý thức tìm hiểu, tôn trọng nếp sống của trẻ em ở các vùng miền khác nhau trên đất nước Việt Nam.

II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN

Vở thực hành; màu, bút chì, kéo, hồ dán, giấy màu (hoặc bài giấy màu, giấy trắng),...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động mở đầu

GV tổ chức HS nghe lời bài hát: Mùa hè tuổi thơ, sáng tác của Trần Hữu Bích và giới thiệu bài học

- Nghe bài hát; có thể hát, kết hợp vận động cơ thể

- Trả lời câu hỏi, gợi mở của GV; có thể bổ sung ý kiến của bạn.

1. Hoạt động quan sát, nhận biết

- GV tổ chức HS quan sát hình ảnh1, 2,3,4 (SGK, tr.5) và cho biết:

+ Tên hoạt động trong mỗi hình ảnh.

+ Địa điểm nơi diễn ra các hoạt động, trang phục của các nhân vật.

+ Chỉ ra sự khác nhau về không gian, màu sắc của những hình ảnh bên ngoài trời và trong nhà.

- GV giới thiệu HS trả lời, chia sẻ; HS khác nhận xét, bổ sung

- Gv nhận xét ý kiến trả lời, bổ sung của HS và giới thiệu nội dung, hoạt động của con người, khung cảnh nơi hoạt động diễn ra và màu sắc chủ đạo,… ở mỗi hình ảnh.

- GV gợi mở HS giới thiệu một hoặc một số hoạt động trong kì nghỉ hè của bản thân và chia sẻ cảm nhận

- Giới thiệu thêm hình ảnh, sản phẩm, tác phẩm Mĩ thuật thể hiện các hoạt động hè của trẻ em ở nhiều địa phương khác.

- HS quan sát, thảo luận nhóm 4 và trả lời các câu hỏi

- Nhận xét, bổ sung câu trả lời, bổ sung của nhóm bạn.

- Giới thiệu hoạt động đã tham gia trong kì nghỉ hè và chia sẻ cảm nhận

2. Hoạt động thực hành, sáng tạo

2.1. Hướng dẫn HS cách thực hành

a. Sáng tạo sản phẩm hoạt động của trẻ em miền núi

- Gv tổ chức HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Sản phẩm vận dụng hình thức thực hành nào?

+ Em hãy nêu các bước thực hành, cách sắp xếp vị trí các nhận vật trên sản phẩm.

+ Trên sản phẩm chi tiết/màu sắc nào nổi bật

- GV nhận xét, đánh giá nội dung trả lời, bổ sung của HS, hướng cách thực hành, sáng tạo sản phẩm; kết hợp nêu vấn đề, gợi mở HS.

- Quan sát, thảo luận nhóm 2 và trả lời các câu hỏi

- Nhận xét, bổ sung câu trả lời, bổ sung của bạn/nhóm bạn.

- Quan sát Gv hướng dẫn và nắm bắt cách thực hành

b. Sáng tạo sản phẩm hoạt động của trẻ em vui chơi trên bãi biển

- Gv tổ chức HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Em cho biết những đồ dùng học tập nào cần chuẩn bị để thực hành

+ Em hãy giới thiệu các hình ảnh có trên sản phẩm

+ Em cho biết: Tư thế, động tác của các nhân vật giống nhau hay khác nhau như thế nào? Các màu nóng, màu lạnh ở sắp xếp như thế nào trên sản phẩm?

- GV nhận xét, đánh giá nội dung trả lời, bổ sung của HS, hướng cách thực hành, sáng tạo sản phẩm; kết hợp nêu vấn đề, gợi mở HS.

- Quan sát, thảo luận nhóm 2 và trả lời các câu hỏi

- Nhận xét, bổ sung câu trả lời, bổ sung của bạn/nhóm bạn.

- Quan sát Gv hướng dẫn, tìm hiểu, cách thực hành

.........................

2. Giáo án Mĩ thuật 5 Cánh Diều mẫu 2 (Bài 1-4)

CHỦ ĐỀ 1: KỈ NIỆM MÙA HÈ

BÀI 1: KÌ NGHỈ HÈ CỦA EM

(2 TIẾT)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

  • Sau bài học này, HS sẽ:
  • Nêu được một số hoạt động thú vị trong kì nghỉ hè
  • Sử dụng được màu sắc đậm nhạt, hình dáng người có tư thế khác nhau. để thực hành, sáng tạo sản phẩm và chia sẻ cảm nhận.

2. Năng lực

2.1 Năng lực chung

  • Góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực đặc thù như: ngôn ngữ, khoa học, tính toán, âm nhạc… thông qua: trao đổi, chia sẻ.
  • Vận dụng hiểu biết về hình học để tạo sản phẩm bánh.
  • Tìm hiểu nét văn hóa ẩm thực ở quê hương Việt Nam.

2.2 Năng lực đặc thù (năng lực mĩ thuật).

  • Nhận biết được một số hoạt động, trò chơi được tổ chức vào mùa hè.
  • Tạo được sản phẩm tranh vẽ về hoạt động yêu thích trong kì nghỉ hè theo ý thích và trao đổi, chia sẻ trong thực hành, sáng tạo.
  • Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm và trao đổi, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

2.3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng lòng yêu nước, đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm thông qua một số biểu hiện như:
  • Có ý thức chuẩn bị đồ dùng, họa phẩm để thực hành sáng tạo sản phẩm.
  • Tôn trọng sự sáng tạo của bạn bè, người khác.
  • Giữ vệ sinh trong và sau khi thực hành, sáng tạo.
  • Yêu thích những hoạt động được tổ chức vào mùa hè.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • SHS, SGV Mĩ thuật 5.
  • Một số tư liệu, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật về hoạt động mùa hè.
  • Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

  • SHS Mĩ thuật 5.
  • Đồ dùng học tập: giấy vẽ, bút chì, bút màu, giấy thủ công, giấy báo,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhìn tranh đoán hoạt động”

- GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi:

+ GV chia lớp thành 3 nhóm.

+ Quan sát các loại bánh và lần lượt ghi đáp án vào bảng con.

+ Đội nào có nhiều đáp án đúng sẽ chiến thắng.

- GV tổ chức cho HS quan sát:

Giáo án Mĩ thuật 5 Cánh Diều

- GV nhận xét, tổng kết trò chơi:

+ Hình 1: Kéo co

+ Hình 2: Bịt mắt bắt dê

+ Hình 3: Tập võ

+ Hình 4: Rồng rắn lên mây

+ Hình 5: Dung dăng dung dẻ

+ Hình 6: Đi biển mùa hè

+ Hình 7: Thả diều

+ Hình 8: Dọn vệ sinh môi trường

- GV dẫn dắt vào bài học: Cả lớp vừa chơi trò chơi về các hoạt động mùa hè . Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung đó trong Bài 1:Kì nghỉ hè của em.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Nhận biết được nội dung các hoạt động, tìm hiểu cách sử dụng màu sắc trên một số sản phẩm.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức HS tìm hiểu một số hoạt động vào kì nghỉ hè.

- GV yêu cầu HS quan sát các cặp hình 1, 2, 3, 4 (trang 5 SGK) thảo luận và trả lời câu hỏi

Giáo án Mĩ thuật lớp 5 theo Công văn 2345

+ Các nhân vật đang tham gia hoạt động gì?

+ Trong mỗi hình, màu sắc thể hiện như thế nào?

- GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, chốt kiến thức:

+ Hình 1: các bạn đang cùng nhau chơi đá bóng, có cả các bạn nam và các bạn nữ. Màu sắc trong tranh rất rực rỡ, sinh động, có sự phân biệt giữa các đội nhờ màu xanh và đỏ,

+ Hình 2: các bạn nhỏ cùng với gia đình đi cắm trại, thưởng thức bữa ăn và trò chuyện rất vui vẻ. Màu sắc trong bức tranh rất sinh động, sặc sỡ, có sự tươi mát của màu xanh cây cối và bầu trời.

+ Hình 3: các bạn đang tham gia một lớp dạy tập bơi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo. Màu sắc bức tranh tươi sáng, dịu mát với màu xanh của nước và sự nổi bật của những chiếc áo phao bơi màu đỏ.

+ Hình 4: các bạn nhỏ tới thăm hỏi và giúp đỡ một người có tuổi có công với xã hội. màu sắc hiện lên với tông màu ấm áp.

- GV đánh giá nội dung trao đổi, chia sẻ, bổ sung cho HS.

- GV có thể sưu tầm một số hình ảnh hoạt động của học sinh trong kì nghỉ hè

Giáo án Mĩ thuật lớp 5 theo Công văn 2345

Giáo án Mĩ thuật 5 Cánh Diều

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về một số hoạt động đặc thù của quân đội dành cho học sinh vào kì nghỉ hè

https://www.youtube.com/watch?v=5AifhpgS3TU

- GV kết luận: Có nhiều hoạt động thú vị trong kì nghỉ hè như: vui chơi, về quê, đi du lịch, làm việc nhà,... Các hoạt động thường diễn ra trong khung cảnh mang màu sắc tươi vui.

Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Nắm được cách tạo sản phẩm mĩ thuật về hoạt động yêu thích trong kì nghỉ hè.

- Tạo được sản phẩm sản phẩm mĩ thuật về hoạt động yêu thích trong kì nghỉ hè theo ý thích.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1. Hướng dẫn HS thực hành

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 (trang SGK) và trả lời câu hỏi tương ứng với mỗi cách thực hành.

+ Đây là các bạn nhỏ vùng nào và đang làm gì?

+ Em cần chuẩn bị những vật liệu nào để thực hành?

+ Có những màu sắc nào?

+ Em hãy nêu các bước thực hành tạo sản phẩm tranh này.

Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 5 sách Cánh Diều

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án:

+ Đây là các bạn vùng cao đang lên nương nhặt củi, hái nông sản.

+ Vật liệu: giấy thủ công, bút chì, màu sáp.

+ Các bước tiến hành tạo ra sản phẩm:

· Bước 1: Vẽ phác thảo các nhân vật và khung cảnh.

· Bước 2: Tô màu các chi tiết chính.

· Bước 3: Hoàn thành bức tranh

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, (trang SGK) và trả lời câu hỏi tương ứng với mỗi cách thực hành.

+ Các bạn nhỏ đang làm gì, ở đâu?

+ Em cần chuẩn bị những vật liệu nào để thực hành?

+ Em hãy nêu các bước thực hành tạo sản phẩm.

Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 5 sách Cánh Diều

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án:

+ Các bạn nhỏ đang đi chơi cùng nhau ở bãi biển.

+ Vật liệu: giấy màu, kéo, hồ, bút màu.

+ Các bước tiến hành:

· Bước 1: vẽ các nhân vật, sự vật và tô màu đồng thời cắt các chi tiết bằng giấy màu. Sau đó cắt các hình đã vẽ ra.

· Bước 2: dán các nhân vật, hình đã vẽ lên một tờ giấy khác. Trang trí phần còn lại và hoàn thành sản phẩm.

- GV có thể giới thiệu thêm một số tranh ảnh ở mục Một số sản phẩm tham khảo và trong Vở thực hành hoặc sản phẩm mô hình khác (nếu sưu tầm được).

- GV nên gợi mở HS sử dụng màu sắc, tạo hình dạng của mỗi hoạt động theo ý thích.

- GV gợi mở HS có thể tạo sản phẩm về hoạt động kì nghỉ hè quen thuộc, đặc trưng của gia đình/người thân, bản làng,... hoặc ở địa phương/vùng miền.

Nhiệm vụ 2. Tổ chức học sinh thực hành, sáng tạo

- GV sắp xếp HS ngồi theo nhóm (có thể làm bài tập cá nhân hoặc nhóm tuỳ theo thực tế HS của lớp).

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

+ Em hãy sáng tạo sản phẩm mĩ thuật về hoạt động thú vị trong kì nghỉ hè của mình.

+ Quan sát, trao đổi với bạn trong nhóm/bên cạnh về ý tưởng của mình (chọn hoạt động để mô phỏng, chọn cách thực hành, chọn màu sắc, hình hoạ tiết,...) và hỏi ý tưởng của bạn.

- GV gợi mở HS chọn hoạt động yêu thích và sử dụng vật liệu phù hợp để tạo sản phẩm của mình/nhóm.

- GV nhắc HS trong quá trình thực hành có thể học hỏi, tham khảo cách thực hành của bạn hoặc có thể nhờ GV giải đáp, hỗ trợ những chi tiết khó.

- GV nhắc HS khi tạo sản phẩm bằng các chất liệu khác nhau nên chọn màu đất tươi sáng, có màu nóng, màu lạnh và sử dụng các kĩ năng như: cắt, xé, dán để tạo các chi tiết...

- GV theo dõi, quan sát, hỗ trợ HS thực hành tạo sản phẩm khi cần thiết.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

CẢM NHẬN – CHIA SẺ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm, yêu cầu HS quan sát, trao đổi, giới thiệu, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm về hoạt động trong kì nghỉ hè.

- GV đặt câu hỏi gợi ý HS chia sẻ:

+ Em/nhóm em tạo sản phẩm bằng cách nào?

+ Sản phẩm của em/nhóm em có điểm gì đặc sắc?

+ Em sử dụng vật liệu nào, màu sắc ra sao?

+ Em thích nhất sản phẩm của bạn nào? Chi tiết, màu sắc nào trên sản phẩm của em/nhóm em là điểm nhấn nổi bật?

- GV mời HS trả lời, chia sẻ; HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành, hoạt động trao đổi, chia sẻ, bổ sung của HS.

- GV gợi ý HS sắp xếp sản phẩm theo nhóm, cùng hoạt động, có thể đặt tên cho sản phẩm (Mùa hè của em, Mùa hè đáng nhớ...).

- GV khuyến khích HS chia sẻ thêm một hoặc hai cách khác để trưng bày sản phẩm.

- GV gợi mở HS chia sẻ những hiểu biết của mình về một hay nhiều loại bánh truyền thống của quê hương mình.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đưa ra được ý tưởng vận dụng ý tưởng sáng tạo để làm thêm những sản phẩm mĩ thuật về đề tài kì nghỉ hè của mình.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh:

- GV cho HS xem video sáng tạo tranh kì nghỉ hè

https://www.youtube.com/watch?v=viYlm27jh0U

- GV nhận xét chia sẻ của HS; đánh giá, tổng kết tiết học, bài học.

- GV tổng kết nội dung:

+ Có thể kết hợp màu sắc đậm nhạt, dáng người có tư thế khác nhau,... để sáng tạo sản phẩm mĩ thuật về đề tài mà em yêu thích.

+ Sáng tạo sản phẩm mĩ thuật đề tài kì nghỉ hè là cách em lưu giữ lại những kỉ niệm thú vị của mình về mùa hè.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Chia sẻ cảm xúc sau khi hoàn thành sản phẩm với người thân, bạn bè.

+ Đọc trước nội dung tiết sau: Bài 2: Phong cảnh mùa hè (SHS tr.9).

- Học sinh lắng nghe

- Học sinh tham gia trò chơi

- Học sinh chơi theo nhóm

- Học sinh lắng nghe, tiếp thu

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học

- HS quan sát, lắng nghe

- HS trả lời câu hỏi

- HS lắng nghe, tiếp thu

- HS quan sát

- HS xem video

- HS lắng nghe, tiếp thu

- HS quan sát

Mời các thầy cô và các bạn tham khảo thêm các giáo án và tài liệu khác của bộ sách Cánh Diều trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu của Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
14 2.375
Giáo án Mĩ thuật 5 Cánh Diều Công văn 2345 năm 2024-2025
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm