Giáo án Tin học 4 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm 2024
Giáo án môn Tin học 4 sách Chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 4 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm - Kế hoạch bài dạy môn Tin học lớp 4 bộ sách Chân trời sáng tạo đầy đủ các bài học trong 35 tuần học suốt cả năm học, giúp giáo viên nắm được định hướng, cấu trúc soạn giáo án theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Mẫu giáo án bài giảng Tin học 4 CTST file word, font chữ Times New Roman, tương thích với nhiều phiên bản word, giúp thầy cô dễ dàng tải về và chỉnh sửa thuận tiện hơn. Mời thầy cô Download KHBD Tin học lớp 4 Chân trời sáng tạo miễn phí tại bài viết.
KHBD Tin học lớp 4 Chân trời sáng tạo file word
Chủ đề A: Máy tính của em
BÀI 1. PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
(1 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được tên một số thiết bị phần cứng và phần mềm đã biết.
- Nêu được sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.
- Nêu được ví dụ cụ thể về một số thao tác không đúng sẽ gây ra lỗi cho phần cứng và phần mềm trong quá trình sử dụng máy tính.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp
- Năng lực riêng:
- Nhận biết được một số thiết bị phần cứng, phần mềm và vai trò của chúng.
- Nhận ra được các thao tác không đúng gây lỗi cho máy tính.
- Phẩm chất:
- Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Phiếu bài tập
- Máy tính kết nối Internet, loa, máy chiếu.
- Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG:
- Bài này được dạy trong 1 tiết học.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và HS trước khi vào môn tin học. b. Cách thức thực hiện: NHIỆM VỤ 1: Giới thiệu bộ môn Tin học 4 - GV giới thiệu nội dung: Nội dung chính của bộ môn Tin học 4 gồm: + Phần cứng, phần mềm máy tính. + Tìm kiếm thông tin trên Internet. + Xem video về lịch sử, văn hóa. + Tạo những trang chiếu sinh động, hấp dẫn. + Rèn luyện kĩ năng gõ phím đúng cách. + Soạn thảo văn bản tiếng Việt. + Lập trình trực quan với phần mềm Scratch. NHIỆM VỤ 2: Khởi động - Sau khi giới thiệu xong, GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Tôi là ai? - GV trình chiếu hình ảnh các thiết bị máy tính ở Hình 1a và đặt câu hỏi để HS trả lời: Câu 1: Tôi được dùng để hiển thị hình ảnh, các thông tin của máy tính. Tôi là ai? Câu 2: Tôi được sử dụng để phát âm thanh. Tôi là ai? Câu 3: Tôi được sử dụng để nhập dữ liệu vào máy tính. Tôi là ai? Câu 4: Tôi là thiết bị điều khiển mọi hoạt động của máy tính. Tôi là ai? Câu 5: Tên của tôi giống tên một loài động vật, tôi được sử dụng để điều khiển máy tính thuận tiện hơn.Tôi là ai? Câu 6: Tôi được sử dụng để in các tài liệu, văn bản, hình ảnh. Tôi là ai? - GV chỉ định từng bạn chơi trò chơi cho đến khi kết thúc. - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát Hình 1b và trả lời câu hỏi: Hãy trao đổi với bạn để gọi tên các biểu tượng phần mềm máy tính ở Hình 1b. - GV mời 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án đúng. - GV dẫn dắt HS vào bài: Hoạt động khởi động đã giúp chúng ta nhớ lại các thiết bị phần cứng và phần mềm của máy tính. Vậy em có biết thế nào là phần cứng, phần mềm và chức năng của chúng không? Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đến với bài hôm nay – Bài 1: Phần cứng và phần mềm máy tính. B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ 1. Phần cứng và phần mềm máy tính a. Mục tiêu: - Nêu được tên một số thiết bị phần cứng và phần mềm đã biết. - Nêu được sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. b. Cách thức thực hiện: Hoạt động 1. Đọc (và quan sát) - GV yêu cầu HS quan sát lại Hình 1 ở Hoạt động khởi động và đặt câu hỏi: Hình nào có hình ảnh về các thiết bị phần cứng máy tính? Hình nào có hình ảnh về các ứng dụng phần mềm? - GV gọi 1 bạn HS trả lời. - GV tiếp tục đặt câu hỏi: + Đặc điểm của thiết bị phần cứng là gì? + Em có thể nhận biết thiết bị phần cứng máy tính bằng cách nào? + Hãy kể tên các thiết bị phần cứng máy tính mà em biết. - GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và gọi HS khác bổ sung. - GV đặt câu hỏi: + Đặc điểm của phần mềm máy tính là gì? + Hãy kể tên các phần mềm máy tính mà em biết. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng dựa theo kết quả HS trình bày trước đó. - GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng?” - GV chia lớp thành 2 nhóm và nêu luật chơi: GV phát cho 2 nhóm một tờ danh sách có tên các thiết bị phần cứng và phần mềm. Mỗi khi một nhóm nêu tên một thiết bị hay một ứng dụng thì nhóm còn lại phải nói ngay đó là phần cứng hay phần mềm. Lưu ý không lặp lại tên phần cứng, phần mềm đã nêu trước đó. Hai nhóm chơi lần lượt từng bạn. Hoạt động 2. Làm - GV yêu cầu HS quan sát Hình 2 – SGK tr.6, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: + Vai trò của phần cứng đối với phần mềm là gì? Không có phần mềm thì các thiết bị phần cứng máy tính có hoạt động được không? Tại sao? + Vai trò của phần mềm đối với phần cứng là gì? Không có phần cứng thì phần mềm máy tính có hoạt động được không? Tại sao? - GV gọi 3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe và bổ sung (nếu cần). - Sau khi HS trả lời câu hỏi, GV có thể phân tích Hình 2 để HS hiểu rõ hơn: Hình 2 sử dụng hai bánh răng khớp nối với nhau để mô tả sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai thành phần trong hệ thống. Hệ thống bánh răng chỉ hoạt động được khi cả hai bánh răng cùng hoạt động. Điều này có nghĩa là mối quan hệ giữa phần cứng và phần mềm là phụ thuộc lẫn nhau. Phải có cả phần cứng và phần mềm thì máy tính mới hoạt động được. - GV tiếp tục yêu cầu HS đọc Câu hỏi 2 – SGK tr.6, thảo luận và trả lời: Một bạn ví phần cứng máy tính như cơ thể của con người, phần mềm máy tính như suy nghĩ, quyết định của con người. Em có đồng ý với ý kiến của bạn hay không? Tại sao? - GV nêu câu hỏi gợi ý: + Phần cứng máy tính và cơ thể con người có chung đặc điểm nào? Có thể chạm tay vào hay quan sát được không? + Phần mềm máy tính và suy nghĩ, quyết định trong bộ não của con người có chung đặc điểm nào? Có thể chạm tay vào hay quan sát được không? + Phần cứng hoạt động theo lệnh từ đâu? Cơ thể con người (tay, chân, miệng,…) làm việc theo điều khiển từ đâu? - GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe và bổ sung (nếu cần). - GV tổng kết lại các ý chính. Hoạt động 3. Ghi nhớ - GV yêu cầu 1 số HS tóm tắt kiến thức đã học. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng nội dung trong Hộp ghi nhớ . 2. Một số thao tác không đúng gây lỗi cho máy tính a. Mục tiêu: Nêu được ví dụ cụ thể về một số thao tác không đúng sẽ gây ra lỗi cho phần cứng và phần mềm trong quá trình sử dụng máy tính. b. Cách thức thực hiện: Hoạt động 1. Đọc (và quan sát) - GV yêu cầu HS đọc mục 2 – SGK tr.6 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số ví dụ cụ thể về thao tác không đúng gây ra lỗi cho máy tính? - GV gọi 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. - GV lấy thêm một số ví dụ cụ thể về thao tác không đúng gây ra lỗi cho máy tính. + Để đồ ăn, đồ uống gần máy tính. + Chạm vào phần kim loại của máy tính. + Nối máy tính với máy in khi đang bật nguồn điện. + Thao tác tùy tiện, không đọc kĩ hướng dẫn khi sử dụng thiết bị. + Lau máy tính bằng khăn ướt khi đang bật nguồn điện. + Dùng tay ướt để cắm nguồn điện máy tính. Hoạt động 2. Làm - GV yêu cầu HS đọc thông tin đề bài: Việc nào dưới đây là nên hay không nên làm? Tại sao? A. Thoát khỏi các phần mềm máy tính đang chạy tốt rồi tắt máy tính bằng nút lệnh Shut Down. B. Gõ phím nhẹ, dứt khoát. C. Để máy tính ở nơi khô ráo, thông thoáng. D. Vừa ăn, uống vừa sử dụng máy tính. E. Sử dụng vải khô, mềm để vệ sinh bàn phím, chuột, màn hình máy tính. G. Thao tác với chuột nhẹ nhàng, dứt khoát. - GV gọi 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Hoạt động 3. Ghi nhớ - GV yêu cầu 1 số HS tóm tắt kiến thức đã học. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng nội dung trong Hộp ghi nhớ . - GV nhắc nhở HS luôn thực hiện đúng quy tắc, hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn cho phần cứng, phần mềm máy tính và sử dụng được bền lâu. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu : Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập. b. Cách thức thực hiện: Bài tập 1 - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy kể cho bạn tên những thiết bị phần cứng, phần mềm máy tính mà em đã biết - GV mời 1-2 nhóm đứng dậy trả lời - GV cùng HS đánh giá, nhận xét, chốt đáp án. Bài tập 2 - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Những đặc điểm nào dưới đây thuộc về phần cứng, phần mềm máy tính? A. Là vật thể nên em có thể nhận ra bằng cách chạm tay vào hay nhìn thấy hình dạng của nó. B. Không là vật thể nên em không thể chạm tay vào hay nhìn thấy hình dạng của nó. C. Làm việc theo lệnh của phần mềm máy tính. D. Ra lệnh cho phần cứng máy tính làm việc. - GV mời 1-2 nhóm đứng dậy trả lời - GV cùng HS đánh giá, nhận xét, chốt đáp án. Bài tập 3 - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Có ý kiến cho rằng, đối với máy tính, các thiết bị phần cứng có thể hoạt động được mà không cần phần mềm. Em có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao? - GV mời 1-2 nhóm đứng dậy trả lời - GV cùng HS đánh giá, nhận xét, chốt đáp án. Bài tập 4 - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu ví dụ cụ thể về một số thao tác không đúng sẽ gây ra lỗi cho phần cứng, phần mềm máy tính. - GV mời 1-2 nhóm đứng dậy trả lời - GV cùng HS đánh giá, nhận xét, chốt đáp án. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức để liên hệ vào cuộc sống thực tiễn. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Câu 1: Hãy trao đổi với bạn và cho biết: Tại sao các máy tính, điện thoại thông minh thường được cài đặt sẵn phần mềm trước khi bán cho người dùng. Câu 2: Hãy trao đổi với bạn về một tình huống máy tính bị lỗi, hỏng do sử dụng không đúng cách mà em đã chứng kiến hoặc nghe kể lại. - GV mời 1-2 nhóm đứng dậy trả lời, các bạn khác bổ sung. - GV nhắc nhở HS luôn có ý thức sử dụng, bảo quản đúng hướng dẫn, quy tắc an toàn, sử dụng máy tính được bền lâu. - GV nhận xét và đánh giá * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học ở Bài 1. + Đọc và chuẩn bị trước Bài 2: Gõ bàn phím đúng cách. | - HS lắng nghe. - HS tham gia trò chơi: - HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Câu 1: Tôi là màn hình máy tính. Câu 2: Tôi là loa máy tính. Câu 3: Tôi là bàn phím máy tính Câu 4: Tôi là thân máy tính. Câu 5: Tôi là chuột máy tính. Câu 6: Tôi là máy in. - HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Hình 1b gồm: + Phần mềm trình chiếu/phần mềm PowerPoint + Phần mềm mô phỏng Hệ Mặt Trời/phần mềm SolarSystem. + Phần mềm luyện gõ bàn phím/phần mềm RapidTyping. + Phần mềm vẽ/phần mềm Paint. + Phần mềm trình duyệt web/ phần mềm Google Chrome. + Phần mềm diệt virus/phần mềm Windows Defender. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS quan sát hình và trả lời: + Hình 1a: có hình ảnh về các thiết bị phần cứng máy tính. + Hình 1b: có hình ảnh về các ứng dụng phần mềm. - HS trả lời: + Đặc điểm: là các thiết bị cơ bản của máy tính. + Dấu hiệu nhận biết: có thể chạm tay vào hoặc quan sát được hình dạng của nó. + Kể tên: bàn phím, chuột, thân máy, màn hình, loa, máy in,… - HS lắng nghe và bổ sung. - HS trả lời: + Đặc điểm: không thể chạm vào hoặc quan sát được nhưng nhìn thấy kết quả hoạt động thông qua phần cứng. + Kể tên: phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm vẽ, phần mềm trang tính, phần mềm diệt virus, phần mềm trình chiếu,… - HS tích cực tham gia trò chơi. - HS lắng nghe luật chơi. - HS quan sát Hình 2 – SGK tr.6 và thảo luận: + Vai trò của phần cứng: làm việc theo lệnh của phần mềm. Không có phần mềm thì các thiết bị không hoạt động được. Bởi vì, phần cứng hoạt động theo lệnh của phần mềm, không có phần mềm thì không có lệnh điều khiển phần cứng hoạt động. + Vai trò của phần mềm: ra lệnh cho phần mềm làm việc. Không có phần cứng thì phần mềm không hoạt động được. Bởi vì, phần cứng là môi trường hoạt động của phần mềm, không có phần cứng thì phần mềm không có môi trường để hoạt động. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS trả lời: Em đồng ý với ý kiến của bạn vì: + Phần cứng máy tính giống cơ thể con người là vật thể có thể chạm tay vào được, quan sát được. + Phần mềm máy tính giống với suy nghĩ, quyết định của con người vì không phải vật thể, không thể chạm tay vào hay quan sát được. + Phần cứng hoạt động theo lệnh của phần mềm giống như cơ thể con người làm việc theo điều khiển từ bộ não. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS tóm tắt. - HS đọc và ghi nhớ - HS đọc thông tin mục 2 và trả lời: Một số ví dụ cụ thể về thao tác không đúng gây ra lỗi cho máy tính: a. Tắt máy tính đúng cách bằng nguồn điện đột ngột sẽ gây lỗi phần mềm, phần cứng máy tính. b. Dùng vải thô ráp lau màn hình hay để vật sắc, nhọn tác động vào màn hình sẽ dẫn đến xước, nứt vỡ màn hình. c. Va đập mạnh sẽ gây lỗi, hỏng thiết bị. d. Lắc mạnh khi tháo, lắp thẻ nhớ USB, bàn phím, chuột sẽ làm hỏng cổng kết nối, đầu nối. e. Để máy tính bị ẩm, ướt, bụi, bẩn sẽ gây lỗi, hư hỏng thiết bị phần cứng. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS đọc đề bài và trả lời: A. Việc nên làm vì tắt máy tính đúng cách sẽ đảm bảo an toàn cho máy tính. B. Việc nên làm vì gõ đúng cách vừa hạn chế hư hại bàn phím vừa có lợi cho sức khỏe. C. Việc nên làm vì sẽ an toàn cho máy tính. D. Việc không nên làm vì có thể dẫn đến đồ ăn, thức uống rơi vào máy tính gây hư hỏng. E. Việc nên làm vì tránh thiết bị bị xước, ẩm ướt. G. Việc nên làm vì thao tác đúng cách vừa hạn chế hư hại chuột máy tính vừa có lợi cho sức khỏe. - HS tóm tắt. - HS đọc và ghi nhớ - HS lưu ý và ghi nhớ. - HS trả lời: + Thiết bị phần cứng: loa, bàn phím, chuột, màn hình, thân máy,… + Ứng dụng phần mềm: phần mềm soạn thảo, phần mềm diệt virus, phần mềm nghe nhạc,… - HS lắng nghe. - HS trả lời: + Đặc điểm của phần cứng: A, C + Đặc điểm của phần mềm: B, D. - HS lắng nghe. - HS trả lời: Em không đồng ý với ý kiến này vì các thiết bị phần cứng máy tính hoạt động theo lệnh của phần mềm, nên không có phần mềm thì phần cứng máy tính không hoạt động được. - HS lắng nghe. - HS trả lời: Một số thao tác không đúng gây ra lỗi cho phần cứng, phần mềm máy tính là: + Tắt máy tính đúng cách bằng nguồn điện đột ngột sẽ gây lỗi phần mềm, phần cứng máy tính. + Dùng vải thô ráp lau màn hình hay để vật sắc, nhọn tác động vào màn hình sẽ dẫn đến xước, nứt vỡ màn hình. + Va đập mạnh sẽ gây lỗi, hỏng thiết bị. - HS lắng nghe - HS thảo luận nhóm và trả lời: Câu 1: Các máy tính, điện thoại thông minh thường được cài đặt sẵn phần mềm trước khi bán cho người dùng là do phải có cả phần mềm và phần cứng máy tính mới hoạt động được. Câu 2: Gợi ý: Bị rơi vỡ, rơi xuống nước, chập điện,… - Các bạn lắng nghe và bổ sung. - HS ghi nhớ. - HS tiếp thu. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS tiếp thu và cố gắng hơn. - HS ghi chú |
Chủ đề B: Mạng máy tính và Internet
Xem chi tiết trong file tải về.
Chủ đề C: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
Xem chi tiết trong file tải về.
Chủ đề D: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Xem chi tiết trong file tải về.
Chủ đề E: Ứng dụng tin học
Xem chi tiết trong file tải về.
Giáo án Tin học 4 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm (Học kì 1 + Học kì 2) gồm đầy đủ 5 chủ đề và 14 bài học, giúp giáo viên có thêm nhiều ý tưởng mới biên soạn giáo án bài giảng cho HS theo chương trình mới. Nội dung ví dụ và bài tập thực hành được thiết kế phù hợp với năng lực và tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 4, nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản về máy tính, là tiền đề để các em tiếp tục học lên lớp 5.
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.
Tham khảo thêm
Giáo án Giáo dục thể chất 4 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm 2024-2025
Kế hoạch dạy học Lịch sử - Địa lí 4 Cánh Diều 2023-2024
Đáp án Module học thông qua chơi (Đủ 5 Module)
Kế hoạch dạy học Công nghệ 4 Cánh Diều 2023-2024
Học và Chơi như hai cánh bướm - Cánh này không thể tồn tại nếu thiếu cánh kia
Cụm từ nào sau đây không phải là một trong 5 đặc điểm của HTQC?
Kế hoạch dạy học Âm nhạc 4 Cánh Diều 2023-2024
Đáp án tự luận Ngữ Văn module 4 THCS 2024 mới nhất
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Giáo án STEM lớp 4: Bình tưới cây thông minh (Powerpoint, Word)
-
Giáo án Công nghệ 4 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm 2024-2025
-
Giáo án STEM lớp 4 năm học 2024-2025 (Word, Powerpoint)
-
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 Kết nối tri thức trọn bộ cả năm 2023-2024
-
Giáo án PowerPoint Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức 2024-2025 (Đủ cả năm)
-
Giáo án STEM Tin học lớp 4 (File Powerpoint, Word)
-
Giáo án Tiết đọc thư viện lớp 4 trọn bộ cả năm 2024-2025
-
Giáo án PowerPoint Tin học 4 Cánh Diều (Trọn bộ cả năm)
-
Giáo án Âm nhạc 4 Cánh Diều trọn bộ cả năm 2024-2025
-
Giáo án buổi chiều Toán lớp 4 Kết nối tri thức (35 tuần)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo án lớp 4
Giáo án PowerPoint Công nghệ 4 Cánh diều (Cả năm)
Giáo án Chuyên đề Toán 4 Cánh Diều: Nhân với số có hai chữ số
(File Word) Giáo án Toán lớp 4 Kết nối tri thức trọn bộ cả năm 2024
Bài giảng điện tử môn Hoạt động trải nghiệm 4 Cánh Diều Cả năm 35 Tuần
Giáo án Powerpoint Tiếng Việt 4 Cánh Diều Cả năm (35 Tuần)
Bài giảng Powerpoint Mĩ thuật 4 Chân trời sáng tạo