(8 chủ đề) Giáo án Âm nhạc 4 Kết nối tri thức Cả năm 2024-2025
Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc 4 Kết nối tri thức
- 1. Giáo án Âm nhạc 4 Kết nối tri thức file word
- Giáo án Âm nhạc 4 Kết nối tri thức chủ đề 1
- Giáo án Âm nhạc 4 Kết nối tri thức chủ đề 2
- Giáo án Âm nhạc 4 Kết nối tri thức chủ đề 3
- Giáo án Âm nhạc 4 Kết nối tri thức chủ đề 4
- Giáo án Âm nhạc 4 Kết nối tri thức chủ đề 5
- Giáo án Âm nhạc 4 Kết nối tri thức chủ đề 6
- Giáo án Âm nhạc 4 Kết nối tri thức chủ đề 7
- Giáo án Âm nhạc 4 Kết nối tri thức chủ đề 8
- 2. Giáo án Powerpoint Âm nhạc 4 Kết nối tri thức
Giáo án Âm nhạc 4 Kết nối tri thức Trọn bộ cả năm đủ 8 chủ đề được HoaTieu.vn chia sẻ sau đây là mẫu Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc lớp 4 bộ sách KNTT biên soạn theo chuẩn Công văn 2345 của Bộ GDĐT. Mẫu giáo án sách Âm nhạc lớp 4 Kết nối tri thức file word là tài liệu vô cùng hữu ích giúp giáo viên có thêm nhiều ý tưởng hay khi soạn giáo án, bài giảng cho năm học mới.
Sau đây là nội dung chi tiết, mời thầy cô cùng tham khảo và tải về Giáo án - Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 4 Kết nối tri thức cả năm tại đường link trong bài.
1. Giáo án Âm nhạc 4 Kết nối tri thức file word
Giáo án Âm nhạc 4 Kết nối tri thức chủ đề 1
CHỦ ĐỀ 1: THANH ÂM NGÀY MỚI
(4 tiết)
* Thời gian thực hiện: …/…/….. đến …/…/…..
* NỘI DUNG:
- Lí thuyết âm nhạc: Một số kí hiệu ghi nhạc
- Đọc nhạc: Bài số 1
- Hát: Chuông gió leng keng
- Thường thức âm nhạc: Hình thức biểu diễn trong ca hát
- Vận dụng – Sáng tạo
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực âm nhạc:
- Nhận biết và nêu được các kí hiệu về khuông nhạc, dòng kẻ phụ, khoá Son và vị trí 7 nốt nhạc trên khuông.
- Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ nốt trắng – nốt đen bài đọc nhạc số 1. Biết vỗ tay theo phách và gõ đệm cho bài đọc nhạc.
- Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Chuông gió leng keng. Biết thể hiện tính chất vui tươi, rộn ràng của bài hát. Biết hát kết hợp vận động và gõ đệm bằng nhạc cụ trai-en-gô.
- Nhận biết và thể hiện được các hình thức biểu diễn trong ca hát: đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.
* Năng lực chung:
- Biết lắng nghe, cảm thụ âm nhạc và chia sẻ ý kiến trong các hoạt động âm nhạc.
- Biết phối hợp cùng các bạn khi tham gia hoạt động học tập.
* Phẩm chất:
Biết yêu quý, đoàn kết với bạn bè và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Đàn phím điện tử, bài giảng điện tử, các phương tiện nghe nhìn, các file học liệu điện tử.
- SGK, SGV, Vở bài tập âm nhạc 4.
- Nhạc cụ gõ/ nhạc cụ giai điệu (recorder hoặc kèn phím)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1:
LÍ THUYẾT ÂM NHẠC:
MỘT SỐ KÍ HIỆU ÂM NHẠC
ĐỌC NHẠC:
BÀI SỐ 1
* Yêu cầu cần đạt.
- Nhận biết được các kí hiệu: khuông nhạc, dòng kẻ phụ, khoá Son và vị trí 7 nốt nhạc trên khuông.
- Đọc được bài đọc nhạc số 1 kết hợp vỗ tay theo phách.
Tiến trình bài dạy | Hoạt động của GV và HS |
1. Mở đầu: - Trò chơi: “Đọc lời ca theo tiết tấu tự sáng tạo” * GV có thể gợi ý HS đọc lời ca theo hình tiết tấu:
| - Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi trò chơi đọc lời ca theo tiết tấu đã gợi ý. - GV yêu cầu HS đọc kết hợp gõ tiết tấu bằng nhạc cụ gõ. - Học sinh thực hành theo nhiều hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ. - GV khuyến khích HS đọc lời ca theo mẫu tiết tấu tự sáng tạo theo ý thích cá nhân. - HS nhận xét bạn/ nhóm bạn. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS và liên kết giới thiệu vào bài mới. |
2. Hình thành kiến thức mới. Lí thuyết âm nhạc: Một số kí hiệu ghi nhạc * Quan sát các hình vẽ và nhận xét
* Khuông nhạc, khoá Son, vị trí 7 nốt nhạc trên khuông. - Khuông nhạc và dòng kẻ phụ. - Khóa son. - Vị trí 7 nốt nhạc trên khuông.
- Nhận xét hình dáng khóa Son và nêu vị trí các nốt nhạc trên khuông | - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, chia nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi: + Có mấy dòng kẻ dài? Chúng nằm như thế nào với nhau? + Có mấy dòng kẻ ngắn? Chúng nằm ở đâu so với dòng kẻ dài? + Hãy nói tên hình vẽ (khoá Son) đặt ở đầu các dòng kẻ? - Các nhóm trả lời các câu hỏi theo hiểu biết. - GV yêu cầu HS nhận xét bạn/ nhóm bạn. - GV nhận xét, tuyên dương HS và dẫn dắt tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc. - GV cho HS tìm hiểu về khuông nhạc và dòng kẻ phụ. - GV có thể cho HS thực hành kẻ khuông nhạc và dòng kẻ phụ. - GV nhận xét, tuyên dương và điều chỉnh cho HS nếu cần. - GV cho HS tìm hiểu về khóa son. - GV có thể cho HS thực hành vẽ khóa son trên khuông nhạc. - GV nhận xét, tuyên dương và điều chỉnh cho HS nếu cần. - GV giới thiệu cho HS vị trí 7 nốt nhạc trên khuông nhạc. - GV đàn và yêu cầu HS thể hiện cao độ của 7 nốt nhạc. - HS thực hành bằng nhiều hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ. - GV nhận xét, tuyên dương và sửa sai cho HS nếu có. - GV phát phiếu bài tập và yêu cầu HS viết tên các nốt nhạc trên khuông. - HS thực hành làm phiếu bài tập theo hướng dẫn của GV. - GV yêu cầu HS trình bày kết quả thực hành. - HS nhận xét, sửa sai cho bạn. - GV thu và nhận xét phiếu bài tập, tuyên dương và sửa sai cho học sinh nếu có. |
Xem tiếp trong file tải về....
Giáo án Âm nhạc 4 Kết nối tri thức chủ đề 2
Xem chi tiết trong file tải về.
Giáo án Âm nhạc 4 Kết nối tri thức chủ đề 3
Xem chi tiết trong file tải về.
Giáo án Âm nhạc 4 Kết nối tri thức chủ đề 4
CHỦ ĐỀ 4: VUI ĐÓN TẾT
1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
2. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
· Hát: Tết là tết.
· Nhạc cụ: Thể hiện nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu.
· Thường thức âm nhạc: Pi-tơ và chó soi.
· Vận dụng – Sáng tạo.
TIẾT 13:
HÁT: TẾT LÀ TẾT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhớ được tên bài hát Tết là tết và tên tác giả.
- Hát với giọng tự nhiên, tư thế phù hợp, bước đầu hát đúng cao độ, trường độ và rõ lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay theo nhịp, theo phách.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Tích cực tham gia, biết tương tác, kết hợp trong làm việc nhóm, các hoạt động trải nghiệm, khám phá, biểu diễn.
- Tự tin, có ý tưởng sáng tạo khi tham gia các hoạt động tập thể.
- Biết lắng nghe, chia sẻ ý kiến cá nhân, đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập.
Năng lực riêng:
· Hát đúng giai điệu và lời ca, thể hiện được tính chất vui tươi của bài Tết là Tết. Biết biểu diễn bài hát với hình thức phù hợp và sáng tạo.
3. Phẩm chất
- Biết trân trọng tình cảm gia đình và hiểu được ý nghĩa của Tết đoàn viên.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 4.
- Tranh ảnh để tổ chức hoạt động.
- Nhạc cụ và phương tiện nghe - nhìn, các file học liệu điện tử.
b. Đối với học sinh
- SHS Âm nhạc 4.
- SHS Âm nhạc 4.
- Nhạc cụ gõ, nhạc cụ giai điệu, nhạc cụ gõ tự tạo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: - Tạo cho HS tâm thế sẵn sàng, hứng thú tìm hiểu nội dung bài học. - HS kể được tên các loại hoa thường có trong dịp Tết. b. Cách tiến hành - GV chia HS thành 4 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau: + Trong thời gian 1 phút, các nhóm ghi vào giấy tên các loài hoa có trong dịp Tết. + Nhóm thắng cuộc là nhóm ghi được đúng và nhiều nhất. - GV yêu cầu các nhóm nộp giấy và cử đại diện các nhóm kể tên các loài hoa có trong dịp Tết. Các HS khác lắng nghe, nhận xét câu trả lời của nhóm bạn. - GV nhận xét, đánh giá và tuyên bố nhóm thắng cuộc, khen ngợi tinh thần tích cực tham gia của các nhóm. - GV chốt đáp án: Tết các loài hoa thường có trong dịp Tết: Hoa đòa, hoa mai, hoa lay-ơn, hoa đồng tiền, hoa cúc, hoa tầm xuân, hoa ly,... - GV dẫn dắt HS vào bài học: Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu và học một bài về ngày Tết, cảm nhận không khí đoàn tụ gia đình, mọi người hân hoan vui vẻ và dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp. Chúng ta cùng vào Tiết 13 – Hát: Tết là Tết. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hát Tết là tết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc nhẩm lời ca và nêu được nội dung bài hát. - Lắng nghe GV hát mẫu, cảm nhận được tính chất vui tươi, rộn ràng của bài hát. - Biết chia câu hát và vỗ tay theo phách. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Em đã được học bài hát nào về Tết chưa? + Kể tên những bài hát về ngày Tết mà em biết? - GV mời đại diện 2 – 3 SH trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Một số bài hát về ngày Tết: Sắp đến Tết rồi, Tết ơi là Tết, Ngày Tết quê em, Xúc xắc xúc xẻ,... - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Em hãy đọc lời ca và cho biết bài hát có nội dung gì? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Tết là ngày đoàn tụ gia đình, con cháu dù đi đâu xa thì Tết cũng về sum vầy với bố mẹ, ông bà. + Ngày Tết, mọi người đều hân hoan vui vẻ dành cho những lời chúc tốt đẹp. - GV cho HS nghe bài hát Tết là tết: https://www.youtube.com/watch?v=oaCx7Bkww3o - GV hát mẫu cho HS nghe, HS cảm nhận được tính chất vui tươi, rộn ràng của bài hát. - GV gợi ý cho HS nhận ra câu hát được lặp lại nhiều lần: Tết Tết Tết là Tết là Tết. - GV gợi ý cho HS chia câu hát. - GV đọc lời ca và vỗ tay theo phách, hướng dẫn HS lắng nghe, quan sát và thực hiện theo. + Câu hát 1: Tết Tết Tết là Tết là Tết, Tết vừa đến đây dưới mái hiên nhà. + Câu hát 2: Tết Tết Tết là Tết là Tết, Tết vừa ghé qua trong nhà dưới phố. + Câu hát 3: Tết Tết Tết là Tết là Tết, cho người xa về đây xum về. + Câu hát 4: Tết Tết Tết là Tết là Tết, con cháu ông bà quây quần bên nhau. + Câu hát 5: Cho bầy trẻ thơ cùng khoe áo mới. Cho những người lớn lì xì trẻ con. Hoạt động 2: Tập hát a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV hát mẫu từng câu. - Luyện hát với hình thức tập thể, nhóm đôi, cá nhân. b. Cách tiến hành: - GV hát mẫu chậm từng câu, rõ ràng, có vỗ phách và nhấn mạnh vào phách từng câu. - GV hướng dẫn HS luyện tập với hình thức: tập thể, nhóm đôi, cá nhân, kết hợp vỗ tay theo phách. + GV sửa sai về cao độ, tiết tấu, lỗi phát âm cho HS. - GV lưu ý HS khi hát: + Nốt luyến cuối câu 2. + Các từ nốt móc kép tập nhả chữ cho rõ và nhanh. + Dòng cuối cùng chỉ đọc lời ca theo tiết tấu. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hát được bài hát Tết là Tết với nhạc đệm kết hợp vận động theo nhịp. b. Cách tiến hành: - GV đệm/ mở file mp3 nhạc beat, hướng dẫn HS nghe nhạc đệm để vào đúng. https://www.youtube.com/watch?v=uxywtKfdQTI - GV hướng dẫn HS hát với nhạc đệm kết hợp vận động theo nhịp như nghiêng đầu sang phải, sang trái. - GV chia HS theo nhóm/ tổ, cho HS luyện tập. - GV lưu ý HS: + Hát đều nhau, hát đúng với nhạc đệm. + Khuyến khích các bạn hát tốt hơn hướng dẫn các bạn hát chưa vững; hát với hình thức nối tiếp nhau kết hợp vỗ tay cùng bạn. - GV yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét từng nhóm và khen ngợi những nhóm thực hiện tốt. * CỦNG CỐ - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ cảm nhận của bản thân sau khi học bài hát Tết là Tết. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - HS hát lại bài hát Tết lá Tết cho người thân nghe. | - HS chia thành các nhóm. - HS lắng nghe GV giao nhiệm vụ. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu và quan sát hình ảnh. - HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bào học. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS thảo luận theo nhóm. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe bài hát, cảm nhận giai điệu bài hát. - HS lắng nghe GV hát. - HS tập chia câu hát theo hướng dẫn của GV, đọc lời và vỗ tay theo phách. - HS lắng nghe GV hát mẫu từng câu. - HS tập hát theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS luyện hát với nhạc đệm. - HS luyện hát theo nhóm, tổ. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
.............
Giáo án Âm nhạc 4 Kết nối tri thức chủ đề 5
Xem chi tiết trong file tải về
Giáo án Âm nhạc 4 Kết nối tri thức chủ đề 6
Xem chi tiết trong file tải về
Giáo án Âm nhạc 4 Kết nối tri thức chủ đề 7
Xem chi tiết trong file tải về
Giáo án Âm nhạc 4 Kết nối tri thức chủ đề 8
Tải file về máy để xem tiếp nội dung
2. Giáo án Powerpoint Âm nhạc 4 Kết nối tri thức
Mời bạn đọc tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác tại mục Dành cho giáo viên thuộc chuyên mục Tài liệu nhé.
- Chia sẻ:Lanh Lảnh Lót
- Ngày:
- Tham vấn:Nguyễn Thị Hải Yến
Tham khảo thêm
- Môn Toán
- Môn Tiếng Việt
- Môn Khoa học
- Môn Lịch sử & Địa lí
- Môn Hoạt động trải nghiệm
- (Word) Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 Kết nối tri thức
- (Word) Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 Chân trời sáng tạo
- (Word) Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 Cánh Diều
- (PPT) PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 4 Kết nối tri thức
- (PPT) PowerPoint Hoạt động trải nghiệm Chân trời sáng tạo
- (PPT) PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 4 Cánh Diều
- Môn Đạo đức
- Môn Tin học
- Môn Công nghệ
- Môn Mĩ thuật
- Môn Âm nhạc
- Môn Giáo dục thể chất
- Môn Tiếng Anh
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 4
Giáo án Lịch sử và Địa lý lớp 4 Kết nối tri thức cả năm 2023-2024
Giáo án lớp 4 Cánh Diều đầy đủ các môn 2024-2025
Giáo án PowerPoint Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức 2024-2025 (Đủ cả năm)
Giáo án STEM lớp 4 năm học 2024-2025 (Word, Powerpoint)
Giáo án Giáo dục thể chất 4 Kết nối tri thức trọn bộ cả năm 2024
Giáo án buổi chiều Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo (Đủ cả năm)