Giáo án lớp 5 buổi 2 (buổi chiều) Đủ cả năm
Giáo án buổi chiều lớp 5
HoaTieu.vn xin mời bạn tham khảo Giáo án buổi chiều lớp 5 năm học 2023- 2024 bao gồm tất cả các môn: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử - Địa lí, Đạo đức, Kĩ thuật, Âm nhạc. Đây là tài liệu Giáo án tăng cường lớp 5 Học kì và học kì 2 được biên soạn chi tiết theo từng tiết học, bài học, theo tuần, tháng của cả học kì. Qua đó, giúp giáo viên có thêm nguồn tham khảo quý giá khi soạn Giáo án lớp 5 buổi 2 cho học sinh mình giảng dạy. Mời thầy cô tải file về máy tại bài viết.
Lưu ý: Trọn bộ cả năm Giáo án tăng cường lớp 5 đã được cập nhật đầy đủ, xem đầy đủ tại file tải về.
1. Giáo án tăng cường lớp 5 Học kì 1
TUẦN 1
Ngày thứ 1
Ngày soạn: 3/9/2023
Ngày giảng: Thứ hai/ 5/9/2023
KĨ THUẬT (TIẾT 1)
ĐÍNH KHUY HAI LỖ (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: HS cần phải:
- Biết cách đính khuy hai lỗ.
- Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Đính khuy tương đối chắc chắn.
- Với HS khéo tay: Đính được ít nhất 2 khuy 2 lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn. Lấy chứng cứ nhận xét.
2. Năng lực: Năng lực thực hành, năng lực thao tác với đồ dùng, năng lực giải quyết vấn đề.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV:
+ Mẫu đính khuy hai lỗ.
+ Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ.
+ Vật liệu và dụng cụ cần thiết (kim, vải, phấn, thước...).
- HS: Bộ đồ dùng KT.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp, thực hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò | |
1. Mở đầu: ( 5’) * Mục Tiêu: Ôn tập kiến thức. Tạo tâm thế cho HS, dẫn dắt vào bài. * Cách tiến hành: | ||
- Cho Hs hát. - GV giới thiệu bài | - HS hát. - HS nghe – Ghi bài vào vở | |
2. Hình thành kiến thức mới: (25’) * Mục Tiêu: HS biết cách đính khuy 2 lỗ * Cách tiến hành: | ||
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu: - Đặt câu hỏi định hướng HS quan sát. - Giới thiệu mẫu đính khuy hai lỗ. Kết luận: + Đặc điểm của khuy: làm bằng nhiều vật liệu khác nhau, nhiều hình dạng, kích thước. + Vị trí của khuy trên hai nẹp áo: ngang bằng với vị trí của các lỗ khuyết, đợc cài qua khuyết để gài hai nẹp của sản phẩm vào với nhau
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. - Đặt câu hỏi định hướng HS quan sát. + Cách vạch dấu các điểm đính khuy hai lỗ? Lưu ý: Vì đây là bài học đầu tiên về đính khuy nên GV cần hướng dẫn kĩ: + Cách đặt khuy vào điểm vạch dấu (2 lỗ khuy). + Cách giữ cố định khuy. + Xâu chỉ đôi và không quá dài. - Hướng dẫn cách đính khuy và thao tác mẫu lần khâu đính thứ nhất - GV hướng dẫn thao tác như các bước trên và quan sát sản phẩm trả lời câu hỏi. + Vị trí của khuy trên hai nẹp áo: ngang bằng với vị trí của các lỗ khuyết, được cài qua khuyết để gài hai nẹp của sản phẩm vào với nhau. | - HS quan sát một số mẫu khuy hai lỗ và hình 1a SGK - Quan sát và rút ra nhận xét về: Đặc điểm hình dạng, kích thước, màu sắc của khuy hai lỗ. - Quan sát mẫu kết hợp với hình 1b SGK và nhận xét về: đường chỉ đính khuy, khoảng cách giữa các khuy đính trên sản phẩm - HS quan sát vị trí của các khuy và lỗ khuyết trên hai nẹp áo. - HS đọc nội dung mục 1 và quan sát hình 2 SGK để trả lời câu hỏi. + Thực hiện thao tác trong bước 1. - HS đọc nội dung mục 2a và quan sát hình 3 SGK để nêu cách chuẩn bị đính khuy. - HS đọc nội dung mục 2b và quan sát hình 4 SGK để nêu cách đính khuy. + 1 HS thao tác 2- 3 lần khâu đính còn lại - HS quan sát hình 5, 6 SGK để nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy. - Nêu nội dung ghi nhớ SGK, trang 7.
| |
3. Vận dụng – Trải nghiệm: (3’) Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức cho HS. * Cách tiến hành: | ||
- Nhắc lại các bước đính khuy. - Tổ chức cho HS thi gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy theo các tổ. - Tìm hiểu thêm các cách đính khuy khác. | - HS nhắc lại - HS thực hiện - HS về nhà tìm hiểu |
IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHÍNH TẢ (TIẾT 1)
NGHE - VIẾT: VIỆT NAM THÂN YÊU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Nghe - viết đúng bài chính tả VN thân yêu, bài viết không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của BT 2, thực hiện đúng BT 3.
- Rèn kĩ năng nghe, viết cho các em. Bồi dưỡng ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp cho các em.
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
2. Phẩm chất:chăm chỉ, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ
- HS: Bảng con, vở, SGK...
3. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động khởi động: (3 phút) * Mục Tiêu: Tạo tâm thế cho HS. | |
- Cho HS hát - GV nêu 1 số điểm cần lưu ý về y/c của giờ Chính tả lớp - Giới thiệu bài - Ghi bảng | - HS hát - HS nghe và thực hiện - HS ghi bài |
2. Hoạt động Khám phá: (7 phút) *Mục tiêu: - HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó. - HS có tâm thế tốt để viết bài. (Lưu ý nhắc nhở HS nhóm M1,2 nắm được nội dung bài viết) *Cách tiến hành: | |
- GV đọc toàn bài - Nêu nội dung của bài. - Bài viết này thuộc thể loại thơ gì? Nêu cách trình bày - Em hãy tìm những từ dễ viết sai? - Luyện viết từ khó | - HS theo dõi. - HS nêu - Thơ lục bát - Mênh mông, bay lả, nhuộm bùn - HS luyện viết từ khó |
3. HĐ Thực hành. (15 phút) *Mục tiêu: Giúp HS Nghe - viết đúng bài chính tả "Việt Nam thân yêu", bài viết không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức thơ lục bát (Lưu ý: Theo dõi tốc độ viết của nhóm học sinh(M1,2)) *Cách tiến hành: | |
- GV đọc mẫu lần 1. - GV đọc lần 2 (đọc chậm) - GV đọc lần 3. HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút) - GV chấm 7- 10 bài. - Nhận xét bài viết của HS. HĐ làm bài tập: (8 phút) Bài 2a: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc bài 2 - GV hướng dẫn 3 câu đầu - Tổ chức hoạt động cặp đôi - Gọi đại diện các nhóm chữa bài - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 3a: HĐ cá nhân - 1 HS nêu yêu cầu - GV cho HS làm bài - Chữa bài, cả lớp theo dõi, nhận xét. - GV chốt lời giải đúng - Yêu cầu HS nêu lại quy tắc viết k/c, g/gh, ng/ngh | - HS theo dõi. - HS viết theo lời đọc của GV. - HS soát lỗi chính tả. - Thu bài chấm - HS nghe - HS đọc nội dung yêu cầu của BT - HS nghe - HS thảo luận nhóm đôi - Các nhóm báo cáo kết quả - ngày, ghi, ngát, ngữ, nghỉ - HS nêu yêu cầu - HS làm bài cá nhân. - Cả lớp theo dõi - HS nghe - HS nêu |
4. Vận dụng – Trải nghiệm: (2 phút) * Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức cho HS. * Cách tiến hành: | |
- Dặn HS ghi nhớ cách viết với c/k, g/gh, ng/ngh. - Về nhà tìm các tiếng được ghi bởi c/k, g/gh, ng/ngh. | - HS nghe và thực hiện - HS nghe và thực hiện |
IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN HỌC
(Học bù tiết Tập đọc)
Ngày thứ 3
Ngày soạn: 5/9/2023
Ngày giảng: Thứ tư/7/9/2023
AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 1: BIỂN BÁO AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Nhớ và giải thích nội dung 2, 3 biển báo giao thông đã học. Hiểu ý nghĩa nội dung và sự cần thiết của biển báo giao thông.
- Giải thích sự cần thiết của biển báo giao thông.
- Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người tuân theo hiệu lệnh của biển báo giao thông đường bộ.
2. Năng lực:Năng lực giao tiếp,năng lực giải quyết vấn đề.
3. Phẩm chất:Chăm chỉ, trách nhiệm
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: - Giáo án.
2. Học sinh: - SGK, 2 bộ biển báo.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Mở đầu: (3’) * Mục Tiêu: Ôn tập kiến thức. Tạo tâm thế cho HS, dẫn dắt vào bài. * Cách tiến hành: - Cho Hs hát. 2. Hình thành kiến thức mới: (24’) * Mục Tiêu: Nhớ và giải thích nội dung 2, 3 biển báo giao thông đã học. Hiểu ý nghĩa nội dung và sự cần thiết của biển báo giao thông. * Cách tiến hành: *GV tổ chức trò chơi: - Ở gần nhà bạn có những biển báo hiệu giao thông nào? - Theo bạn tại sao có những người không tuân theo biển báo giao thông như vậy có thể xẩy ra những hậu quả gì? ÞKết luận: HS nhớ và giải thích được nội dung biển báo đã học. Thi gắn biển đúng các nhóm biển báo giao thông Cả lớp nhận xét Hướng dẫn HS nhận dạng đặc điểm, biết nội dung ý nghĩa của 10 biển báo giao thông. HS tìm hiểu tác dụng của biển báogiao thông. ÞRút ra kết luận: HS mô tả bằng lời, bằng hình vẽ10 biển báo hiệu giao thông. 3. Vận dụng – Trải nghiệm: (3’) *Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức cho HS. * Cách tiến hành: - Nhận xét tiết học. - VN học lại bài, đi đường phải chấp hành luật giao thông. |
- HS hát.
1. Trò chơi: Phóng viên. - HSTL. - Muốn phòng tránh tai nạn giao thông mọi người cần phải có ý thức chấp hành những hiệu lệnh và chỉ dẫn của biển báo hiệu giao thông. 2. Ôn biển báo đã học: Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn. Þ KL: Biển báo hiệu giao thông là thể hiện hiệu lệnh điều khiển và sự chỉ dẫn giao thông để đảm bảo đúng ATGT. 3. Nhận biết các biển báo giao thông: Biển báo cấm: 123a, 123b, 111a. Biển báo nguy hiểm: 224, 226, 227, 207a. Biển chỉ dẫn: 426, 430, 436. Þ KL: Khi gặp biển báo cấm ta phải tuân theo hiệu lệnh của biển báo đó. Khi gặp biển báo nguy hiểm ta phải căn cứ vào nội dung của biển để đề phòng nguy hiểm. 4. Luyện tập: 5. Trò chơi:
- HS nghe. |
IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Giáo án tăng cường lớp 5 Học kì 2
Tải file Giáo án lớp 5 buổi 2 để bản đầy đủ
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Dành cho giáo viên của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Top 10 Đề thi học kì 2 Tiếng Anh lớp 5 năm học 2023-2024 Có đáp án, file nghe
Đề giao lưu câu lạc bộ lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2024
Viết một đoạn văn khoảng 5 câu thuật lại một phần cuộc họp của tổ em (5 mẫu)
Tả con đường từ nhà đến trường siêu hay (18 mẫu)
Tìm từ trái nghĩa chỉ sự trái ngược về Trí Tuệ
Top 50 Đề thi học kì 2 Toán lớp 5 năm 2023-2024 có đáp án
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
KHBD: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh Diều 2024-2025
-
Giáo án STEM địa phương (tham khảo 5 trường) Powerpoint, Word
-
Giáo án Powerpoint Khoa học 5 Cánh Diều (Bài 1-9)
-
Giáo án Powerpoint Lịch sử Địa lí 5 Chân trời sáng tạo (Bài 1,2)
-
Giáo án Powerpoint Lịch sử Địa lí 5 Cánh Diều (Bài 1-11)
-
PowerPoint Khoa học 5 Bài 8: Sự sinh sản của thực vật có hoa
-
Bài giảng điện tử Lớp 5 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo (Tuần 1-3)
-
(Cả năm) Giáo án Âm nhạc 5 Chân trời sáng tạo file Word
-
PowerPoint dạy thêm Tiếng Việt 5 Bài 31: Một ngôi chùa độc đáo
-
PowerPoint Công nghệ 5 Bài 6: Sử dụng tủ lạnh
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 5
Giáo án Powerpoint Toán 5 Chân trời sáng tạo (Tuần 1-2)
PowerPoint dạy thêm Tiếng Việt 5 Bài 27: Tranh làng Hồ
Giáo án Toán xác suất lớp 5 mới nhất
PowerPoint Tiếng Việt lớp 5 Bài 26: Trí tưởng tượng phong phú
Giáo án Toán 5 Cánh Diều đầy đủ cả năm 2024
Giáo án STEM lớp 5 năm 2024-2025 (Powerpoint, Word)