Giáo án Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm 2024-2025

Tải về

Giáo án Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm - HoaTieu.vn xin chia sẻ Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 4 bộ Chân trời sáng tạo biên soạn theo công văn 2345. Mẫu giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word giúp thầy cô tham khảo để nắm được định hướng soạn giáo án theo đúng mạch kiến thức trong SGK Tiếng Việt 4 CTST chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Mời các thầy cô cùng tham khảo.

Lưu ý: Mẫu KHBD Tiếng Việt 4 CTST trọn bộ cả năm (học kì 1 + học kì 2) đã HoaTieu.vn được cập nhật đầy đủ. Bạn đọc tải file miễn phí về máy để xem đầy đủ nội dung.

KHBD Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo
KHBD Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Kế hoạch bài dạy lớp 4 Chân trời sáng tạo môn Tiếng Việt

CHỦ ĐIỀM 1: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

BÀI 1: NHỮNG NGÀY HÈ TƯƠI ĐẸP

(4 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Chia sẻ được về một món quà em được tặng hoặc đã tặng cho bạn bè, người thân; nếu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoa.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Kỉ niệm đẹp của bạn nhỏ với với người thân, bạn bè,... ở quê trong ngày chia tay để trở lại thành phố. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Những lời nói, việc làm cho thấy các bạn đã lớn, đã biết thể hiện tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân.
  • Nhận diện và biết cách sử dụng danh từ.
  • Nhận diện được bài văn kể chuyện; xác định được cấu tạo của một bài văn kể chuyện đã đọc.
  • Ghi lại được một kỉ niệm mùa hè mà em nhớ nhất.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
  • Tranh hoặc ảnh chụp một số món quà để thực hiện hoạt động khởi động.
  • Vật thật hoặc tranh ảnh: cuốn từ điển Tiếng Việt, cây cỏ chọi gà, hòn bi ve,…
  • Bảng phụ ghi đoạn từ Vừa lúc hội bạn ở làng đến ở đình làng.
  • Thẻ từ, thẻ câu để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh

  • SHS, SBT Tiếng Việt 4.
  • Món quà em được tặng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1-2: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

* Giới thiệu tên chủ điểm

- GV giới thiệu tên chủ điểm: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ.

- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên chủ điểm.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Ý nghĩa tên chủ điểm – Tuổi nhỏ làm việc nhỏ:

+ Khuyên thiếu nhi biết làm những việc vừa sức phù hợp với lứa tuổi.

+ Biết đoàn kết, yêu thương, quan tâm, chia sẻ, chú ý đến cảm xúc của bạn bè, người thân.

+ Ý thức hơn về trách nhiệm của HS với trường, lớp.

* Giới thiệu bài học

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ về một món quà em được tặng hoặc đã tặng cho bạn bè, người thân theo gợi ý sau:

+ GV khuyến khích HS sử dụng vật thật hoặc ảnh chụp (đã chuẩn bị từ trước) để trao đổi nhóm.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc SHS tr.10 và yêu cầu HS đọc tên, phán đoán nội dung bài học.

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Bài 1 – Những ngày hè tươi đẹp.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc phân biệt giọng nhân vật: + Giọng người dẫn chuyện thong thả, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái và cảm xúc của nhân vật, từ ngữ gọi tên các món quà.

+ Giọng Điệp thể hiện tình cảm lưu luyến, không muốn rời xa.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc:

+ Từ khó: lớn tướng, bịn rịn.

+ Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:

Sau cùng là Tuyết,/ nó cho tớ chồng bánh đa chưa nướng,/ dặn lên phố nướng ăn/ để nhớ/ mà về chơi với nhau.//

Tớ chào các bạn/ và hứa sẽ nhớ việc tập hợp sách/ để gửi về/ làm tủ sách ở đình làng.//

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 HS/nhóm), luyện đọc theo 4 đoạn:

+ Đoạn 1: từ đầu đến “trôi nhanh quá”.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến “ra đầu ngõ”.

+ Đoạn 3: tiếp theo đến “ở đình làng”.

+ Đoạn 4: đoạn còn lại.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV mời đại diện 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ Bịn rịn: lưu luyến không muốn rời xa khi phải chia tay.

+ Cỏ chọi gà (còn gọi là cỏ gà, cỏ chỉ, cỏ ống): loại cỏ có thân rễ bò dài ở gốc, thẳng đứng ở ngọn, cứng). Thân cỏ thường có nốt sần do những bẹ lá tạo thành. Trẻ em thường chơi chọi cỏ gà bằng cách “chọi” nốt sần vào nhau, nốt sần nào bị đứt rời ra thì coi như “gà” thua.

+ Đường thơm: đường thơm hương lúa chín, hương hoa cỏ ở làng quê.

+ Tưởng tượng: tạo ra trong tâm trí hình ảnh những cái không có hoặc chưa có ở trước mắt.

- GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi 1 – 6 SHS tr.11.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 1: Kết thúc kì nghỉ hè ở quê, bạn nhỏ tiếc điều gì?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Kết thúc kì nghỉ hè ở quê, bạn nhỏ tiếc những ngày hè trôi qua nhanh quá.

+ GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 1: Cảm xúc của bạn nhỏ khi mùa hè khép lại.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 2: Những chi tiết nào cho thấy ông bà và cô Lâm rất yêu quý con cháu?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Những chi tiết cho thấy ông bà và cô Lâm rất yêu quý con cháu: ông bà ôm bạn nhỏ hẹn mùa hè sau lại về, cô Lâm hẹn về dự đám cưới cô; ông bà và cô Lâm bịn rịn tiễn ra đầu ngõ.

+ GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 2: Tình cảm của ông bà và cô Lâm dành cho con cháu.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 3: Mỗi người bạn tặng cho bạn nhỏ món quà gì? Những món quà ấy thể hiện điều gì?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Mỗi người bạn tặng cho bạn nhỏ: Điệp tặng cây cỏ chọi gà, Văn tặng hòn bi ve, Lê tặng hòn đá hình siêu nhân, Tuyết tặng chồng bánh đa chưa nướng.

Những món quà ấy thể hiện tình cảm yêu quý, sự lưu luyến, mong gặp lại của các bạn đối với bạn nhỏ.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 4: Trước khi trở lại thành phố, bạn nhỏ hứa sẽ làm gì? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Trước khi trở lại thành phố, bạn nhỏ hứa sẽ tập hợp sách gửi về làm tủ sách ở đình làng.

Việc làm đó giúp các bạn ở làng có thêm một nơi đọc sách, giao lưu, sinh hoạt.

+ GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 3: Tình cảm của bạn nhỏ đối với những người bạn quê.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 5: Theo em bạn nhỏ tưởng tượng những điều gì vào mùa hè năm sau?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và nêu ví dụ: Bạn nhỏ tưởng tưởng mùa hè năm sau được gặp các bạn nhỏ ở quê, được chơi cỏ chọi gà, được ăn bánh nướng,....tủ sách ở quê sẽ có nhiều sách hơn,...

+ GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 4: Cảm xúc của bạn nhỏ trên đường trở lại thành phố.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 6: Em mong ước điều gì cho kì nghỉ hè sắp tới của mình? Vì sao?

+ GV hướng dẫn HS: Mong ước được về quê thăm ông bà, đi du lịch, bố mẹ mua quà,...

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Nội dung bài đọc: Kỉ niệm đẹp của bạn nhỏ với với người thân, bạn bè,... ở quê trong ngày chia tay để trở lại thành phố.

+ Ý nghĩa bài đọc: Những lời nói, việc làm cho thấy các bạn đã lớn, đã biết thể hiện tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật.

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Cách tiến hành

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc Những ngày hè tươi đẹp.

- GV đọc đoạn 3 của bài đọc và hướng dẫn HS xác định giọng của đoạn này:

+ Giọng thong thả, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái, từ ngữ gọi tên và chỉ đặc điểm của các món quà.

+ Giọng Điệp thể hiện tình cảm lưu luyến, không muốn rời xa.

Vừa lúc hội bạn ở làng ùa đến/.// Đứa nào cũng cằm trên tay/ một thứ gì đó.//

- Cậu tặng chúng tớ/ cuốn “Từ điển tiếng Việt” rồi, đây là quà,/ để cậu nhớ về chúng tớ.// - Điệp nói thế,/ sau khi chìa cho tớ cây cỏ chọi gà/ lớn chưa từng thấy.//

Văn cho tớ/ hòn bi ve đẹp nhất,/ quý nhất của nó.// Lê cho tớ/ hòn đá hình siêu nhân/ nhặt ở bờ suối,/ trước giờ vẫn được nó giữ như báu vật.// Sau cùng là Tuyết,/ nó cho tớ chồng bánh đa chưa nướng,/ dặn lên phố nướng ăn/ để nhớ mà vẻ chơi với nhau.//

Tớ chào các bạn/ và hứa sẽ nhớ việc tập hợp sách/ để gửi về/ làm tủ sách ở đình làng.//

- GV hướng dẫn HS luyện đọc câu nói của Điệp: giọng đọc thể hiện tình cảm lưu luyến, không muốn rời xa.

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS luyện đọc đoạn 3.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc trước lớp đoạn 3. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV mời đại diện 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Những ngày hè tươi đẹp, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước Tiết 3: Luyện từ và câu SHS tr.11.

- HS lắng nghe.

- HS suy nghĩ tên chủ điểm.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS trả lời.

- HS quan sát tranh minh họa bài đọc.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS đọc bài. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.

- HS đọc thầm.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS đọc câu hỏi 1.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi 2.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi 3.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi 4.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi 5.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi 6.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe GV đọc bài và hướng dẫn.

- HS lắng nghe GV luyện đọc.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

...............

CHỦ ĐIỀM 2: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG

Xem chi tiết trong tile tải về.

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

Xem chi tiết trong tile tải về.

CHỦ ĐIỀM 3: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ

Xem chi tiết trong tile tải về.

CHỦ ĐIỀM 4: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH

Xem chi tiết trong tile tải về.

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I

Xem chi tiết trong tile tải về.

CHỦ ĐIỀM 5: CUỘC SỐNG MẾN YÊU

Xem chi tiết trong tile tải về.

CHỦ ĐIỀM 6: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM

Xem chi tiết trong tile tải về.

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

Xem chi tiết trong tile tải về.

CHỦ ĐIỀM 7: THẾ GIỚI QUANH TA

Xem chi tiết trong tile tải về.

CHỦ ĐIỀM 8: VÒNG TAY THÂN ÁI

Xem chi tiết trong tile tải về.

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II

Tải miễn phí file Giáo án Tiếng Việt 4 CTST để xem tiếp nội dung

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
32 22.973
Giáo án Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm 2024-2025
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm