Giáo án Tin học 4 Cánh Diều Trọn bộ cả năm 2024-2025

Tải về

Giáo án Tin học lớp 4 theo Công văn 2345

Giáo án Tin học 4 Cánh Diều hay còn gọi là Kế hoạch bài dạy môn Tin học lớp 4 Cánh diều theo chương trình mới. Đây là mẫu giáo án điện tử bản word môn Tin học lớp 4 sách Cánh Diều, được biên soạn theo công văn 2345, mang đến bài soạn đầy đủ 35 tuần học trong suốt cả năm học. Mời thầy cô tải file word, pdf Giáo án Tin học 4 Cánh Diều theo chương trình mới về máy để tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài giảng năm học mới.

Ngoài ra thầy cô có thể tham khảo thêm Giáo án PowerPoint Tin học 4 Cánh Diều cả năm, Giáo án lớp 4 sách Cánh Diều, Kế hoạch dạy học lớp 4 Cánh Diều - Tất cả các môn, để soạn giáo án thêm sinh động, mang đến nhiều giờ học lý thú cho học sinh hơn.

KHBD Tin học lớp 4 Cánh diều
KHBD Tin học lớp 4 Cánh diều

Giáo án Tin học lớp 4 Cánh Diều theo chương trình mới

CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ EM

A.1. PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM

BÀI 1. PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH

(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được tên một số thiết bị phần cứng máy tính đã biết.
  • Trình bày được sơ lược vai trò của một số thiết bị phần cứng thông dụng.

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp

b. Năng lực riêng:

  • Nhận biết được một số thiết bị phần cứng và vai trò của chúng.

3. Phẩm chất:

  • Biết yêu quý đồ dùng học tập, bảo vệ máy tính và thiết bị học tập tại gia đình và nhà trường.
  • Luôn chăm chỉ trong học tập.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Phiếu bài tập
  • Máy tính kết nối Internet, loa, máy chiếu.

b. Đối với học sinh

  • SHS, VBT Tin học 4 .
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và HS trước khi vào bài mới.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi: Trò chơi ô chữ

- GV phổ biến luật chơi:

+ Có 6 từ hàng ngang tương ứng với 6 câu hỏi gợi ý bất kỳ.

+ Các em dựa vào gợi ý và tìm từ hàng ngang tương ứng với số ô chữ của mỗi hàng. Đằng sau mỗi ô hàng ngang là một thiết bị thuộc thành phần của máy tính.

+ Các em có thể lựa chọn thứ tự câu hỏi bất kì

- GV nêu câu hỏi:

Câu 1: Có 7 chữ cái. Thiết bị cất giữ những bộ phận lưu trữ, xử lí thông tin của máy tính.

Câu 2: Có 7 chữ cái. Thiết bị được dùng để hiển thị hình ảnh, kĩ hiệu, văn bản khi máy tính hoạt động.

Câu 3: Có 7 chữ cái. Thiết bị được dùng để gõ chữ số, kí hiệu, nhập dữ liệu vào máy tính.

Câu 4: Có 5 chữ cái. Thiết bị giúp điều khiển máy tính thuận tiện hơn.

Câu 5: Có 3 chữ cái. Thiết bị dùng để phát âm thanh từ máy tính.

Câu 6: Có 8 chữ cái. Thiết bị để truyền tải hình ảnh, bài giảng với kích thước màn hình rộng lớn, thường được sử dụng trong dạy học, hội nghị.

- Sau khi lật hết các từ hàng ngang, GV đặt câu hỏi: Từ hàng dọc đang muốn nhắc đến môn học nào?

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp và đặt thêm câu hỏi: Em còn biết những thiết bị nào khác của máy tính, hãy chia sẻ cho bạn cùng biết.

- GV mời 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài: Hoạt động khởi động đã giúp chúng ta nhớ lại các thiết bị thuộc thành phần cơ bản của máy tính. Vậy em có biết các thiết bị là phần cứng hay phần mềm của máy tính không? Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đến với bài hôm nay Bài 1: Phần cứng máy tính.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Phần cứng và thiết bị ngoại vi

a. Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm phần cứng và thiết bị ngoại vi.

- Nêu được lợi ích của các thiết bị ngoại vi đối với máy tính.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc khái niệm mục 1 – SGK tr.5 và trả lời câu hỏi:

+ Phần cứng của máy tính là gì? Các thiết bị phần cứng bên ngoài thân máy được gọi là gì?

+ Kể tên một số phần cứng của máy tính.

+ Làm thế nào em nhận biết được đó là phần cứng của máy tính.

- GV mời 1-2 HS đại diện trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV nêu đề bài Hoạt động 1 – SGK tr.5, yêu cầu HS thảo luận theo cặp để tìm ra trả lời câu hỏi: Một số thiết bị ngoại vi phổ biến được chỉ ra ở Hình 1. Theo em, mỗi thiết bị này bổ sung cho máy tính chức năng gì? Hãy chia sẻ cho các bạn cùng biết.

- GV mời 1-2 HS đại diện trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV yêu cầu HS tiếp tục đọc thông tin và cho biết: Các thiết bị ngoại vi giúp máy tính thực hiện chức năng gì. Nêu ví dụ.

- GV mời 1-2 HS đại diện trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Mỗi thiết bị ngoại vi bổ sung chức năng hữu ích cho máy tính.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về các thiết bị phần cứng bên trong thân máy.

a. Mục tiêu: Nêu được các thiết bị bên trong thân máy và chức năng của chúng.

b. Cách thức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Em có biết những thiết bị phần cứng nào nằm ở trong thân máy không? Hãy kể tên các thiết bị đó.

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi.

- HS dẫn dắt vào phần mới.

- GV nêu đề bài Hoạt động 2 – SGKtr.5, yêu cầu HS thảo luận theo cặp và hoàn thành Phiếu bài tập: Hình 2 cho biết một số thiết bị phần cứng bên trong thân máy. Em hãy cùng bạn quan sát để biết tên và chức năng của chúng. Sau đó, các em hãy hoàn thành Phiếu bài tập sau:

Tên thiết bị

Chức năng

- GV gọi một số cặp đứng dậy trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác nhận xét.

- GV nêu thêm một số thiết bị khác và chức năng của chúng:

+ Quạt tản nhiệt: hạ nhiệt bộ vi xử lí xuống ở mức phù hợp để máy tính hoạt động ổn định, tránh tình trạng quá nóng sẽ làm hỏng thiết bị.

+ Card màn hình: xử lí các thông tin về hình ảnh trong máy tính.

- GV chiếu một số hình ảnh các thiết bị phần cứng bên trong thân máy để HS quan sát rõ hơn:

Bộ nguồn máy tính

Bộ vi xử lí CPU

Bộ nhớ trong (RAM)

Bảng mạch chính

Bộ nhớ ngoài (ổ đĩa cứng)

- GV kết luận: Bên trong thân máy tính có các thiết bị phần cứng giúp máy tính thực hiện các hoạt động xử lí và lưu trữ thông tin.

- GV cho HS chơi trò chơi Điền vào chỗ trống: Em và bạn cùng bàn hãy điền tên các thiết bị phần cứng vừa học vào hình sau:

- GV có thể giải thích thêm cho HS:

+ Chân cắm ATA: dùng kết nối giữa máy tính với các ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang trong máy tính.

+ Các thẻ cắm mở rộng: dùng để cắm các card rời vào máy tính như card màn hình, card âm thanh,…

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và tổng hợp ý kiến:

- GV yêu cầu HS đọc bảng Ghi nhớ - SGK tr.6 để ghi nhớ kiến thức bài học:

+ Các thiết bị ngoại vi giúp máy tính nhận thông tin vào, đưa thông tin ra hoặc mở rộng khả năng lưu trữ.

+ Các thiết bị phần cứng bên trong thân máy giúp máy tính thực hiện các hoạt động xử lí và lưu trữ thông tin.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.

b. Cách thức thực hiện:

Bài tập 1: Khoanh tròn vào đáp án đúng:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và thực hiện yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đúng:

Câu 1: Phần cứng là gì?

A. Thiết bị máy tính bên trong và bên ngoài thân máy.

B. Thiết bị máy tính và ứng dụng trong máy tính.

C. Thiết bị bên ngoài máy tính và bộ nguồn điện.

D. Thiết bị bên trong máy tính, màn hình, chuột và bàn phím.

Câu 2. Chức năng của thiết bị nhớ flash với máy tính là gì?

A. Truyền tải hình ảnh, dữ liệu.

B. Mở rộng khả năng lưu trữ thông tin

C. Phát ra âm thanh.

D. Nhận và gửi thông tin trong mạng máy tính.

Câu 3. Bộ nhớ trong có chức năng gì?

A. Xử lí thông tin.

B. Kết nối các thiết bị với nhau.

C. Chứa thông tin lấy từ bộ nhớ ngoài để tính toán và xử lí.

D. Cả ba chức năng trên.

Câu 4. Đây là hình ảnh về phần cứng nào của máy tính?

A. Bộ vi xử lí CPU.

B. Bảng mạch chính.

C. Bộ nguồn.

D. Bộ nhớ ngoài.

Câu 5. Các thiết bị phần cứng bên ngoài thân máy còn được gọi là:

A. Thiết bị ngoại vi.

B. Thiết bị trung tâm.

C. Thiết bị ở xa.

D. Thiết bị bên ngoài.

- GV mời 1-2 nhóm đứng dậy trả lời

- GV cùng HS đánh giá, nhận xét, chốt đáp án.

Bài tập 2 .

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong các thiết bị phần cứng của máy tính sau đây, những thiết bị nào giúp máy tính thực hiện chức năng đưa thông tin ra: máy in, tai nghe, máy chiếu, bàn phím, chuột?

- GV mời 1-2 nhóm đứng dậy trả lời

- GV cùng HS đánh giá, nhận xét, chốt đáp án.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức để liên hệ vào cuộc sống thực tiễn.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu tên và chức năng của các thiết bị ngoại vi mà em đã từng nhìn thấy:

Tên thiết bị

Chức năng

- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày bảng của nhóm mình.

- GV nhận xét và đánh giá

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học ở Bài 1.

+ Hoàn thành bài tập trong VBT Tin học 4

+ Đọc và chuẩn bị trước Bài 2: Phần mềm máy tính.

- HS tích cực tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe luật chơi.

- HS tìm các ô chữ:

- HS trả lời: Từ hàng dọc đang nhắc đến môn Tin học.

- HS trả lời: Những thiết bị khác của máy tính: Micro, tai nghe, máy in, máy quét, ổ đĩa ngoài, thẻ nhớ,…

- HS lắng nghe.

- HS trả lời:

+ Phần cứng: là những thiết bị của máy tính ở bên trong và bên ngoài thân máy, kể cả thân máy.

+Thiết bị ngoại vi là các thiết bị phần cứng bên ngoài thân máy.

+ Kể tên: CPU, ổ cứng, màn hình, thân máy, quạt tản nhiệt, bán phím, chuột,…

+ Em nhận biết đó là phần cứng vì em có thể quan sát được hình dạng của các thiết bị đó

- HS lắng nghe và ghi bài

- HS trả lời:

+ Tai nghe: nghe âm thanh phát ra từ máy tính.

+ Máy in: được sử dụng để in các dữ liệu từ máy tính ra giấy.

+ Máy chiếu: truyền tải hình ảnh, bài giảng với kích thước màn hình rộng lớn.

+ Ổ đĩa ngoài: đọc và ghi dữ liệu lên đĩa DVD, CD

+ Thiết bị nhớ flash: lưu trữ thông tin, dữ liệu của máy tính và có thể tháo rời.

+ Modem: điều khiển tín hiệu mạng.

- HS lắng nghe và ghi bài

- HS trả lời:

+ Vai trò:

Ÿ Giúp máy tính tiếp nhận và đưa ra thông tin.

Ÿ Giúp máy tính mở rộng khả năng lưu trữ.

+ Ví dụ:

Ÿ Máy in: bổ sung chức năng in thông tin ra giấy.

Ÿ Modem: bổ sung chức năng nhận và gửi thông tin trong mạng máy tính.

- HS lắng nghe và ghi nh

- HS trả lời: Những thiết bị phần cứng nằm ở trong thân máy: bộ nguồn máy tính, CPU, RAM (bộ nhớ trong), bảng mạch chính, bộ nhớ ngoài (ổ đĩa cứng), quạt tản nhiệt,…

- HS lắng nghe.

- HS hoàn thành Phiếu bài tập:

Tên thiết bị

Chức năng

Bộ nguồn

Cung cấp điện cho máy tính hoạt động.

Bộ vi xử lí CPU

Thực hiện các tính toán, xử lí thông tin.

Bộ nhớ trong RAM

Chức các thông tin lấy từ bộ nhớ ngoài để tính toán, xử lí

Bảng mạch chính

Kết nối các thiết bị với nhau.

Bộ nhớ ngoài (ổ đĩa cứng)

Lưu trữ thông tin.

- HS lắng nghe và quan sát hình ảnh.

- HS quan sát hình ảnh để hiểu rõ hơn các thiết bị phần cứng bên trong máy tính.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS tích cực tham gia trò chơi:

1: Màn hình.

2: Chuột

3: Bàn phím.

4: Ổ đĩa quang.

5: Bộ nguồn.

6: Ổ đĩa cứng.

7: Các thẻ cắm mở rộng chức năng cho máy

8: Bộ nhớ trong (RAM)

9: Chân cắm ATA

10: Bộ vi xử lí (CPU)

11: Bảng mạch chính

- HS trả lời.

- HS nhận xét.

- HS đọc thông tin và ghi nhớ kiến thức bài học.

- HS trả lời:

Câu 1. A.

Câu 2. B

Câu 3. C.

Câu 4. B.

Câu 5: A

- HS lắng nghe

- HS trả lời: Những thiết bị giúp máy tính thực hiện chức năng đưa thông tin ra: máy in, tai nghe, máy chiếu.

- HS lắng nghe

- HS trả lời:

Tên thiết bị

Chức năng

Chuột

Điều khiển các hoạt động của máy tính dễ dàng và thuận tiện hơn.

Bàn phím

Nhập dữ liệu vào máy tính

Màn hình

Hiển thị hình ảnh, văn bản, dữ liệu

Loa

Phát âm thanh

Máy in

In thông tin ra giấy

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và tóm tắt.

- HS lắng nghe và vỗ tay tuyên dương những bạn được khen ngợi.

- HS lắng ng

.................

Tải Giáo án Tin học lớp 4 sách Cánh Diều về máy để xem tiếp nội dung

Hiện Giáo án sách Cánh Diều Tin học 4 file word, powerpoint tải miễn phí đã cập nhật đầy đủ cả năm học trên HoaTieu.vn. Mời thầy cô tải về máy để tham khảo nhằm phục vụ cho công tác soạn giáo án.

Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Giáo án - Bài Giảng góc Tài liệu nhé.

Đánh giá bài viết
16 3.988
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm