(File Word) Giáo án Đạo đức 5 Chân trời sáng tạo Trọn bộ Cả năm 2024-2025
Giáo án Đạo đức 5 Chân trời sáng tạo Word
Giáo án Đạo đức 5 Chân trời sáng tạo đủ Cả năm file word soạn theo Công văn 2345 hay còn gọi là Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức lớp 5 CTST được HoaTieu.vn chia sẻ trong bài viết này. Mời thầy cô tải miễn phí bộ giáo án, KHBD Đạo đức 5 Chân trời về máy để xem đầy đủ nội dung.
Năm học 2024-2025, bộ SGK Đạo đức 5 CTST sẽ được triển khai giảng dạy trên toàn quốc. Trọn bộ Giáo án Đạo đức 5 CTST gồm 200 trang word, đi kèm gợi ý về nội dung dạy học chi tiết, phương pháp kiểm tra, đánh giá để giáo viên tham khảo, điều chỉnh kế hoạch bài dạy cho phù hợp với tình hình thực tế và trình độ của học sinh tại cơ sở mình giảng dạy. Mời thầy cô cùng theo dõi.
Giáo án Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo tải miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ giáo viên soạn giáo án cho riêng mình.
1. Giáo án Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo Cả năm mẫu 1
Chủ đề: BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
Bài 1: Người có công với quê hương, đất nước
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Phẩm chất, năng lực | Yêu cầu cần đạt | Mã hoá |
1. Phẩm chất chủ yếu | ||
Yêu nước | Kính trọng, biết ơn người có công với quê hương, đất nước. | YN 1.1 |
Nhân ái | Thể hiện được sự yêu quý bạn bè trong quá trình thảo luận nhóm. | NA 1.2 |
2. Năng lực chung | ||
Tự chủ và tự học | Hoà nhã với bạn bè. | TCTH 1.3 |
Giao tiếp và hợp tác | Xác định được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm. | GTHT 1.4 |
3. Năng lực môn học (đặc thù) | ||
Năng lực điều chỉnh hành vi | ||
Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi | – Kể được tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước. – Trình bày được ý nghĩa của việc biết ơn những người có công với quê hương, đất nước. | – CMHV 1.5 – CMHV 1.6 |
Năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác | Bày tỏ được thái độ phù hợp với các đóng góp của người có công với quê hương, đất nước và củng cố được ý nghĩa của việc biết ơn người có công với quê hương, đất nước qua những tình huống cụ thể. | CMHV 1.7 |
Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội | ||
Tham gia hoạt động kinh tế – xã hội | Chia sẻ được với bạn bè về đóng góp của các nhân vật có công với quê hương, đất nước tại địa phương em. | KTXH 1.8 |
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Học liệu
– SGK, SGV, VBT (nếu có).
– Giấy A4 (giấy ghi chú hoặc giấy nháp).
– Bút viết, bảng con và phấn/bút lông viết bảng.
– Bài giảng điện tử, máy chiếu, micro (nếu có).
– Các hình ảnh minh hoạ, tài liệu về người có công với quê hương, đất nước.
– Hoa trắc nghiệm, bộ thẻ cảm xúc (mặt cười, mặt buồn).
2. Học liệu số, phần mềm, thiết bị công nghệ
– Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử.
– Các hình ảnh minh hoạ tình huống.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tiến trình
Hoạt động học (70 phút) | Mục tiêu | Nội dung dạy học trọng tâm | Phương pháp/ | Phương án đánh giá |
Hoạt động Khởi động | – HS có hứng thú học tập. – HS có nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào bài học Người có công với quê hương, đất nước. | Bài hát Kim Đồng và câu hỏi liên quan. | Đàm thoại | Đánh giá thông qua quan sát thái độ khởi động. |
Hoạt động | NA 1.2, | – Tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước. – Ý nghĩa của việc biết ơn những người có công với quê hương, đất nước. | – Dạy học hợp tác – Trực quan – Kể chuyện – Đàm thoại – Kĩ thuật Tia chớp, kĩ thuật Công não hoặc Trình bày một phút, XYZ. | – Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập. – Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi. |
Hoạt động Luyện tập | YN 1.1, | Các ý kiến và tình huống về đóng góp của người có công với quê hương, đất nước và ý nghĩa của việc biết ơn người có công với quê hương, đất nước | – Dạy học hợp tác – Dạy học giải quyết vấn đề – Đàm thoại – Đóng vai | – Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập. – Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi. |
Hoạt động | YN 1.1, | Rèn luyện việc kể tên, đóng góp và trình bày ý nghĩa của việc biết ơn người có công với quê hương, đất nước. | – Đàm thoại – Giao việc – Dạy học hợp tác | – Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập. – Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi. |
Hoạt động Tổng kết | HS tổng kết những điều đã học. | Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt | Dạy học cá nhân | Đánh giá qua quan sát thái độ, hành vi. |
2. Các hoạt động học
Hoạt động dạy | Hoạt động học | ||||
Hoạt động Khởi động: Tiếng hát măng non (5 phút) | |||||
– Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào bài học Người có công với quê hương, đất nước. – Nội dung: Nghe và hát bài hát Kim Đồng (Nhạc và lời: Phong Nhã) và trả lời câu hỏi. – Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ tham gia của HS. – Tổ chức thực hiện: | |||||
1. GV tổ chức cho HS nghe và hát bài hát, kết hợp với vỗ tay hoặc múa minh hoạ theo video. Trước khi thực hiện, GV nêu câu hỏi định hướng. (Nhân vật nào được nhắc đến trong bài hát? Mọi người đã bày tỏ tình cảm như thế nào với nhân vật này?) 2. Sau khi nghe/hát bài hát, GV nêu yêu cầu để HS suy nghĩ và trả lời: – Bài hát nhắc đến nhân vật nào? – Kể các đóng góp của nhân vật này cho quê hương, đất nước. – Hãy nêu cảm nhận của em khi nghe và hát bài hát này. 3. GV tổ chức cho HS nhận xét lẫn nhau sau mỗi câu trả lời. GV nhận xét câu trả lời của HS và thái độ tham gia hoạt động của HS (hứng thú) và tổng kết lại hoạt động để kết nối vào bài học. Gợi ý: Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, có biết bao người dân Việt Nam đã hi sinh máu xương, cống hiến cuộc đời mình cho sự bình yên và phát triển của đất nước. Đó là những ai? Chúng ta nên có thái độ như thế nào đối với họ? | 1. HS lắng yêu cầu của GV, tham gia sôi nổi. 2. HS tiếp nhận, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. * Câu trả lời mong đợi: – Bài hát nhắc đến anh Kim Đồng, tên thật là Nông Văn Dền, sinh năm 1929, người dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hoà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (nhấn mạnh ý anh hùng nhỏ tuổi, người dân tộc thiểu số). – Đóng góp: Anh Kim Đồng theo cách mạng làm liên lạc, là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên tiền phong. Trong một lần đi liên lạc về giữa đường gặp địch phục kích, Kim Đồng nhanh trí nhử cho địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các anh cán bộ ở gần đó đã nhanh chóng thoát lên rừng. Kim Đồng đã anh dũng hi sinh vào ngày 15/2/1943, khi anh vừa tròn 14 tuổi. Anh được Nhà nước ta phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”. – Cảm nhận: Cảm thấy biết ơn và tự hào về anh Kim Đồng. 3. HS nhận xét lẫn nhau và lắng nghe GV nhận xét, tổng kết hoạt động, giới thiệu bài mới. | ||||
Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (25 phút) | |||||
KTTTM 1. Quan sát tranh và nêu đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước | |||||
– Mục tiêu: NA 1.2, TCTH 1.3, GTHT 1.4, CMHV 1.5. – Nội dung: Tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước. – Sản phẩm: Kết quả làm việc nhóm; thái độ khi làm việc nhóm (hoà nhã với bạn bè, xác định nhiệm vụ). – Tổ chức thực hiện: | |||||
1. GV phát tài liệu giấy cho HS đọc về các nhân vật, hoặc trước đó, dán các thông tin này ở góc học tập. – GV chia HS theo nhóm 4 hoặc 6 để tham gia trò chơi “Nhanh tay – nhớ tài”. Luật chơi: GV chiếu video chứa hình ảnh của những người có công với quê hương, đất nước (6 tranh trong SGK, trang 6 – 7), yêu cầu nhóm HS viết vào bảng nhóm tên của người có công với quê hương, đất nước theo thứ tự xuất hiện. Các nhóm hoàn thành sẽ dán kết quả theo thứ tự trên bảng. Nhóm đúng và nhanh nhất là nhóm chiến thắng. – GV tổ chức cho HS nhận xét về kết quả thực hiện trò chơi. 2. GV cho các nhóm HS bắt thăm tranh và giới thiệu về tên, đóng góp của người có công với quê hương, đất nước trong tranh tương ứng. Với mỗi tranh, GV mời 1 – 2 HS trả lời và cho HS nhận xét lẫn nhau. 3. GV tổ chức cho HS kể thêm tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước theo kĩ thuật XYZ – 222 (làm việc theo nhóm đôi, mỗi người nêu được 2 ý kiến trong 2 phút). GV mời đại diện 2 – 3 nhóm chia sẻ, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 4. GV tạo điều kiện cho các nhóm nhận xét lẫn nhau. GV đánh giá quá trình và kết quả làm việc của các nhóm. 5. GV chốt lại thông tin sau hoạt động trước khi chuyển sang hoạt động tiếp theo. Gợi ý: Những người có công với đất nước hi sinh xương máu, công sức của mình để bảo vệ Tổ quốc, để quê hương ngày càng ấm no, giàu đẹp. Có thể kể đến như: Hai Bà Trưng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Hán, giành lại nền độc lập cho dân tộc; Vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) có công lập ra nhà Lý, dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, giúp đất nước phát triển hơn; Trần Quốc Toản chỉ huy “đội quân thiếu niên” tham gia chống giặc Nguyên Mông; Võ Thị Sáu – người chiến sĩ kiên cường, dũng cảm trong kháng chiến chống Pháp; Trần Đại Nghĩa, một trong những nhà khoa học đặt nền móng cho nền công nghiệp quốc phòng non trẻ của Việt Nam; Tôn Thất Tùng, người có đóng góp to lớn cho nền y học Việt Nam,... Họ góp sức mình cho đất nước không phân biệt dân tộc, giới tính, tuổi tác,… | 1. HS lập nhóm theo yêu cầu của GV; cử nhóm trưởng, đặt tên nhóm; đưa ra nội quy của nhóm, phản hồi về nhiệm vụ mà nhóm và mỗi thành viên phụ trách. 2. HS lắng nghe nhiệm vụ, tham gia hoạt động và bày tỏ ý kiến. * Câu trả lời mong đợi: – Tranh 1: Hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Hán, giành độc lập cho dân tộc. – Tranh 2: Vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) là người có công lập ra nhà Lý. Ông đã dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, giúp đất nước phát triển hơn. – Tranh 3: Trần Quốc Toản với lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân”, chỉ huy “đội quân thiếu niên” thời nhà Trần, tham gia chống giặc Nguyên Mông. – Tranh 4: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu – người chiến sĩ kiên cường, dũng cảm trong kháng chiến chống Pháp. – Tranh 5: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa, một trong những nhà khoa học đặt nền móng cho nền công nghiệp quốc phòng non trẻ của Việt Nam (chế tạo thành công súng Bazoka – loại vũ khí chủ yếu dùng đánh xe tăng, tàu chiến; chế tạo thành công súng không giật SKZ để bắn phá pháo đài kiên cố, đầu đạn xuyên thủng bê tông; chống nhiễu của máy bay B-52 và nâng cấp độ bay cao của tên lửa SAM-2,…). – Tranh 6: Anh hùng Lao động – Giáo sư – Viện sĩ – bác sĩ Tôn Thất Tùng nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới về phương pháp mổ gan khô; là người thực hiện thành công ca mổ tim đầu tiên ở Việt Nam; người đặt nền móng cho việc nghiên cứu tác hại của dioxin đến con người và môi trường tại Việt Nam,…). 3. HS thảo luận theo nhóm đôi, ghi kết quả vào giấy nháp. 4. HS nhận xét các nhóm theo hướng dẫn của GV. 5. HS lắng nghe GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển ý sang hoạt động tiếp theo. | ||||
KTTTM 2. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi | |||||
– Mục tiêu: NA 1.2, GTHT 1.4, CMHV 1.6. – Nội dung: Ý nghĩa của việc biết ơn những người có công với quê hương, đất nước. – Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ khi làm việc nhóm (hoà nhã với bạn bè, xác định nhiệm vụ). – Tổ chức thực hiện: | |||||
1. GV tổ chức cho HS đọc câu chuyện “Mẹ Việt Nam anh hùng” theo nhóm 4. HS đọc phân đoạn câu chuyện trong nhóm và trả lời câu hỏi: – Mẹ Thứ đã có những đóng góp gì cho quê hương, đất nước? – Theo em, vì sao phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước? 2. GV yêu cầu 1 – 2 HS đọc câu chuyện, mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi sau khi nghe đọc câu chuyện. 3. GV tạo điều kiện cho các nhóm bổ sung, nhận xét lẫn nhau. GV đánh giá quá trình và kết quả làm việc của các nhóm. 4. GV chốt lại thông tin sau hoạt động trước khi chuyển sang hoạt động tiếp theo. Gợi ý: Chúng ta phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước vì họ là những tấm gương xứng đáng cho các thế hệ noi theo và học tập; họ giúp cho cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn, trong đó, chính chúng ta cũng thừa hưởng; đây là trách nhiệm của mỗi công dân; thể hiện lối sống văn minh, nghĩa tình. | 1. HS lắng nghe nhiệm vụ và phản hồi về việc hiểu yêu cầu của nhiệm vụ. 2. HS làm việc theo nhóm, đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi.
* Câu trả lời mong đợi: – Mẹ Thứ đã có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước: nuôi giấu chiến sĩ cách mạng; canh gác nhiều cuộc họp quan trọng của cán bộ, chiến sĩ; là hậu phương vững chắc để chồng con ra chiến trường bảo vệ Tổ quốc. – Phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước vì: + Họ là những tấm gương về lòng yêu nước, dũng cảm và sáng tạo,… xứng đáng cho các thế hệ noi theo và học tập. + Vì họ giúp cho cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn, trong đó, chính chúng ta cũng được thừa hưởng. + Là trách nhiệm của mỗi công dân; thể hiện lối sống văn minh, nghĩa tình (được mọi người yêu quý và tôn trọng). 3. HS nhận xét lẫn nhau và lắng nghe GV nhận xét. 4. HS rút ra ý nghĩa của việc biết ơn người có công với quê hương, đất nước; lắng nghe GV tổng kết hoạt động, chuyển ý sang hoạt động tiếp theo. | ||||
Tóm tắt ghi nhớ, kết thúc tiết 1 | |||||
– GV kết luận: + Tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước. + Ý nghĩa của việc biết ơn những người có công với quê hương, đất nước. – GV dặn dò HS cho tiết học tiếp theo: + Tìm hiểu về người có công với quê hương, đất nước ở địa phương. + Sưu tầm bài thơ, bài hát về người có công với quê hương, đất nước. | – HS lắng nghe và có thể đặt câu hỏi thắc mắc, nếu có. – HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo. | ||||
Hoạt động Luyện tập (20 phút) | |||||
– Mục tiêu: YN 1.1, NA 1.2, TCTH 1.3, GTHT 1.4, CMHV 1.7. – Nội dung: Các ý kiến và tình huống về đóng góp của người có công với quê hương, đất nước và ý nghĩa của việc biết ơn người có công với quê hương, đất nước. – Sản phẩm: Câu trả lời của HS, tiểu phẩm sắm vai. – Tổ chức thực hiện: | |||||
Luyện tập 1. Nhận xét của em | |||||
1. GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đôi, bày tỏ nhận xét về các ý kiến ở trang 8 SGK. Với mỗi ý kiến lần lượt được nêu, GV hướng dẫn HS cách trình bày ý kiến (giới thiệu ý kiến, nêu nhận xét của bản thân, nêu ví dụ chứng minh, nếu có). Các ý kiến: – Ý kiến 1: Chỉ người có đóng góp to lớn cho quê hương, đất nước mới là người có công. – Ý kiến 2: Người có đóng góp trong bất kì lĩnh vực nào của đời sống xã hội đều là người có công. – Ý kiến 3: Những người dùng quyền hành để tham ô không phải là người có công với quê hương, đất nước. – Ý kiến 4: Biết ơn người có công với quê hương, đất nước vì họ giúp cho xã hội tốt đẹp hơn. 2. GV mời 1 – 2 HS chia sẻ nhận xét. Sau mỗi ý kiến, GV nêu câu hỏi: Vì sao em đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến này? nhằm tạo cơ hội cho HS giải thích và bày tỏ thái độ với từng ý kiến, có thể nêu ví dụ minh hoạ. GV nhắc lại ý kiến có nhiều HS nhận xét chưa phù hợp để điều chỉnh nhận thức và thái độ của HS. 3. GV tổ chức cho HS nhận xét lẫn nhau; khen ngợi HS. 4. GV kết luận trước khi chuyển sang hoạt động tiếp theo. Gợi ý: Đồng tình với các ý kiến: “Người có đóng góp trong bất kì lĩnh vực nào của đời sống xã hội đều là người có công; Những người dùng quyền hành để tham ô không phải là người có công với quê hương, đất nước; Biết ơn người có công với quê hương, đất nước vì họ giúp cho xã hội tốt đẹp hơn” và bày tỏ thái độ không đồng tình với ý kiến chưa phù hợp: “Chỉ người có đóng góp to lớn cho quê hương, đất nước mới là người có công”. | 1. HS lắng nghe nhiệm vụ và phản hồi về việc hiểu yêu cầu của nhiệm vụ. HS làm việc theo nhóm đôi. * Câu trả lời mong đợi: – Đồng tình với ý kiến 2, 3, 4. – Không đồng tình với ý kiến 1. 2. Đại diện nhóm HS chia sẻ trước lớp. 3. HS nhận xét lẫn nhau và lắng nghe GV nhận xét. 4. HS lắng nghe GV tổng kết hoạt động, chuyển ý sang hoạt động tiếp theo. | ||||
Luyện tập 2. Bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình | |||||
1. GV có thể linh hoạt cho HS làm việc toàn lớp hoặc theo nhóm. Với mỗi tình huống lần lượt được nêu, GV hướng dẫn HS giơ thẻ mặt cười (thể hiện đồng tình) hoặc mặt buồn (thể hiện không đồng tình). – Tranh 1: Trân trọng đóng góp của các nhà khoa học (Đồng tình). – Tranh 2: Nêu được tên và đóng góp của người dân tộc thiểu số cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc (Đồng tình). – Tranh 3: Biết ơn Nhà giáo Ưu tú (Đồng tình). – Tranh 4: Có thái độ chưa phù hợp với đóng góp nghệ nhân dân ca quan họ (Không đồng tình). 2. Sau mỗi tình huống, GV nêu câu hỏi: Vì sao em đồng tình hoặc không đồng tình?, tạo cơ hội cho HS giải thích và bày tỏ thái độ với từng tình huống. GV nhắc lại tình huống nhiều HS trả lời chưa phù hợp để điều chỉnh nhận thức và thái độ của HS. GV hướng dẫn HS cách bày tỏ thái độ phù hợp khi thể hiện đồng tình hoặc không đồng tình. 3. GV nhận xét, khen ngợi HS và yêu cầu HS bổ sung thêm tình huống thực tế ở địa phương để bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình. 4. GV kết luận trước khi chuyển sang hoạt động tiếp theo. Gợi ý: Chúng ta cần đồng tình với hành vi nêu được đóng góp và lí do biết ơn người có công với quê hương, đất nước; không đồng tình với hành vi không nêu được đóng góp và lí do biết ơn người có công với quê hương, đất nước. Khi bày tỏ thái độ không đồng tình, chúng ta cần nhẹ nhàng, | 1. HS lắng nghe hướng dẫn của GV và nhận nhiệm vụ. HS giơ thẻ cảm xúc theo hướng dẫn của GV và trả lời câu hỏi khi tham gia tương tác với GV. – Tranh 1: Đồng tình. – Tranh 2: Đồng tình. – Tranh 3: Đồng tình. – Tranh 4: Không đồng tình. 2. HS trả lời câu hỏi, bày tỏ thái độ với tình huống. 3. HS chia sẻ những tình huống thực tế ở địa phương. 4. HS lắng nghe GV kết luận. | ||||
Luyện tập 3. Xử lí tình huống | |||||
1. GV hướng dẫn HS chia nhóm để thảo luận về cách xử lí tình huống, phân công vai diễn và diễn lại tình huống trước lớp. GV nêu yêu cầu về thời gian thảo luận (5 – 7 phút) và phân vai diễn cho hợp lí (tất cả thành viên phải tham gia). 2. GV mời HS phân tích tình huống trước khi thảo luận (nhân vật nào? vấn đề cần giải quyết?). * Tình huống 1: Cụ nội của Na được truy tặng Huân chương Kháng chiến. Na định kể về cụ trong bài viết “Kể về người có công với quê hương em”. Khi Na chia sẻ điều này với Cốm, Cốm nói: “Cụ không được nhiều người biết, bạn nên chọn một anh hùng nổi tiếng”. – Em có đồng ý với Cốm không? – Nếu là Na, em sẽ làm gì? * Tình huống 2: Hôm nay, Bin và em trai được bố dẫn đi khám sức khoẻ tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Em Bin hỏi bố: “Phạm Ngọc Thạch là ai ạ? Tại sao lại lấy tên ông đặt cho bệnh viện ạ?”. Bố quay sang nhìn Bin: “Con giải thích cho em được không?”. Nếu là Bin, em sẽ nói gì? Trong quá trình HS thảo luận nhóm, sắm vai xử lí tình huống, GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết. 3. GV mời từng nhóm lên diễn và các nhóm còn lại nhận xét theo phiếu đánh giá (nếu không có thời gian, mỗi tình huống mời một nhóm trình diễn và các nhóm còn lại nhận xét). 4. GV nhận xét về quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của HS (lưu ý nhận xét về phẩm chất, năng lực), động viên HS. GV nhắc nhở HS tìm hiểu thêm về đóng góp của người có công với quê hương, đất nước và ý nghĩa của việc biết ơn người có công với quê hương, đất nước. | 1. HS lắng nghe GV hướng dẫn, tạo nhóm, nhận tình huống, phản hồi về việc hiểu yêu cầu của nhiệm vụ. 2. HS phân tích tình huống, thảo luận nhóm, phân công vai diễn, cách xử lí tình huống và trình bày trước lớp. * Cách xử lí mong đợi: – Tình huống 1: Không đồng ý với Cốm. Nếu là Na, em sẽ chia sẻ với Cốm về đóng góp của ông và giải thích: đóng góp dù lớn hay nhỏ, không kể tuổi tác, giới tính, địa vị,… đều đáng được tôn trọng, ghi nhận và biết ơn. – Tình huống 2: Chia sẻ với em về bác sĩ Phạm Ngọc Thạch vì ông có rất nhiều đóng góp cho cách mạng và nền y khoa nước nhà. (Từng làm Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên của Việt Nam; có rất nhiều nghiên cứu được ứng dụng vào thực tế chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho người dân ở nhiều tỉnh thành; nghiên cứu thành công vắc-xin ngừa bệnh lao năm 1950, chính công trình nghiên cứu này đã được hơn 60 viện nghiên cứu trên 40 quốc gia đề nghị cung cấp tư liệu và vắc-xin). 3. Các nhóm HS nhận xét và góp ý lẫn nhau. 4. HS lắng nghe GV kết luận. | ||||
Hoạt động Vận dụng (15 phút) | |||||
– Mục tiêu: YN 1.1, NA 1.2, GTHT 1.4, KTXH 1.8. – Nội dung: Tìm hiểu và chia sẻ về tên, đóng góp của người có công và ý nghĩa của việc biết ơn người có công với quê hương, đất nước. – Sản phẩm: Danh sách người có công và đóng góp; bài hát, bài thơ sưu tầm; chia sẻ của HS. – Tổ chức thực hiện: 1. GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS thực hiện: – Lập danh sách về những đóng góp của các nhân vật có công với quê hương, đất nước tại địa phương em.
– Chia sẻ với bạn bè về những đóng góp của các nhân vật có công với quê hương, đất nước tại địa phương em. GV có thể tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm đôi hoặc nhóm 4. 2. GV hướng dẫn HS sưu tầm bài hát, bài thơ về người có công với quê hương, đất nước. 3. Sau khi HS sưu tầm bài hát, bài thơ về người có công với quê hương, đất nước, GV có thể tổ chức để HS chia sẻ với bạn bè (có thể trang trí và dán ở bảng tin, góc học tập của lớp; trao đổi trong giờ sinh hoạt theo chủ đề có liên quan). GV phối hợp cùng với phụ huynh để khuyến khích, hỗ trợ HS thực hiện. 4. GV nhận xét và động viên HS. Gợi ý: Chúng ta cần tìm hiểu về những người có công với quê hương, đất nước, đặc biệt là những người có công ở địa phương. | |||||
Hoạt động Tổng kết (5 phút) | |||||
– Mục tiêu: HS ôn lại những điều đã học. – Nội dung: Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt – Tổ chức thực hiện: | |||||
1. GV tổ chức trò chơi trắc nghiệm ôn tập cuối bài, củng cố lại tên nhân vật có công, đóng góp của họ và ý nghĩa của việc biết ơn người có công với quê hương, đất nước (3 – 5 câu, HS sử dụng hoa trắc nghiệm để lựa chọn). 2. GV tổ chức cho HS đọc và nêu ý nghĩa của bài thơ: Người đóng góp cho quê hương Xứng danh là những tấm gương sáng ngời Bảo vệ Tổ quốc muôn đời Dựng xây đất nước tuyệt vời hơn xưa. 3. GV tổ chức cho HS nêu suy nghĩ, cảm xúc sau bài học và đánh giá, rút kinh nghiệm. | 1. HS lắng nghe và tham gia hoạt động; nêu thắc mắc, nếu có. 2. HS đọc và nêu ý nghĩa của bài thơ. 3. HS tự đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của bài học thông qua phiếu tự đánh giá. HS tiếp nhận ý kiến nhận xét, đánh giá chung của GV. |
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
A. Nội dung dạy học
1. Xác định nội dung dạy học
– Tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước.
– Ý nghĩa của việc biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.
2. Kiến thức trọng tâm
– Một số người có công trong dựng nước và giữ nước:
+ Hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vào năm 39, đánh đổ ách thống trị của nhà Hán, giành độc lập cho dân tộc.
+ Vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) là người có công lập ra nhà Lý. Ông đã dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, giúp đất nước phát triển hơn.
+ Trần Quốc Toản với lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân”, chỉ huy “đội quân thiếu niên” thời nhà Trần, tham gia chống giặc Nguyên Mông.
+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu – người chiến sĩ kiên cường, dũng cảm trong kháng chiến chống Pháp.
+ Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa, một trong những nhà khoa học đặt nền móng cho nền công nghiệp quốc phòng non trẻ của Việt Nam.
+ Anh hùng Lao động – Giáo sư – Viện sĩ – bác sĩ Tôn Thất Tùng nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới về phương pháp mổ gan khô, là người thực hiện thành công ca mổ tim đầu tiên ở Việt Nam,…
– Phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước vì:
+ Họ là những tấm gương về lòng yêu nước, dũng cảm và sáng tạo,… xứng đáng cho các thế hệ noi theo và học tập.
+ Vì họ giúp cho cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn, trong đó, chính chúng ta cũng được thừa hưởng.
+ Là trách nhiệm của mỗi công dân; thể hiện lối sống văn minh, nghĩa tình.
3. Các hồ sơ khác
Mẫu 1: THƯ PHỐI HỢP VỚI GIA ĐÌNH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH TÌM HIỂU ĐÓNG GÓP CỦA NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC BIẾT ƠN NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh Quý cha mẹ học sinh kính mến! Dân tộc ta có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đối với những người có công với quê hương, đất nước, nhân dân ta luôn tưởng nhớ, tri ân bằng những hành động cụ thể, thiết thực. Với học sinh tiểu học, việc giáo dục các em biết ơn người có công với quê hương, đất nước là điều cần thiết. Trước hết, cần bắt đầu bằng việc đồng hành giúp các em nhận thức về đóng góp của người có công và ý nghĩa của việc biết ơn người có công với quê hương, đất nước. Cụ thể: 1. Cha mẹ thường xuyên nhắc nhở con tìm hiểu hoặc giới thiệu cho con về tên tuổi và đóng góp của người có công với quê hương, đất nước. 2. Cha mẹ làm gương để con quan sát, học hỏi theo trong việc tìm hiểu về tên tuổi và đóng góp của người có công với quê hương, đất nước và ghi nhớ ý nghĩa của việc biết ơn người có công với quê hương, đất nước. Cha mẹ phản hồi tích cực khi con tìm hiểu về tên tuổi và đóng góp của người có công với quê hương, đất nước và ghi nhớ ý nghĩa của việc tìm hiểu về người có công với quê hương, đất nước. 3. Quý cha mẹ hãy gửi lại ý kiến nhận xét về việc rèn luyện của các con cho GV chủ nhiệm. Trong quá trình hướng dẫn, nhắc nhở và rèn luyện cùng con, nếu quý cha mẹ gặp bất kì khó khăn nào, GV chủ nhiệm sẽ luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ. Kính chúc quý cha mẹ nhiều sức khoẻ và thành công! Chân thành cảm ơn. GV chủ nhiệm |
Xem tiếp tại file tải về.
Bài 2: Em biết ơn người có công với quê hương, đất nước
Xem chi tiết tại file tải về.
Chủ đề: TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT CỦA NGƯỜI KHÁC
Bài 3: Em tôn trọng sự khác biệt của người khác
Xem chi tiết tại file tải về.
Chủ đề: VƯỢT QUA KHÓ KHĂN
Bài 4: Em nhận biết khó khăn trong học tập và cuộc sống
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 5: Em vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống
Xem chi tiết tại file tải về.
Chủ đề: BẢO VỆ CÁI ĐÚNG, CÁI TỐT
Bài 6: Em bảo vệ cái đúng, cái tốt
Xem chi tiết tại file tải về.
Chủ đề: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG
Bài 7: Môi trường sống quanh em
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 8: Em bảo vệ môi trường
Xem chi tiết tại file tải về.
Chủ đề: LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
Bài 9: Em lập kế hoạch cá nhân
Xem chi tiết tại file tải về.
Chủ đề: PHÒNG, TRÁNH XÂM HẠI
Bài 10: Em nhận diện biểu hiện xâm hại
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 11: Em chủ động phòng, tránh xâm hại
Xem chi tiết tại file tải về.
Chủ đề: SỬ DỤNG TIỀN HỢP LÍ
Bài 12: Em sử dụng tiền hợp lí
Xem chi tiết tại file tải về.
2. Giáo án Đạo đức 5 Chân trời sáng tạo Học kì 1 mẫu 2 cột
Giáo án Đạo đức 5 Chân trời sáng tạo mẫu 2 cột đã cập nhật Học kì 1 từ bài 1 đến bài 6. Sau đây là nội dung chi tiết.
TUẦN 1:
CHỦ ĐỀ 1: BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI
QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
Bài 1: NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Kể được tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước.
- Trình bày được ý nghĩa của việc biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn qua việc thể hiện được thái độ phù hợp với các đóng góp của người có công với quê hương, đất nước và củng cố được ý nghĩa của việc biết ơn người có công với quê hương, đất nước qua những tình huống cụ thể.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động trong việc tìm hiểu thêm các đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chia sẻ được với bạn bè về đóng góp của các nhân vật có công với quê hương, đất nước tại địa phương em.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết xác định nhiệm vụ, trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Kính trọng, biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
- Phẩm chất nhân ái: Yêu mến, kính trọng, biết ơn người lao động.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để nắm vững nội dung yêu cầu cần đạt của bài học.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
– SGK, SGV, VBT (nếu có).
– Giấy A4 (giấy ghi chú hoặc giấy nháp).
– Bút viết, bảng con và phấn/bút lông viết bảng.
– Bài giảng điện tử, máy chiếu, micro (nếu có).
– Các hình ảnh minh hoạ, tài liệu về người có công với quê hương, đất nước.
– Hoa trắc nghiệm, bộ thẻ cảm xúc (mặt cười, mặt buồn).
– Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử.
– Các hình ảnh minh hoạ tình huống.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh có hứng thú khám phá kiến thức mới, kết nối vào bài học “Người có công với quê hương, đất nước.” - Cách tiến hành: | ||
- GV tổ chức cho HS nghe và hát bài hát Kim Đồng, kết hợp với vỗ tay hoặc múa minh hoạ theo video. + Trước khi thực hiện, GV nêu câu hỏi định hướng. (Nhân vật nào được nhắc đến trong bài hát? Mọi người đã bày tỏ tình cảm như thế nào với nhân vật này?) Sau khi nghe/hát bài hát, GV nêu yêu cầu để HS suy nghĩ và trả lời: - Bài hát nhắc đến nhân vật nào?
- Kể các đóng góp của nhân vật này cho quê hương, đất nước.
- Hãy nêu cảm nhận của em khi nghe và hát bài hát này. - GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới: Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, có biết bao người dân Việt Nam đã hi sinh máu xương, cống hiến cuộc đời mình cho sự bình yên và phát triển của đất nước. Đó là những ai? Chúng ta nên có thái độ như thế nào đối với họ? | - HS quan sát, lắng nghe yêu cầu của GV. - HS tiếp nhận, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. – Bài hát nhắc đến anh Kim Đồng, tên thật là Nông Văn Dền, sinh năm 1929, người dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hoà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (nhấn mạnh ý anh hùng nhỏ tuổi, người dân tộc thiểu số). – Đóng góp: Anh Kim Đồng theo cách mạng làm liên lạc, là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên tiền phong. Trong một lần đi liên lạc về giữa đường gặp địch phục kích, Kim Đồng nhanh trí nhử cho địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các anh cán bộ ở gần đó đã nhanh chóng thoát lên rừng. Kim Đồng đã anh dũng hi sinh vào ngày 15/2/1943, khi anh vừa tròn 14 tuổi. Anh được Nhà nước ta phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”. – Cảm nhận: Cảm thấy biết ơn và tự hào về anh Kim Đồng. - HS lắng nghe nhận xét. | |
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (25 phút). - Mục tiêu: – Tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước. – Ý nghĩa của việc biết ơn những người có công với quê hương, đất nước. - Cách tiến hành: | ||
Hoạt động 1: Quan sát tranh và nêu đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước - GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài - GV phát tài liệu giấy cho HS đọc về các nhân vật, hoặc trước đó, dán các thông tin này ở góc học tập. - GV chia HS theo nhóm 4 hoặc 6 để tham gia trò chơi “Nhanh tay - nhớ tài”. + Luật chơi: GV chiếu video chứa hình ảnh của những người có công với quê hương, đất nước (6 tranh trong SGK, trang 6 - 7), yêu cầu nhóm HS viết vào bảng nhóm tên của người có công với quê hương, đất nước theo thứ tự xuất hiện. Các nhóm hoàn thành sẽ dán kết quả theo thứ tự trên bảng. Nhóm đúng và nhanh nhất là nhóm chiến thắng. - GV tổ chức cho HS nhận xét về kết quả thực hiện trò chơi. GV cho các nhóm HS bắt thăm tranh và giới thiệu về tên, đóng góp của người có công với quê hương, đất nước trong tranh tương ứng. Với mỗi tranh, GV mời 1 - 2 HS trả lời và cho HS nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét, tuyên dương. - GV tổ chức cho HS kể thêm tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước theo kĩ thuật XYZ – 222 (làm việc theo nhóm đôi, mỗi người nêu được 2 ý kiến trong 2 phút). GV mời đại diện 2 – 3 nhóm chia sẻ, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, tuyên dương và chốt nội dung: Những người có công với đất nước hi sinh xương máu, công sức của mình để bảo vệ Tổ quốc, để quê hương ngày càng ấm no, giàu đẹp. Có thể kể đến như: Hai Bà Trưng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Hán, giành lại nền độc lập cho dân tộc; Vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) có công lập ra nhà Lý, dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, giúp đất nước phát triển hơn; Trần Quốc Toản chỉ huy “đội quân thiếu niên” tham gia chống giặc Nguyên Mông; Võ Thị Sáu - người chiến sĩ kiên cường, dũng cảm trong kháng chiến chống Pháp; Trần Đại Nghĩa, một trong những nhà khoa học đặt nền móng cho nền công nghiệp quốc phòng non trẻ của Việt Nam; Tôn Thất Tùng, người có đóng góp to lớn cho nền y học Việt Nam,... Họ góp sức mình cho đất nước không phân biệt dân tộc, giới tính, tuổi tác,... | - 1 HS đọc yêu cầu bài. - HS làm việc nhóm để tham gia trò chơi: cùng quan sát tranh và trả lời câu hỏi. HS lắng nghe nhiệm vụ, tham gia hoạt động và bày tỏ ý kiến. * Câu trả: - Tranh 1: Hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Hán, giành độc lập cho dân tộc. - Tranh 2: Vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) là người có công lập ra nhà Lý. Ông đã dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, giúp đất nước phát triển hơn. - Tranh 3: Trần Quốc Toản với lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân”, chỉ huy “đội quân thiếu niên” thời nhà Trần, tham gia chống giặc Nguyên Mông. - Tranh 4: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu - người chiến sĩkiên cường, dũng cảm trong kháng chiến chống Pháp. - Tranh 5: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa, một trong những nhà khoa học đặt nền móng cho nền công nghiệp quốc phòng non trẻ của Việt Nam (chế tạo thành công súng Bazoka - Loại vũ khí chủ yếu dùng đánh xe tăng, tàu chiến; chế tạo thành công súng không giật SKZ để bắn phá pháo đài kiên cố, đầu đạn xuyên thủng bê tông; chống nhiễu của máy bay B-52 và nâng cấp độ bay cao của tên lửa SAM-2,...). - Tranh 6: Anh hùng Lao động - Giáo sư - Viện sĩ - bác sĩ Tôn Thất Tùng nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới về phương pháp mổ gan khô; là người thực hiện thành công ca mổ tim đầu tiên ở Việt Nam; người đặt nền móng cho việc nghiên cứu tác hại của dioxin đến con người và môi trường tại Việt Nam,.). - HS lắng nghe GV nhận xét, tổng kết hoạt động. -HS thảo luận theo nhóm đôi, ghi kết quả vào giấy nháp. -HS nhận xét các nhóm theo hướng dẫn của GV. -HS lắng nghe GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển ý sang hoạt động tiếp theo. | |
3. Luyện tập. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi - GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài và đọc to câu chuyện trước lớp “Mẹ Việt Nam anh hùng” - GV mời HS sinh hoạt nhóm 4, cùng nhau đọc thầm câu chuyện, trao đổi và trả lời câu hỏi: + Mẹ Thứ đã có những đóng góp gì cho quê hương, đất nước?
+ Theo em, vì sao phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước?
- GV mời đại diện các nhóm trình bày ý kiến của mình, mời các nhóm khác nhận xét, góp ý bổ sung. - GV nhận xét, chốt, tuyên dương: Chúng ta phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước vì họ là những tấm gương xứng đáng cho các thế hệ noi theo và học tập; họ giúp cho cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn, trong đó, chính chúng ta cũng thừa hưởng; đây là trách nhiệm của mỗi công dân; thể hiện lối sống văn minh, nghĩa tình. | - 1 HS đọc yêu cầu bài và câu chuyển trước lớp. - HS sinh hoạt nhóm 4, cùng nhau đọc thầm câu chuyện, trao đổi và trả lời câu hỏi: + Mẹ Thứ đã có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước: nuôi giấu chiến sĩ cách mạng; canh gác nhiều cuộc họp quan trọng của cán bộ, chiến sĩ; là hậu phương vững chắc để chồng con ra chiến trường bảo vệ Tổ quốc. Phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước vì: + Họ là những tấm gương về lòng yêu nước, dũng cảm và sáng tao,... xứng đáng cho các thế hệ noi theo và học tập. + Vì họ giúp cho cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn, trong đó, chính chúng ta cũng được thừa hưởng. + Là trách nhiệm của mỗi công dân; thể hiện lối sống văn minh, nghĩa tình (được mọi người yêu quý và tôn trọng). - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm kác nhận xét, góp ý bổ sung. - HS lắng nghe rút kinh nghiệm | |
4. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | ||
- GV tổng kết tiết học: + Tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước. + Ý nghĩa của việc biết ơn những người có công với quê hương, đất nước. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tích cực. - Dặn dò về nhà: + Tìm hiểu về người có công với quê hương, đất nước ở địa phương. + Sưu tầm bài thơ, bài hát về người có công với quê hương, đất nước. | - HS lắng nghe và đặt câu hỏi thắc mắc. - 3-5 HS trả lời theo suy nghĩ của bản thân | |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. |
Tải Giáo án Đạo đức 5 Chân trời sáng tạo về máy để xem tiếp nội dung.
2 Mẫu Giáo án môn Đạo đức lớp 5 bộ Chân trời có nội dung khá dài nên HoaTieu.vn không thể show hết tại bài viết này. Thầy cô vui lòng click vào đường link tải để tải file word miễn phí về máy và xem bản đầy đủ, chỉnh sửa thuận tiện hơn. Mẫu KHBD Đạo đức 5 CTST đang tiếp tục được cập nhật, để nhận giáo án mới nhất, thầy cô nhớ theo dõi thường xuyên trên trang HoaTieu.vn.
Mời bạn đọc tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Giáo án - Bài Giảng góc Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Lê Tiến Anh
- Ngày:
- Tham vấn:Nguyễn Thị Hải Yến
Tham khảo thêm
- Môn Toán
- Môn Tiếng Việt
- Môn Khoa học
- Môn Đạo đức
- Lịch sử và Địa lí
- Môn Hoạt động trải nghiệm
- (Word) Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 Kết nối tri thức
- (Word) Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 Chân trời sáng tạo
- (Word) Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh Diều
- (PPT) PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 5 Kết nối tri thức
- (PPT) PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 5 Chân trời sáng tạo
- (PPT) PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh Diều
- Môn Mĩ thuật
- Môn Âm nhạc
- Môn Giáo dục thể chất
- Môn Công nghệ
- Môn Tin học
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 5
Giáo án Công nghệ 5 Cánh Diều năm 2024-2025
Giáo án Toán lớp 5 theo công văn 405
PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 5 Tuần 14 Chủ đề 4: Hành động vì cộng đồng
PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 5 Tuần 13 Chủ đề 4: Hành động vì cộng đồng
PowerPoint Tiếng Việt 5 Bài 8: Mồ Côi xử kiện
Bài giảng Powerpoint Mĩ thuật 5 Chân trời sáng tạo Cả năm (Bản 1)