(Mới) Giáo án Lịch sử Địa lí lớp 5 Kết nối tri thức trọn bộ cả năm

Tải về

Giáo án Lịch sử Địa lí 5 Kết nối tri thức Cả nămmẫu Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử và Địa lý lớp 5 KNTT file word, giúp giáo viên tiết kiệm thời gian và công sức khi soạn giáo án môn Sử Địa lớp 5 theo chương trình mới cho năm học 2024-2025.

Trọn bộ giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 5 bộ Kết nối tri thức đầy đủ 35 tuần học (cả năm học) được biên soạn bám sát chương trình GDPT mới của Bộ, đảm bảo rằng các nội dung giảng dạy đáp ứng đầy đủ về chất lượng, kiến thức và kỹ năng cần thiết cho học sinh lớp 5. Mời thầy cô tải file Giáo án lớp 5 môn Lịch sử & Địa lí KNTT tại bài viết.

Giáo án Lịch sử Địa lí 5 Kết nối tri thức tải miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ giáo viên soạn giáo án cho riêng mình.

KHBD Lịch sử - Địa lí lớp 5 Kết nối tri thức
KHBD Lịch sử - Địa lí lớp 5 Kết nối tri thức

1. Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 5 KNTT Cả năm mẫu 1

CHỦ ĐỀ 1. ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM

 Bài 1 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, LÃNH THỔ, ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, QUỐC KÌ, QUỐC HUY, QUỐC CA (2 TIẾT)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

  • Xác định được vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ hoặc lược đồ .
  • Trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất .
  • Mô tả được hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam .
  • Nêu được số lượng đơn vị hành chính của Việt Nam, kể được tên một số tỉnh, thành phố của Việt Nam .
  • Nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam .

2. Năng lực

  • Về năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà .

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập .

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng .

  • Về năng lực đặc thù:

+ Năng lực nhận thức khoa học Địa lí: xác định được vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ; nêu được sự ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất ở nước ta . Dựa vào bản đồ hoặc lược đồ mô tả được hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam . Nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam .

+ Năng lực tìm hiểu Địa lí: Khai thác lược đồ, hình ảnh và thông tin để tìm hiểu về vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam .

+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã tìm hiểu về việc sử dụng Quốc kì, Quốc huy và Quốc ca ở trong trường học và trong đời sống .

3. Phẩm chất

Thông qua bài học, HS phát triển được phẩm chất chăm chỉ (thường xuyên hoàn thành các nhiệm vụ học tập, ham học hỏi, đọc sách mở rộng hiểu biết) và trách nhiệm (có trách nhiệm với các nhiệm vụ, vai trò được giao trong bài học) .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  • Bản đồ hành chính Việt Nam năm 2021 treo tường .
  • Hình ảnh, video thể hiện lãnh thổ, vị trí địa lí, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam .
  • Bảng kiểm tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau vê kĩ năng đọc lược đồ .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Hoạt động khởi động

a) Mục tiêu

Gây hứng thú cho HS, kết nối vào bài học.

b) Tổ chức thực hiện

Phương pháp – kĩ thuật dạy học: phương pháp sử dụng phương tiện trực quan – kĩ thuật đặt câu hỏi .

Thời gian: 7 phút .

Các bước tiến hành:

  • Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức của bản thân và quan sát hình ảnh 1, 2 trang 5 trong SGK và thực hiện các nhiệm vụ dưới đây trong thời gian 3 phút:

+ Cho biết tên hai địa điểm ở hình 1, 2 .

+ Chia sẻ hiểu biết của em về hai địa điểm này .

  • Bước 2: HS quan sát hình ảnh và sử dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi trong SGK bằng cách ghi ra giấy nháp, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh trong thời gian 3 phút .
  • Bước 3: GV gọi 2 – 3 HS lần lượt đưa ra câu trả lời, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung thêm thông tin (nếu có) .
  • Bước 4: GV nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức:

Hình 1 là chụp Cột cờ Lũng Cú ở tỉnh Hà Giang, đây là địa điểm ở cực Bắc của Tổ quốc. Hình 2 là chụp mũi Cà Mau, phần lãnh thổ cuối cùng về phía Nam của đất nước. GV sử dụng những hiểu biết của HS về sự kiện này để dẫn dắt vào bài học .

2. Hoạt động khám phá

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí của Việt Nam

a) Mục tiêu

  • Xác định được vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ hoặc lược đồ .
  • Trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất

b) Tổ chức thực hiện

Phương pháp – kĩ thuật dạy học – phương tiện dạy học: phương pháp sử dụng phương tiện trực quan – kĩ thuật đặt câu hỏi – bản đồ hành chính Việt Nam treo tường .

Thời gian: 20 phút .

Các bước tiến hành:

  • Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục kết hợp quan sát hình 3 . Bản đồ hành chính Việt Nam năm 2021, làm việc với bản đồ và sơ đồ theo nhóm (4 – 6 HS mỗi nhóm) thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Xác định vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ hình 3 .

+ Trình bày một số ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với thiên nhiên, nông nghiệp, giao thông vận tải và đời sống ở nước ta .

  • Bước 2: HS làm việc theo nhóm, quan sát, thao tác với bản đồ, sơ đồ hình 3, 4 trong SGK trong thời gian 5 phút .
  • Bước 3: GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả làm việc .

+ GV gọi 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả, hướng dẫn đại diện nhóm xác định vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ treo tường, các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có) .

+ GV gợi mở cho HS ảnh hưởng của vị trí địa lí đến tự nhiên, hoạt động kinh tế và đời sống của người dân để HS thảo luận .

+ GV gọi 3 – 4 HS đưa ra ý kiến, mỗi HS đưa ra 1 ảnh hưởng để cùng thảo luận .

  • Bước 4: GV nhận xét, đánh giá về hoạt động học của cả lớp và chuẩn kiến thức:

+ Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, thuộc châu Á .

+ Trên đất liền, nước ta có chung đường biên giới với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và tiếp giáp với vùng biển .

+ Vùng biển nước ta thuộc Biển Đông, giáp với vùng biển của nhiều quốc gia .

+ Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến đặc điểm tự nhiên nước ta là quy định thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa .

+ Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến hoạt động sản xuất và đời sống: thích hợp phát triển cây trồng, vật nuôi của vùng nhiệt đới; thuận lợi phát triển giao thông vận tải biển, hoạt động xuất khẩu – nhập khẩu; nước ta cũng chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt là bão .

Bước 5 (mở rộng): GV mở rộng về ảnh hưởng của vị trí địa lí Việt Nam đối với các yếu tố tự nhiên, hoạt động kinh tế khác, dựa trên trình độ nhận thức của HS . Ví dụ: Việt Nam giáp biển lại có khí hậu nhiệt đới, nên nghề làm muối của nước ta có điều kiện phát triển; Việt Nam giáp biển, nhiều ánh nắng thuận lợi phát triển du lịch biển,…

.............

Xem trọn bộ Giáo án Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức Cả năm tại file tải về.

2. Giáo án Lịch sử Địa lý lớp 5 Kết nối tri thức mẫu 2 cột (35 Tuần)

CHỦ ĐỀ 1: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM

BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, LÃNH THỔ, ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, QUỐC KÌ, QUỐC HUY, QUỐC CA

(2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Xác định được vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ hoặc lược đồ.

- Trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất.

- Mô tả được hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam.

- Nêu được số lượng đơn vị hành chính của Việt Nam, kể được tên một số tỉnh, thành phố của Việt Nam.

- Nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực tự chủ và tự học: tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát triển được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng.

Năng lực riêng:

- Năng lực nhận thức khoa học Địa lí: xác định được vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ; nêu được sự ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất ở nước ta. Dựa vào bản đồ hoặc lược đồ mô tả được hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam. Nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam.

- Năng lực tìm hiểu Địa lí: Khai thác lược đồ, hình ảnh và thông tin để tìm hiểu về vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc ca, Quốc huy của Việt Nam.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã tìm hiểu về việc sử dụng Quốc kì, Quốc huy và Quốc ca ở trong trường học và trong đời sống.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, thường xuyên hoàn thành các nhiệm vụ học tập, ham học hỏi, đọc sách mở rộng hiểu biết.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với các nhiệm vụ, vai trò được giao trong bài học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 5.

- Bản đồ hành chính Việt Nam năm 2021 treo tường.

- Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Một số bảng số liệu: sơ đồ; tranh, ảnh lịch sử; tranh, ảnh địa lí;...

- Bảng điểm tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về kĩ năng đọc lược đồ.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SHS Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức với cuộc sống.

- Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Giáo án Lịch sử Địa lí lớp 5 Kết nối tri thức

...................

Tải Giáo án Lịch sử Địa lý lớp 5 Kết nối tri thức về máy để xem tiếp nội dung

Bài viết này, HoaTieu.vn đã giới thiệu đến thầy cô 3 mẫu Giáo án Lịch sử Địa lí 5 Kết nối tri thức. Mẫu giáo án 2 cột, 3 cột theo hướng dẫn của các Sở giáo dục địa phương sẽ được HoaTieu update sớm. Thầy cô nhớ theo dõi thường xuyên nhé!

Mời bạn đọc tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Giáo án - Bài Giảng góc Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
10 7.488
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm