(Mới 2024) Giáo án Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Trọn bộ cả năm

Tải về

Giáo án Khoa học 5 Kết nối tri thức - HoaTieu.vn xin chia sẻ Trọn bộ Kế hoạch bài dạy Khoa học 5 Kết nối tri thức Cả năm file word/pdf mà chúng tôi sưu tầm được. Mẫu Giáo án môn Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức soạn theo Công văn 2345 là tài liệu vô cùng bổ ích giúp giáo viên tham khảo để soạn thảo, chuẩn bị giáo án, bài giảng theo chương trình mới hay và sinh động hơn. Mời thầy cô tải miễn phí giáo án, KHBD Khoa học 5 Kết nối tri thức tại bài viết sau.

Giáo án Khoa học 5 Kết nối tri thức tải miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ giáo viên soạn giáo án cho riêng mình.

KHBD Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức
KHBD Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức

1. Giáo án Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức file word

Bài 1 (2 Tiết)

THÀNH PHẦN VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤT ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Năng lực khoa học tự nhiên:

- Nêu được một số thành phần của đất.

- Trình bày được vai trò của đất đối với cây trồng.

Cơ hội hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tích cực, chủ động tìm thông tin thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu bài học.

- Giao tiếp và hợp tác: Tham gia nhiệm vụ nhóm và chia sẻ trong nhóm, trình bày kết quả nhóm.

- Trách nhiệm: Thực hiện nhiệm vụ của nhóm; tìm hiểu thành phần và vai trò của đất đối với cây trồng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Đồ dùng thí nghiệm (TN): (TN 1: cốc, nước, đất...; video, ảnh chụp TN 2); tranh ảnh sưu tầm hoặc vật thật về các loại đất; Phiếu thí nghiệm, phiếu học tập theo nhóm, video về vai trò của đất đối với cây trồng (nếu có).

- HS: Tranh ảnh sưu tầm hoặc vật thật về các loại đất.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Tiết 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)

Mục tiêu: Nêu được một số cây trên cạn được trồng trên đất ở các nơi khác nhau. Cách tiến hành:

– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tôi được trồng ở đâu?

+ Cách chơi: GV lần lượt đưa ra các bức ảnh có cây trồng để HS đoán xem cây đó được trồng ở đâu. Ai có câu trả lời đúng sẽ được thưởng.

– GV khen thưởng HS sau câu trả lời đúng.

– GV dẫn dắt: Cây có thể sống và phát triển trên các loại đất nhưng không thể trồng trên đá. Vậy, trong đất có những thành phần nào giúp cho cây trồng có thể phát triển, các em cùng tìm hiểu ở các hoạt động sau.

– GV giới thiệu bài 1, ghi bảng.

– HS lắng nghe.– HS lắng nghe và tham gia chơi theo điều khiển của GV.

Ảnh 1: Cây rau cải trồng trên đất trong vườn.

Ảnh 2: Cây phi lao trồng trên đất ngoài bờ biển.

Ảnh 3: Cây ngô được trồng trong các khe đất mà không được trồng trên đá (hình 1 SGK).

– HS nghe, nhận thưởng nếu trả lời đúng.– HS lắng nghe, suy nghĩ.

– HS lắng nghe, ghi vở.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚi (25 phút)

1. THàNH PHẦN CỦA ĐẤT

– Yêu cầu HS đọc khung thông tin và dựa vào tài liệu sưu tầm thông tin về đất đã chuẩn bị, cho biết trong đất có thành phần nào giúp cây trồng có thể phát triển?

– GV: Để tìm hiểu về các thành phần có trong đất các em thực hiện các hoạt động tiếp theo.

HĐ 1

Mục tiêu: Nhận biết được trong đất có không khí. Cách tiến hành:

– GV cho HS thực hiện TN 1 để chứng minh trong đất có không khí theo nhóm 6 và ghi vào Phiếu TN của nhóm lần lượt theo các bước:

+ Bước 1: Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng TN.

+ Bước 2: Các nhóm thảo luận viết dự đoán hiện tượng xảy ra ngay sau khi thả đất vào cốc nước (hình 2).

+ Bước 3: Các nhóm tiến hành thả đất vào cốc nước, quan sát hiện tượng xảy ra.

+ Bước 4: Kết luận và so sánh với dự đoán ban đầu. – GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.

GV kết luận: Hiện tượng xảy ra ngay khi thả đất vào cốc nước là có bọt khí nổi lên. TN chứng tỏ trong đất có không khí.

HĐ 2

Mục tiêu: Nhận biết được trong đất có nước. Cách tiến hành:

– GV tổ chức cho HS quan sát video hoặc ảnh minh hoạ TN ở hình 3 và mô tả TN.

– GV yêu cầu các nhóm thảo luận nêu hiện tượng xảy ra trong TN và cho biết trong đất có những thành phần nào?

– Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung ý kiến. – GV nhận xét, khen ngợi HS.

GV kết luận: Sau khi đun ống nghiệm chứa đất thấy xuất hiện những giọt nước nhỏ bám vào thành ống nghiệm.

TN chứng tỏ trong đất có nước.

– HS đọc cá nhân khung thông tin. Một số HS trả lời: Trong đất có không khí, nước, các chất dinh dưỡng (chất khoáng và mùn). HS cũng có thể trả lời trong đất có cả tạp chất, lá cây, sỏi,... – HS nghe.

– HS hoạt động nhóm 6, nhóm trưởng phân công các bạn thực hiện TN 1 và ghi vào Phiếu TN theo từng bước GV đã hướng dẫn.

+ HS kiểm tra đồ dùng của nhóm: 1 đĩa chứa ít đất, 1 cốc thuỷ tinh chứa nước, găng tay.

+ Các nhóm đưa ra dự đoán trước khi làm TN: có bọt nổi lên, cốc nước đục màu hơn lúc đầu, trong nước có tạp chất,...

+ Các nhóm tiến hành làm TN. Lưu ý: HS phải quan sát thật nhanh khi mới thả đất vào cốc nước.

+ Các nhóm đưa ra kết luận và so sánh với dự đoán ban đầu.

– Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác đặt câu hỏi bổ sung.

– HS lắng nghe.

– HS quan sát hình 3 dựa vào video hoặc tranh ảnh của GV; so sánh và nhận xét ống nghiệm ở hình 3a trước khi đun và hiện tượng của ống nghiệm sau khi đun:

+ Trước khi đun ống nghiệm chứa đất không có hiện tượng gì xảy ra.

+ Khi đun ống nghiệm chứa đất thấy xuất hiện những bong bóng nước nhỏ bám vào thành ống.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

HĐ 3

Mục tiêu: Nhận biết được thành phần của đất. Cách tiến hành:

– GV cho HS quan sát hình 4 và đọc thông tin về thành phần của đất.

– GV yêu cầu HS: Quan sát hình 4 và cho biết ngoài không khí và nước, trong đất còn có thành phần nào? Thành phần nào có nhiều nhất ở trong đất?

GV kết luận: Trong đất có nước và không khí, chất khoáng, mùn,...

– HS quan sát hình 4 và đọc thông tin.

– HS trả lời: Ngoài không khí và nước, trong đất còn có chất khoáng, mùn và một số thành phần khác. Chất khoáng chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong đất (HS có thể kể thành phần của đất là chất dinh dưỡng hoặc các sinh vật, xác sinh vật, lá cây, rễ cây,...).

– HS nghe, ghi nhớ.

MỞ RỘNG - LIÊN HỆ (5 phút)

Mục tiêu: Bổ sung cho HS kiến thức về đất và vận dụng để nhận biết được một số loại đất. Cách tiến hành:

– GV cho HS đọc thông tin “Em có biết?” và chia sẻ thêm các thông tin khác về đất mà các em sưu tầm được.

– GV yêu cầu HS vận dụng những kiến thức đã đọc phần “Em có biết?” để phân biệt, giới thiệu về các loại đất: đất cát, đất thịt, đất sét.

– GV: Ở địa phương em trồng nhiều loại cây nào? Loại đất nào thích hợp để các cây trồng đó sống và phát triển tốt?

– Về nhà : HS tìm hiểu vai trò của đất đối với cây trồng.

– HS đọc thông tin trong SGK và chia sẻ thêm các thông tin khác sưu tầm được.

– HS giới thiệu về các loại đất đã sưu tầm được (đất thật hoặc tranh ảnh).

– HS trả lời theo thực tế địa phương. Ví dụ: Trồng lúa trên đất phù sa, trồng phi lao trên đất cát, trồng rau màu trên đất thịt,...

– HS nghe và thực hiện.

...................

2. Giáo án sách Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức (35 Tuần)

TUẦN 1: CHỦ ĐỀ 1: CHẤT

Bài 1: THÀNH PHẦN VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤT ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

Năng lực khoa học: Nêu được một số thành phần của đất, trình bày được vai trò của đất đối với cây trồng.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: tích cực, chủ động tìm thông tin thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của bài học.

- Năng lực trách nhiệm: Thực hiện nhiệm vụ của nhóm, tìm hiểu thành phần và vai trò của đất đối với cây trồng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia nhiệm vụ nhóm và chia sẻ trong nhóm, trình bày kết quả nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng say tìm tòi kiến thức bên ngoài để mở rộng hiểu biết và thường xuyên xem lại kiến thức bài cũ.

- Phẩm chất trách nhiệm: Hoàn thành các nhiệm vụ tự học cá nhân, nắm được và thực hiện tốt nhiệm vụ khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK, tranh ảnh sưu tầm hoặc vật thể về các loại đất và các thiết bị, học liệu và đồ dùng phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Nêu được một số cây trên cạn được trồng trên đất ở các nơi khác nhau.

+ Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Tôi được trồng ở đâu?”

Cách chơi

- GV đưa ra các bức ảnh có cây trồng để HS đoán Xem cây đó được trồng ở đâu. Ai có câu trả lời đúng sẽ được thưởng.

Giáo án Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức

- GV khen thưởng HS trả lời đúng.

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới:

Cây có thể sống và phát triển trên các loại đất nhưng không thể trồng trên đá. Vậy, trong đất có những thành phần nào giúp cho cây trồng có thể phát triển, các em cùng tìm hiểu ở các hoạt động sau.

- Cả lớp lắng nghe và tham gia trò chơi.

+ Ảnh 1: Cây rau cải trồng trên đất trong vườn. (Tự chọn)

+ Ảnh 2: Cây phi lao trồng trên đất ngoài bờ biển. (Tự chọn)

+ Ảnh 3: Cây ngô trồng trong các khe đất mà không được trồng trên đá (Hình 1 SGK)

- HS nhận thưởng

- HS lắng nghe.

Tải Giáo án Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức về máy để xem bản đầy đủ.

3. Giáo án Powerpoint Khoa học 5 Kết nối tri thức

Trên đây là 2 mẫu Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức cả năm đủ 35 tuần bản word, được biên soạn khoa học theo từng bài học và tuần học, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình GDPT mới 2018. Nội dung các bài giảng được lồng ghép những thông tin, và tình huống thực tế rất gần gũi với cuộc sống, giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức mới về khoa học và tự nhiên. Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung 2 mẫu Giáo án Khoa học lớp 5 KNTT.

Mời bạn đọc tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Giáo án - Bài Giảng góc Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
19 7.429
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm