Giáo án Giáo dục thể chất 4 Cánh Diều 2024-2025

Tải về

Giáo án GDTC 4 Cánh Diều file word/pdf

Giáo án Giáo dục thể chất 4 Cánh Diều - Mẫu giáo án điện tử bản word môn Thể dục lớp 4 bộ sách "Cánh diều", hay còn gọi là kế hoạch bài dạy môn Giáo dục thể chất lớp 4 bộ sách Cánh Diều, được biên soạn theo công văn 2345, rất thuận tiện cho giáo viên tham khảo và chỉnh sửa. Mẫu giáo án Giáo án sách Giáo dục thể chất lớp 4 cánh diều bản word sau đây sẽ giúp giáo viên tiết kiệm thời gian và công sức khi soạn giáo án theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Mời thầy cô tải file word/pdf Giáo án Thể dục lớp 4 Cánh Diều tại bài viết.

Lưu ý: Giáo án GDTC lớp 4 bộ Cánh Diều trọn bộ cả năm đã cập nhật đầy đủ 35 tuần học, gồm: Chủ đề 1, 2, 3 và môn tự chọn. Đặc biệt Giáo án Giáo dục thể chất 4 Cánh Diều học kì 1 có 2 phiên bản. Thầy cô tải file về máy để xem đầy đủ nội dung nhé!

Kế hoạch bài dạy GDTC lớp 4 Cánh Diều
Kế hoạch bài dạy GDTC lớp 4 Cánh Diều

1. Giáo án Giáo dục thể chất lớp 4 Cánh Diều (bản 1)

CHỦ ĐỀ 2: BÀI TẬP THỂ DỤC

BÀI 1: ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ, ĐỘNG TÁC LƯỜN, ĐỘNG TÁC VẶN MÌNH VÀ ĐỘNG TÁC BỤNG VỚI GẬY

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết và thực hiện vệ sinh đảm bảo an toàn trong giờ tập luyện của môn Giáo dục thể chất.
  • Biết quan sát tranh ảnh, động tác làm mẫu của GV để tập luyện động tác vươn thở, động tác lườn, động tác vặn mình và động tác bụng với gậy; quan sát tranh ảnh, động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện và tự sửa sai động tác.
  • Thực hiện được các động tác vươn thở, động tác lườn, động tác vặn mình, động tác bụng với gậy và vận dụng được vào trong các hoạt động tập thể.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung:

  • Biết phối hợp với bạn bè khi tập luyện theo nhóm, tổ.
  • Biết lắng nghe, sửa sai và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.

2.2. Năng lực riêng:

  • Bước đầu biết điều khiển tổ, nhóm tập luyện và giúp đỡ bạn trong tập luyện.
  • Tham gia tích cực các trò chơi vận động và bài tập phát triển thể lực.
  • Hoàn thành lượng vận động của bài tập.

3. Phẩm chất

  • Nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
  • Thể hiện sự yêu thích, hình thành thói quen thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
  • Vui vẻ, hòa đồng với mọi người.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
  • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

2. Thiết bị dạy học

2.1. Đối với giáo viên

  • Kẻ, vẽ sân tập theo nội dung bài học.
  • Còi, cờ, tranh ảnh, băng đĩa hình, dụng cụ tập luyện,…

2.2. Đối với học sinh

  • Trang phục thể thao, giày tập hoặc dép quai hậu.
  • Đảm bảo vệ sinh và an toàn trong tập luyện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS giãn cơ, làm nóng cơ thể, tăng khả năng phản xạ, tạo hứng thú để tiếp nhận nội dung bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS thực hiện xoay các khớp, sau đó chạy tại chỗ, vỗ tay giúp các em làm nóng cơ thể.

Ÿ Xoay các khớp:

Ÿ Kéo dãn cơ:

- GV tổ chức trò chơi Ai không có bóng :

- GV chuẩn bị và hướng dẫn HS cách chơi.

- GV làm mẫu một lần với nhóm nhỏ.

- GV yêu cầu cả lớp thực hiện theo lệnh của chỉ huy.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Trò chơi Ai không có bóng bước đầu đã giúp các em làm quen với các động tác khởi động. Để biết và thực hiện các động tác vươn thở, động tác lườn, động tác vặn mình, động tác bụng với gậy, chúng ta cùng tìm hiểu bài học đầu tiên cùa môn Giáo dục thể chất 4 – Bài 1: Động tác vươn thở, động tác lườn, động tác vặn mình và động tác bụng với gậy.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Động tác vươn thở với gậy.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các bước và thực hiện động tác vươn thở với gậy.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS quan sát tranh ảnh, video cách thực hiện động tác vươn thở với gậy.

- GV làm mẫu động tác vươn thở với gậy.

- GV đặt câu hỏi:

+ Động tác thầy/cô/các bạn trong tranh thực hiện là gì? Đó là hoạt động của tay hay chân, hướng đưa ra trước hay sau, gậy ở trên hay ở dưới vai?

+ Trong động tác thầy/cô vừa thực hiện, em thích động tác nào nhất? Em hãy thử thực hiện động tác đó.

- GV mô tả động tác, phân tích và hướng dẫn cách thực hiện động tác (GV hô nhịp thật chậm để HS quan sát):

+ TTCB: Đứng thẳng, hai chân chụm. hai tay cầm gậy rộng hơn vai.

+ Nhịp 1: Từ từ hít vào, đồng thời chân kiễng gót, hai tay đưa gậy về trước.

+ Nhịp 2: Từ từ thở ra, đồng thời hạ gót chân, gối chùng, hai tay hạ gậy chạm gối, mắt nhìn theo gậy.

+ Nhịp 3: Từ từ hít vào, đồng thời chan kiễng gót, hai tay đưa gậy ra trước lên cao, tay thẳng, mắt nhìn theo gậy.

+ Nhịp 4: Từ từ thở ra, về TTCB

+ Nhịp 5, 6, 7, 8: thực hiện như nhịp 1, 2, 3, 4.

- GV gọi 2, 3 bạn HS xung phong tập động tác theo mẫu.

- GV hô chậm và tập cùng cả lớp, chú ý quan sát sửa sai cho HS.

- GV vừa hướng dẫn vừa cho HS tập với tần số nhịp nhanh hơn cho tới khi các em tập cơ bản đúng.

- GV cũng HS nhận xét, đánh giá và có hình thức động viên, cổ vũ phù hợp đối với bạn tập theo mẫu giống nhất.

Hoạt động 2: Động tác lườn với gậy.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các bước và thực hiện động tác lườn với gậy.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS quan sát tranh ảnh, video cách thực hiện động tác lườn với gậy.

- GV làm mẫu động tác lườn với gậy.

- GV đặt câu hỏi:

+ Động tác thầy/cô/các bạn trong tranh thực hiện là gì? Đó là hoạt động của tay hay chân, hướng đưa ra trước hay sau, gậy ở trên hay ở dưới vai?

+ Trong động tác thầy/cô vừa thực hiện, em thích động tác nào nhất? Em hãy thử thực hiện động tác đó.

- GV mô tả động tác, phân tích và hướng dẫn cách thực hiện động tác (GV hô nhịp thật chậm để HS quan sát):

+ TTCB: Đứng thẳng, hai tay cầm gậy rộng hơn vai.

+ Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, đồng thời hai tay đưa gậy ra trước lên cao, tay thẳng, mắt nhìn thẳng.

+ Nhịp 2: Nghiêng lườn sang trái.

+ Nhịp 3: Về tư thế như nhịp 1.

+ Nhịp 4: Về TTCB.

+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Như nhịp 1, 2, 3, 4, nhưng đổi bên.

- GV gọi 2, 3 bạn HS xung phong tập động tác theo mẫu.

- GV hô chậm và tập cùng cả lớp, chú ý quan sát sửa sai cho HS.

- GV vừa hướng dẫn vừa cho HS tập với tần số nhịp nhanh hơn cho tới khi các em tập cơ bản đúng.

- GV cũng HS nhận xét, đánh giá và có hình thức động viên, cổ vũ phù hợp đối với bạn tập theo mẫu giống nhất.

Hoạt động 3: Động tác vặn mình với gậy.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các bước và thực hiện động tác vặn mình với gậy.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS quan sát tranh ảnh, video cách thực hiện động tác vặn mình với gậy

- GV làm mẫu động tác vặn mình với gậy.

- GV đặt câu hỏi:

+ Động tác thầy/cô/các bạn trong tranh thực hiện là gì? Đó là hoạt động của bộ phận nào, hướng đưa gậy như thế nào?

+ Trong động tác thầy/cô vừa thực hiện, em thích động tác nào nhất? Em hãy thử thực hiện động tác.

- GV mô tả động tác, phân tích và hướng dẫn cách thực hiện động tác (GV hô nhịp thật chậm để HS quan sát):

+ TTCB: Đứng thẳng, hai tay cầm gậy rộng hơn vai.

+ Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, hai tay đưa gậy về trước.

+ Nhịp 2: Vặn mình sang trái; tay phải co, tay trái thẳng; mắt nhìn tay trái.

+ Nhịp 3: Về tư thế như nhịp 1.

+ Nhịp 4: Về TTCB.

+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Như nhịp 1, 2, 3, 4, nhưng đổi bên.

- GV gọi 2, 3 bạn HS xung phong tập động tác theo mẫu.

- GV hô chậm và tập cùng cả lớp, chú ý quan sát sửa sai cho HS.

- GV vừa hướng dẫn vừa cho HS tập với tần số nhịp nhanh hơn cho tới khi các em tập cơ bản đúng.

- GV cũng HS nhận xét, đánh giá và có hình thức động viên, cổ vũ phù hợp đối với bạn tập theo mẫu giống nhất.

Hoạt động 4: Động tác bụng với gậy.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các bước và thực hiện động tác bụng với gậy.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS quan sát tranh ảnh, video cách thực hiện động tác bụng với gậy

- GV làm mẫu động tác bụng với gậy.

- GV đặt câu hỏi:

+ Động tác thầy/cô/các bạn trong tranh thực hiện là gì? Đó là hoạt động của bộ phận nào, hướng đưa gậy như thế nào?

+ Trong động tác thầy/cô vừa thực hiện, em thích động tác nào nhất? Em hãy thử thực hiện động tác.

- GV mô tả động tác, phân tích và hướng dẫn cách thực hiện động tác (GV hô nhịp thật chậm để HS quan sát):

+ TTCB: Đứng thẳng, hai tay cầm gậy rộng hơn vai.

+ Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang rộng hơn vai, hai tay đưa gậy lên cao, tay thẳng; mắt nhìn theo gậy.

+ Nhịp 2: Cúi gập bụng, gậy chạm bàn chân, gối thẳng.

+ Nhịp 3: Về tư thế như nhịp 1.

+ Nhịp 4: Về TTCB.

+ Nhịp 5, 6, 7, 8: thực hiện như nhịp 1, 2, 3, 4, nhưng đổi bên.

- GV gọi 2, 3 bạn HS xung phong tập động tác theo mẫu.

- GV hô chậm và tập cùng cả lớp, chú ý quan sát sửa sai cho HS.

- GV vừa hướng dẫn vừa cho HS tập với tần số nhịp nhanh hơn cho tới khi các em tập cơ bản đúng.

- GV cũng HS nhận xét, đánh giá và có hình thức động viên, cổ vũ phù hợp đối với bạn tập theo mẫu giống nhất.

Hoạt động 5: Thực hiện cả bốn động tác:

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các bước và thực hiện động tác vươn thở, động tác lườn, động tác vặn mình và động tác bụng với gậy. b. Cách tiến hành

- GV vừa hô và tập cả bốn động tác cùng cả lớp.

- GV gọi một số HS lên tập liên hoàn bốn động tác.

- GV gọi một số bạn nhận xét.

- GV cho tập theo tổ, sửa sai cho từng tổ.

- GV gọi từng tổ lên thực hiện động tác.

- GV biểu dương những tổ làm đúng và sửa động tác cho những tổ làm chưa đúng.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Luyện tập động tác

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện tập nhuần nhuyễn các động tác vươn thở, động tác lườn, động tác vặn mình và động tác bụng với gậy

b. Cách tiến hành

- GV gọi một số HS lên thực hiện liên hoàn bốn động tác.

- GV gọi 1, 2 bạn HS nhận xét.

- GV yêu cầu hai bạn đứng cạnh nhau luyện tập theo nhóm và tự nhận xét.

- GV yêu cầu luyện tập theo tổ, tổ trưởng vừa hô vừa tập cùng các bạn trong tổ.

- GV quan sát, sửa lỗi và nhận xét chung.

- Đối với những HS tiếp thu chưa tốt, GV hướng dẫn cho HS luyện tập với tốc độ chậm, kết hợp sửa động tác.

- GV tổ chức cho từng tổ thi đua.

Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi bổ trợ khéo léo: Trò chơi "Chân ai khéo".

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, rèn luyện sự khéo léo, giáo dục tinh thần tập thể, tính đoàn kết.

b. Cách tiến hành

- GV chia lớp thành các đội chơi dựa trên sĩ số lớp.

- GV cho lớp chuẩn bị và hướng dẫn HS cách chơi

+ Đội nào xong trước, thực hiện đúng cách chơi, thu được nhiều bóng nhất thì thắng cuộc.

Hoạt động 3: Tập bài tập phát triển thể lực

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, rèn luyện và nâng cao thể lực.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS tập một số bài tập sau:

+ Bài tập 1: Tại chỗ, bật trùng gối tách và chụm chân; thực hiện 20 – 25 lần, lặp lại 2 lần; sau mỗi lần, cần đi lại và hít thở sâu trong vòng 1 phút.

+ Bài tập 2: Chạy tại chỗ gót chạm mông, hai tay chống hông; thực hiện 25 – 30 lần, lặp lại 2 lần; sau mỗi lần, cần đi lại vung tay thả lỏng người và hít thở sâu trong vòng 1 phút.

- GV cần lưu ý một số trường hợp không nên tập thể lực: có bệnh về xương, về mạch máu, mới phục hồi sau chấn thương,…

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS làm bài tập trong SGK.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS làm các bài 1, 2 trong SGK tr.26.

- GV nêu yêu cầu bài tập:

Bài 1: Quan sát H.10, em hãy cho biết tên động tác và thực hiện toàn bộ động tác theo mỗi hình.

Bài 2: Em cùng các bạn tập bài thể dục với gậy khi tập thể dục giữa giờ.

* CỦNG CỐ VÀ ĐÁNH GIÁ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát:

+ Hoàn thành tốt: Thực hiện cơ bản đúng cả bốn động tác vươn thở, động tác lườn, động tác vặn mình và động tác bụng với gậy; biết được lỗi sai và cơ bản khắc phục được lỗi đó trong quá trình luyện tập.

+ Hoàn thành: Thực hiện được hai hoặc bốn động tác vươn thở, động tác lườn, động tác vặn mình và động tác bụng với gậy; biết được lỗi sai trong quá trình luyện tập.

+ Chưa hoàn thành: Thực hiện được một trong bốn động tác vươn thở, động tác lườn, động tác vặn mình và động tác bụng với gậy hoặc không thực hiện được động tác nào.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các động tác đã học hôm nay trong giờ giải lao, hoặc giờ nghỉ ở nhà.

+ Tích cực rèn luyện thể dục thể thao tại nhà.

+ Đọc và chuẩn bị trước Bài 2: Động tác lưng, động tác chân, động tác nhảy và động tác điều hoà với gậy.

- HS thực hiện vận động.

- HS tích cực tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn.

- HS quan sát GV làm mẫu.

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh.

- HS quan sát GV làm mẫu.

- HS trả lời:

+ Động tác thầy cô thực hiện là động tác vươn thở với gậy.

- HS lắng nghe và quan sát.

- HS thực hiện theo mẫu.

- Cả lớp tập động tác 2 lần 8 nhịp

- HS tập 2 – 3 lần 8 nhịp.

- HS lắng nghe và vỗ tay.

- HS quan sát tranh.

- HS quan sát GV làm mẫu.

- HS trả lời:

+ Động tác thầy cô thực hiện là động tác lườn với gậy.

+ Đó là hoạt động của tay, hướng đưa ra trước và gậy ở nhịp 1 và nhịp đưa lên cao (trên vai), nhịp 2 gậy nghiêng sang trái/sang phải, gậy ở nhịp 4 ở vị trí ngang hông.

- HS lắng nghe và quan sát.

- HS thực hiện theo mẫu.

- Cả lớp tập động tác 2 lần 8 nhịp

- HS tập 2 – 3 lần 8 nhịp.

- HS lắng nghe và vỗ tay.

- HS quan sát tranh.

- HS quan sát GV làm mẫu.

- HS trả lời:

+ Động tác thầy cô thực hiện là động tác vặn lườn với gậy.

+ Đó là hoạt động của lườn.

+ Ở nhịp 1 và nhịp 3 hướng đưa gậy ra trước vai.

+ Ở nhịp 2, hướng đưa gậy hướng sang phải/trái

+ Ở nhịp 4, hướng đưa gậy ra trước hông.

- HS lắng nghe và quan sát.

- HS thực hiện theo mẫu.

- Cả lớp tập động tác 2 lần 8 nhịp

- HS tập 2 – 3 lần 8 nhịp.

- HS lắng nghe và vỗ tay.

- HS quan sát tranh.

- HS quan sát GV làm mẫu.

- HS trả lời:

+ Động tác thầy cô thực hiện là động tác bụng với gậy.

+ Đó là hoạt động của bụng.

+ Ở nhịp 1 và nhịp 3 hướng đưa gậy lên cao (trên vai)

+ Ở nhịp 2, gập người,hướng đưa gậy xuống dưới chân.

+ Ở nhịp 4, hướng đưa gậy ra trước hông.

- HS lắng nghe và quan sát.

- HS thực hiện theo mẫu.

- Cả lớp tập động tác 2 lần 8 nhịp

- HS tập 2 – 3 lần 8 nhịp.

- HS lắng nghe và vỗ tay.

- HS thực hiện.

- HS tập 1 lần 8 nhịp.

- HS quan sát và nhận xét.

- Cả lớp chú ý quan sát để ghi nhớ.

- HS thực hiện động tác theo nhịp hô của GV.

- HS thực hiện theo cặp.

- HS thực hiện theo nhịp hô của tổ trưởng.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS tham gia thi đua.

- HS chú ý nghe để hiểu rõ luật chơi và tham gia trò chơi.

- HS tập bài tập thể lực theo hướng dẫn của GV.

- HS trả lời:

Bài 1:

(a) Động tác vặn mình với gậy

(b) Động tác lườn với gậy

(c) Động tác vươn thở với gậy

(d) Động tác bụng với gậy.

Bài 2:

HS thực hiện

- HS lắng nghe và chú ý

- HS ghi nhớ.

- HS ghi chú.

........................

1. Giáo án Giáo dục thể chất lớp 4 Cánh Diều (bản 2)

TUẦN 1

CHỦ ĐỀ 1: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ

BÀI 1: ĐỘNG TÁC ĐI ĐỀU MỘT HÀNG DỌC VÒNG BÊN PHẢI

TIẾT 1: ĐỘNG TÁC ĐI ĐỀU MỘT HÀNG DỌC VÒNG BÊN PHẢI

Số tiết: 03

Thời gian thực hiện: Từ ngày đến ngày /9/2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực

- Biết chương trình môn GDTC lớp 4; biết khẩu lệnh và cách thức thực hiện được động tác đi đều một hàng dọc vòng bên phải, biết cách chơi trò chơi, để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học: Thông qua việc tự xem trước khẩu lệnh, quan sát tranh ảnh cách thực hiện động tác đi đều một hàng dọc vòng bên phải trong sách giáo khoa.

- Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.

- Hình thành và phát triển năng lực chăm sóc sức khỏe: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân trước, trong và sau khi tập để đảm bảo an toàn trong tập luyện, biết điều chỉnh chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho cơ thể.

- Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sang tạo: Thông qua việc thực hiện được động tác đi đều một hàng dọc vòng bên phải. Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.

2. Phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất.

- Nghiêm túc, tích cực, hăng hái, đoàn kết trong tập luyện và hoạt động tập thể.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh động tác đi đều một hàng dọc vòng bên phải, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi.

- Học sinh chuẩn bị: Trang phục gọn gàng, giày thể thao hoặc dép quai hậu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

.........................

Tải file mẫu Giáo án lớp 4 môn Giáo dục thể chất bộ Cánh Diều về máy để xem tiếp nội dung

Bộ KHBD: Giáo án Giáo dục thể chất 4 Cánh Diều được biên soạn theo cấu trúc dạng 2 cột rất khoa học, bám sát nội dung chương trình bộ SGK Cánh Diều, tương thích với nhiều mẫu bản Word 2003, Word 2006, Word 2019, Word 2013, Word 2016, Word 2019... Do đó rất thuận tiện để thầy cô tải về, xem và chỉnh sửa nội dung theo ý muốn cho phù hợp với yêu cầu soạn giáo án của các sở giáo dục địa phương. Giáo án GDTC 4 Cánh Diều tải miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ giáo viên soạn giáo án cho riêng mình.

Mời bạn đọc tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác tại mục Dành cho giáo viên thuộc chuyên mục Tài liệu nhé.

Đánh giá bài viết
40 12.921
2 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • 🖼️
    0359997100

    em tải giáo án thể dục 4 lại ra đề thi lớp 2 là sao a?

    Thích Phản hồi 05/11/23
    • 🖼️
      Ban Quản Trị HoaTieu.vn

      Dạ đã được cập nhật lai ạ, do có lỗi kĩ thuật nội dung file chỉnh đúng rồi nhé ạ. Bên mình cũng hỗ trợ gửi qua zalo cho bạn rồi ạ, bạn kiểm tra nhé. Cảm ơn bạn đã phản hồi ạ.

      Thích Phản hồi 05/11/23
  • 🖼️
    0768718229

    Bạn ơi, mình thấy là giáo án thể dục 4 cả năm cánh diều mà sao mới chỉ đến tuần 8?

    Thích Phản hồi 09/11/23
    • 🖼️
      Ban Quản Trị HoaTieu.vn

      Dạ, HoaTieu có nhắn tin SMS, anh chị kiểm tra tin nhắn nhé ạ. Hoặc cảm phiền anh chị nhắn tin zalo tới số 0936.120.169 để HoaTieu hỗ trợ ạ. Vì zalo anh chặn tìm kiếm nên HoaTieu gửi tin nhắn liên hệ rồi ạ.

      Thích Phản hồi 10/11/23
Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm