(Word/Pdf) Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Kết nối tri thức Cả năm

Tải về

Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Kết nối tri thức bản Word/Pdf Cả năm đủ 35 Tuần biên soạn theo chuẩn Công văn 2345 của Bộ giáo dục, dễ dàng chỉnh sửa, do giáo viên có kinh nghiệm lâu năm biên soạn được HoaTieu.vn sưu tầm và đăng tải tại bài viết này. Mời các thầy cô tải Giáo án bài giảng HĐTN 5 sách Kết nối về máy để tham khảo, phục vụ cho công tác biên soạn Kế hoạch bài dạy môn Trải nghiệm sáng tạo lớp 5 theo chương trình mới.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 Kết nối tri thức tải miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ giáo viên soạn giáo án cho riêng mình.

Giáo án Trải nghiệm sáng tạo lớp 5 KNTT
Giáo án Trải nghiệm sáng tạo lớp 5 KNTT

1. KHBD Hoạt động trải nghiệm lớp 5 sách Kết nối mẫu 1

KHBD Hoạt động trải nghiệm 5 KNTT Tuần 1:

CHỦ ĐỀ: EM LỚN LÊN MỖI NGÀY

MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Nhận diện được sự thay đổi của bản thân thông qua các tư liệu, các sản phẩm được lưu giữ.
  • Nhận diện được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân.

TUẦN 1

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

Nhận diện được sự thay đổi của bản thân thông qua các tư liệu, các sản phẩm được lưu giữ.

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp và hợp tác:khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

Năng lực tự chủ và tự học:biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo:biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

b. Năng đặc thù:

Năng lực thích ứng với cuộc sống:rèn luyện được cân bằng cảm xúc trong cuộc sống.

c. Phẩm chất

Trách nhiệm:có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao trong hoạt động nối tiếp và các hoạt động trong nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 5.
  • Phiếu tổng hợp tư liệu, sản phẩm cá nhân,…
  • Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề

2. Đối với học sinh

  • SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 5.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • Đồ dùng học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Chào mừng năm học mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu:

- HS tổng kết lại thành tích trong năm học vừa qua; chào đón năm học mới.

- HS nắm rõ nội quy của năm học mới.

- HS chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trước khi vào năm học mới.

b. Cách tiến hành

- GV chuẩn bị cho HS tham gia các hoạt động “Chào năm học mới”.

+ Tập văn nghệ: Chuẩn bị các tiết mục múa, hát, đóng kịch với chủ đề liên quan đến Thầy cô, bạn bè và mái trường.

+ Tập nghi thức.

+ Sắp xếp ghế ngồi trên sân trường phù hợp với tình hình của từng trường.

- GV động viên HS tham gia biểu diễn và cổ vũ các tiết mục văn nghệ trong Lễ khai giảng.

- GV nhắc nhở HS tuân thủ nề nếp khi tham gia hoạt động tập thể.

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ cảm xúc khi đón chào năm học mới

- GV tập trung HS vào lớp của mình để phổ biến về nội quy,…

- HS tham gia chuẩn bị theo sự phân công của GV.

- HS chăm chú xem các tiết mục biểu diễn.

- HS chia sẻ cảm xúc khi đón chào năm học mới.

- HS di chuyển vào lớp theo hàng, ngồi đúng vị trí và lắng nghe nội quy, thời khóa biểu,…

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Chúng mình đã lớn

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi Em của năm học đã qua.

- GV phổ biến luật chơi: Giáo viên chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ các thành viên trong nhóm quan sát và nêu ngoại hình và sở thích của bạn trong nhóm trong năm học cũ.

- GV lấy ví dụ để HS hiểu rõ luật chơi:

+ Bạn A của năm học cũ để tóc dài, thích chơi cầu lông.

+ Bạn B của năm học cũ cắt tóc ngắn, thích chơi đá bóng...

- GV nhận xét, tổng kết trò chơi.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ: Sau khi chơi xong, em đã thấy được những đặc điểm nổi bật gì của bản thân trong năm học cũ?

- GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài học: Trò chơi giúp em nhận biết được những đặc điểm của bản thân trong năm học cũ. Những đặc điểm đó có thể thay đổi với mỗi cá nhân, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay nhé – Chủ đề 1 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Chúng mình đã lớn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự lớn lên về thể chất của em

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ những thay đổi về thể chất so với các năm học trước, cách rèn luyện để cao, khỏe hơn.

b. Cách tiến hành:

- GV mời từng nhóm HS khoảng 5 – 6 HS đứng dàn hàng sát vào tường, lấy bút chì chấm nhẹ lên tường để ghi dấu và đo chiều cao.

- GV đề nghị HS ngắm cái chấm của mình trên tường.

- GV mời các HS ghi lại số liệu của mình vào mẩu giấy hoặc tờ bìa để chia sẻ với các bạn.

- GV quy định những HS có số đo chiều cao tình cờ giống nhau có thể kết thành đôi bạn và tự nhận tên đôi bạn theo chiều cao.

VD: "Đôi bạn mét tư, đôi bạn mét rưỡi".

- GV khích lệ, động viên HS mạnh dạn tham gia hoạt động.

- GV mời HS thảo luận theo nhóm để chia sẻ về:

+ Sự thay đổi về chiều cao so với chính mình hồi lớp 1.

+ Cách luyện tập để cao hơn, khoẻ hơn.

- GV mời một số HS trình bày. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận đáp án hợp lí:

+ Các bạn HS đều có cao hơn đáng kể so với khi còn học lớp 1.

+ Một số cách luyện tập để cao, khỏe hơn: ăn sữa chua, uống đủ sữa, tập thể dục hằng ngày,...

- GV yêu cầu các nhóm nhặt những từ khoá mình vừa đưa ra để thiết kế điệu nhảy dân vũ “Lớn lên mỗi ngày” trên nền bài hát yêu thích, sử dụng động tác cơ thể để nhảy múa.

- GV tổ chức cho 2 – 3 HS lên thể hiện ca khúc chủ đề và vận động cơ thể trước lớp.

- GV kết luận: Sự lớn lên về thể chất cũng rất quan trọng, cần phải được chuẩn bị, chăm sóc bằng việc ăn uống và tập luyện đều đặn hằng ngày.

Hoạt động 2: Nhìn lại chặng đường đã qua

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ kỉ niệm qua ảnh.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS ngắm lại ảnh để thấy sự lớn lên về thể chất của mỗi cá nhân; nhắc lại kỉ niệm, thành tích để thấy sự lớn lên về nhận thức của mỗi cá nhân và tập thể.

b. Cách tiến hành:

- GV lần lượt mời HS quan sát hình ảnh tập thể lớp hoặc ảnh chụp các tổ; hình ảnh các hoạt động khác nhau qua các năm học.

- GV mời HS nhắc kỉ niệm được gợi lại qua bức ảnh:

+ Ảnh chụp năm nào, trong hoàn cảnh nào?

+ Em có nhận ra mình trong bức ảnh không? Em còn nhận ra những ai nữa?

+ Em thấy mình trong ảnh so với mình bây giờ có gì thay đổi? (cao hơn, tóc dài hơn, nhìn chững chạc hơn,...)

+ Những thay đổi nào tích cực? Những thay đổi tích cực được gọi là gì? (sự tiến bộ).

- GV mời một số HS chia sẻ. HS khác lắng nghe nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ thành tích của lớp.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ về một kỉ niệm, thành tích chung của lớp, gợi lại những chi tiết thể hiện sự cố gắng của cá nhân và tập thể.

b. Cách tiến hành:

- GV dẫn dắt để thấy, mỗi HS và tập thể lớp không chỉ thay đổi ở vẻ bề ngoài mà trong cả quá trình từ lớp 1 đến lớp 4.

- GV hướng dẫn HS nhắc lại một số thành tích mà tập thể lớp đã đạt được trong những năm học qua, trong đó có sự đóng góp công sức của mỗi cá nhân.

+ Nhắc lại những hoạt động lớn để lại dấu ấn của lớp như tham gia cuộc thi; tham gia Ngày hội hoặc hoạt động nào đó;...

+ Giải thưởng, thành tích của lớp (nếu có).

+ Cảm xúc của em khi lớp đoạt giải, thành tích?

+ Em đã đóng góp gì vào thành tích đó?

+ Cùng nhớ lại xem cá nhân và tập thể lớp có lưu lại những hiện vật, sản phẩm, tư liệu nào gợi nhắc đến thành tích đó không (cúp, huy chương, bằng khen, hình ảnh, nhật kí ghi chép, đoạn phim ngắn,...) và phân công nhau tìm lại.

- GV mời đại diện các nhóm lên kể về các kỉ niệm, thành tích của cá nhân; thành tích của lớp.

- GV gọi các nhóm theo thứ tự thời gian của những kỉ niệm đó (Nhóm nói về các thành tích năm học lớp 1, 2, 3, 4).

- GV mời mỗi HS viết ra mẩu giấy hoặc tờ bìa nhỏ cắt thành nhiều hình vui mắt (bông hoa, lá, cờ đuôi nheo,...) để đưa ra kết luận về sự trưởng thành của tập thể lớp, trong đó có mỗi cá nhân. (VD: Lớp mình bây giờ hợp tác làm việc nhóm nhanh nhẹn hơn trước; Lớp mình có nhiều ý tưởng trong các hoạt động hơn;...)

- GV mời mỗi HS lên treo tờ bìa vào cây trưởng thành của lớp hoặc dán vào tờ giấy to.

- GV mời mỗi tổ lên đọc các tờ bìa và chụp ảnh lưu niệm. Khi chụp hô to: “Chúng mình đã lớn! Yeah!".

- GV kết luận: Sự tiến bộ của từng cá nhân sẽ làm nên sự lớn lên của tập thể. Ngược lại, việc tham gia các hoạt động tập thể khiến cho cá nhân có cơ hội rèn luyện, thể hiện bản thân, bộc lộ được sự tiến bộ của mình.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay.

+ Suy nghĩ và thảo luận với bạn bè, người thân về những thay đổi tích cực của mình trong một năng lực hoặc kĩ năng nào đó.

+ Chuẩn bị những tấm bù các – tông để thực hiện bậc thang trưởng thành của mình cho tiết HĐTN sau.

- HS tích cực tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe luật chơi.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- HS quan sát.

- HS ghi số liệu.

- HS tìm cặp bạn cùng chiều cao.

- HS tích cực tham gia.

- HS thảo luận.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS sáng tạo.

- HS thể hiện.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát.

- HS nhắc lại kỉ niệm.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS kể về kỉ niệm.

- HS thực hiện.

- HS thực hiện.

- HS hô to.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS vỗ tay tuyên dương những bạn làm tốt và động viên những bạn còn nhút nhát.

- HS lắng nghe, thực hiện.

Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Bậc thang trưởng thành.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Hoạt động tổng kết tuần

a. Mục tiêu: HS tổng kết được những việc đã làm được trong tuần vừa qua.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định trật tự lớp học, tổng kết những hoạt động của tuần 1 và nêu những kế hoạch học tập và hoạt động trong tuần 2.

- GV nhận xét về ý thức học tập của một số bạn trong lớp và tiến hành tuyên dương bạn có ý thức tốt, nhắc nhở bạn có ý thức chưa tốt.

Hoạt động 1: Ghi lại sự trưởng thành của mỗi cá nhân

a. Mục tiêu: HS nhớ và hệ thống lại sự tiến bộ của mình từ lớp 1 đến lớp 4 về kĩ năng, năng lực; từ đó cảm thấy tự hào về mình, tự tin để “bứt phá trong năm học cuối cấp, chuẩn bị cho việc học tập ở trung học cơ sở.

b. Cách tiến hành:

- GV mời HS viết, vẽ, trình bày sự tiến bộ của mình về năng lực, kĩ năng từ lớp 1 đến lớp 4 lên những tấm bia nhiều màu, cắt thành nhiều hình dạng khác nhau.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để bổ sung thêm ý kiến của các bạn về mình nếu thấy hợp lí.

- GV hướng dẫn HS dán những tấm bìa màu đó hoặc viết tay lên những tấm bìa các-tông được thiết kế thành những bậc thang từ lớp 1 đến lớp 4 (làm 4 chiếc hộp to dần xếp cạnh nhau).

- GV mời một số HS chia sẻ với các bạn trong nhóm và trong lớp về các bậc thang trưởng thành của mình.

- GV kết luận: Những thay đổi tích cực của cá nhân, dù bé nhỏ, cũng là sự tiến bộ và dần làm nên sự trưởng thành của em. Giữa các bậc thang sẽ có những bước hụt – đó là những sai lầm, vấp ngã. Nhưng vấp ngã xong, có được bài học kinh nghiệm, chúng ta sẽ tiếp tục bước được cao hơn.

- GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động ở nhà:

+ Tìm lại những sản phẩm lưu giữ kỉ niệm về các hoạt động cùng người thân.

+ Cùng người thân tìm lại những tấm giấy khen, những bài kiểm tra, những cuốn vở cũ, những cuốn sách đã từng đọc, những bức tranh, số nhật kí hoặc các sản phẩm do chính HS làm ra.

+ Nhờ người thân chụp ảnh lại hoặc HS lựa chọn mang đến lớp một vài kỉ vật, sản phẩm để tham gia triển lãm “TỪNG BƯỚC TRƯỞNG THÀNH".

- HS chú ý lắng nghe

- HS lắng nghe và vỗ tay tuyên dương những bạn có ý thức tốt, động viên những bạn còn kém.

- HS thực hiện thực hiện cá nhân.

- HS làm việc nhóm.

- HS thực hiện theo hướng dẫn.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS ghi nhớ, thực hiện.

a. Mục tiêu:

- HS kể chuyện chủ đề “Niềm vui nhân đôi, nỗi buồn chia nửa”.

- HS chia sẻ thông điệp học được.

b. Cách tiến hành

- GV chuẩn bị cho HS tham gia hoặc lắng nghe các tiết mục kể chuyện về chủ đề “Niền vui nhân đôi, nỗi buồn chia nửa”.

+ Kể chuyện: Chuẩn bị các tiết mục kể chuyện.

+ Sắp xếp ghế ngồi trên sân trường phù hợp với tình hình của từng trường.

- GV động viên HS tham gia biểu diễn và cổ vũ các tiết mục trình diễn.

- GV nhắc nhở HS tuân thủ nề nếp khi tham gia hoạt động tập thể.

- GV mời 2 – 3 HS đại diện chia sẻ thông điệp em nhận được từ câu chuyện.

- GV tập trung HS vào lớp của mình để phổ biến về nội quy...

- HS tham gia chuẩn bị theo sự phân công của GV.

- HS chăm chú xem các tiết mục biểu diễn.

- HS chia sẻ.

- HS di chuyển vào lớp theo hàng, ngồi đúng vị trí và lắng nghe nội quy, thời khóa biểu,…

2. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 5 KNTT Cả năm mẫu 2

Phần Một

HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Sinh hoạt dưới cờ là hoạt động theo nhóm lớn, quy mô trường, lại là cơ hội để

nhà trường tích hợp nội dung giáo dục địa phương. Chính vì thế, những nội dung SHDC

được thể hiện trong SGK chỉ là đề xuất chung nhất để nhà trường và các thầy cô tham khảo.

Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và GV Tổng phụ trách Đội dựa vào đó để

điều chỉnh trình tự chủ đề cho phù hợp với nội dung giáo dục của nhà trường, của

địa phương vào từng thời điểm trong năm học.

Với cấp Tiểu học, nhóm tác giả đề xuất 3 hình thức HĐTN: trình diễn; trò chuyện theo

chủ đề − giao lưu với nhân vật; festival, ngày hội, hội chợ.

Các GV chủ nhiệm được phân công dẫn dắt tiết SHDC có thể dễ dàng thiết kế

kịch bản dựa vào những mẫu kịch bản chi tiết này và trên cơ sở bám sát quy trình tổ chức

SHDC đã được trình bày trong Sách giáo viên Hoạt động trải nghiệm 5.

I. Kịch bản Sinh hoạt dưới cờ theo hình thức “Trình diễn” (Tham khảo)

VUI TRUNG THU CÙNG BẠN

Chủ đề: Giữ gìn tình bạn

Nội dung đề xuất: Nghe kể một số tích truyện cổ về các nhân vật trên Cung trăng. Đại

diện các lớp tham gia bày cỗ trông trăng, thể hiện sự hợp tác, đoàn kết, chia sẻ của tập

thể lớp.

Nhóm dẫn dắt hoạt động: Nhóm HS lớp 5A1.

Người thiết kế kịch bản và dẫn dắt: GV chủ nhiệm lớp 5A1 phối hợp với GV Tổng

phụ trách Đội.

Yêu cầu cần đạt:

− Vui Trung thu, chia sẻ những câu chuyện liên quan đến Trung thu, mở mang kiến

thức và tạo niềm vui cho HS toàn trường, tích hợp nội dung về tình bạn trong câu

chuyện về các nhân vật sống trên Cung trăng.

− Gửi thông điệp về sự hợp tác, đoàn kết giữa các thành viên trong lớp, trường.

Không gian sư phạm: Trên sân khấu.

Phương tiện hoạt động: Mi-crô, loa, đài.5

1. Trước hoạt động

Giáo viên hoặc nhóm giáo viên:

− Lựa chọn chủ đề, hình thức kể tích truyện: tiểu phẩm tương tác, kết nối các tích truyện

cổ về các nhân vật sống trên Cung trăng.

− Thiết kế kịch bản hoạt động: lên kịch bản kĩ lưỡng cho tiểu phẩm.

− Chuẩn bị phương tiện hoạt động:

+ Chuẩn bị trang phục, đạo cụ cho vở kịch; quà tặng cho diễn viên, quà tặng cho HS

trả lời câu hỏi.

+ Thẻ từ cỡ lớn (bìa màu A4) ghi: HỢP TÁC, ĐOÀN KẾT, CHIA SẺ.

Học sinh:

− Luyện tập tiểu phẩm tương tác:

+ Lựa chọn vai diễn bao gồm: chị Hằng, chú Cuội, thỏ ngọc, tiên đồng, ngọc nữ,…

+ Chuẩn bị trang phục cho vai diễn của mình.

+ Chuẩn bị trước câu trả lời cho một vài câu hỏi tương tác.

− Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

+ Phân công người dẫn dắt (MC).

+ Phân công nhiệm vụ tặng quà khách mời, tặng quà HS trả lời đúng,…

2. Trong hoạt động

Không gian sân khấu: Chuẩn bị hình ảnh Trăng tròn màu vàng, mây, cây đa. Một nhóm

HS lớp trực ban đứng bên dưới sân khấu. Các HS có vai diễn chia nhau đứng thành hai cụm

hai bên sân khấu.

Các nghi thức thực hiện hằng tuần (5 phút): Chào cờ; GV Tổng phụ trách hoặc đại diện

BGH phát biểu.

Bước 1: Dẫn dắt (5 phút)

Dẫn dắt tương tác: GV trong vai chị Hằng cùng 3 HS với trang phục thỏ ngọc, tiên đồng,

ngọc nữ cùng dẫn dắt chương trình.

Chị Hằng: (Nghe tiếng đàn hát du dương, chị Hằng vén mây nhìn xuống, thấy ở đây không

khí thật vui nên lập tức cùng phái đoàn Cung trăng bay xuống hạ giới. Ôi! Thật là đông vui quá!

Hình như, đây là một ngôi trường tiểu học xinh đẹp.)

Xin chào các bạn! Các bạn có thể giới thiệu cho chị Hằng và phái đoàn Cung trăng biết tên

của trường mình được không? Mời các bạn hô thật to tên trường mình nhé! Một, hai, ba,… !

(HS hô vang tên trường.)

Chị Hằng: (Chào hỏi đại biểu, thầy cô và HS. Sau đó giới thiệu thỏ ngọc, tiên đồng, ngọc nữ.)

Chị Hằng: Còn đây là nhân vật quen thuộc thường ngồi gốc cây đa. Đó là… Ơ… ơ.. Cuội

đâu ấy nhỉ? Cuội ơi! Các bạn có thể giúp chị Hằng gọi to tên chú Cuội để chú ấy nghe thấy

không? (HS cùng gọi chú Cuội.)

..........................

3. Giáo án HĐTN lớp 5 Kết nối tri thức đủ 35 Tuần mẫu 3

HỦ ĐỀ 1: EM LỚN LÊN MỖI NGÀY

Tuần 1: Tiết 1 - Sinh hoạt dưới cờ: CHÀO NĂM HỌC MỚI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Năng lực đặc thù:

+ Học sinh tham gia chào chờ theo nghi thức trang trọng, nghiêm túc, thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và sự biết ơn đối với các thế hệ cha ông đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc.

+ Thể hiện thái độ vui vẻ, tích cực, hào hứng chào đón năm học mới.

+ Biết chia sẻ cảm xúc của mình khi chào đón năm học mới.

- Năng lực tự chủ, tự học: tham gia lễ chào cờ đầu tuần nghiêm trang, tích cực.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xây dựng cho mình hình ảnh đẹp trước bạn bè (sạch sẽ, gọn gàng, mặc lịch sự,…).

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về chăm sóc bản thân để có hình ảnh đẹp.

- Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng, yêu quý và cảm thông về hình ảnh cuả bạn.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựng hình ảnh bản thân trước tập thể.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức nghiêm túc trong lễ chào cờ, nhắc nhở bạn nêu cao tinh thần trách nhiệm của bản thân để tham gia lễ chào cờ.

II. ĐỒ DÙNG , PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1.Giáo viên:

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

2. Học sinh:

- SGK, vở ghi chép, vật liệu phục vụ cho việc học tập

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TRƯỚC HOẠT ĐỘNG

TRONG HOẠT ĐỘNG

SAU HOẠT ĐỘNG

- GV và TPT Đội:

+ Lựa chọn nội dung, chủ đề sinh hoạt dưới cờ.

+ Thiết kế kịch bản, sân khấu.

+ Chuẩn bị trang phục, đạo cụ và các thiết bị âm thanh, … liên quan đến chủ đề sinh hoạt.

+ Luyện tập kịch bản.

+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

- Tổ chức chào cờ ngheo nghi thức.

- Sinh hoạt dưới cờ:

+ Đánh giá sơ kết tuần, nêu ưu điểm, khuyết điểm trong tuần.

+ Triển khai kế hoạch mới trong tuần.

+ Triển khai sinh hoạt theo chủ đề “Em lớn lên mỗi ngày

+ Lễ chào đón các em học sinh lớp 1 vào năm học mới.

+ Cam kết hành động: Chia sẻ cảm xúc trong ngày chào mừng năm học mới.

- HS tham gia sinh hoạt đầu giờ tại lớp học.

- GVCN chia sẻ những hoạt động trong ngày khai giảng và những nhiệm vụ trọng tâm trong tuần học đầu tiên.

- HS cam kết thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

...............

4. Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 5 Kết nối tri thức

Tải miễn phí Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Kết nối tri thức cả năm về máy để xem tiếp nội dung

Trên đây HoaTieu.vn đã gửi đến thầy cô mẫu Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 5 bộ Kết nối bản word thiết kế theo từng bài học và tuần học, dễ dàng điều chỉnh và bổ sung. Nội dung các bài học, được lồng ghép các trò chơi, ví dụ và tình huống thực tế rất gần gũi với các em học sinh, hứa hẹn sẽ đem đến những tiết dạy Hoạt động trải nghiệm hay và thú vị cho học sinh. Mời thầy cô sử dụng file tải về miễn phí để xem trọn bộ KHBD Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Kết nối tri thức cả năm nhé!.

Mời bạn đọc tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Giáo án - Bài Giảng góc Tài liệu của HoaTieu.vn .

Đánh giá bài viết
15 7.521
(Word/Pdf) Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Kết nối tri thức Cả năm
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm