Giáo án Tin học 4 Kết nối tri thức (Cả năm) 2024-2025

Tải về

Giáo án điện tử Tin học lớp 4 KNTT (Cả năm)

Giáo án Tin học lớp 4 sách Kết nối tri thức - Kế hoạch bài dạy Tin học lớp 4 KNTT trọn bộ cả năm. Đây là giáo án file Word môn Tin học lớp 4 bộ sách Kết nối tri thức, được biên soạn theo công văn 2345 gồm đầy đủ 16 bài học theo 6 chủ đề bộ SGK Tin học 4 KNTT. Mời thầy cô tải file word Giáo án điện tử Tin học lớp 4 KNTT năm học 2024-2025 miễn phí về máy để xem đầy đủ nội dung nhằm phục vụ cho công tác soạn giáo án, kế hoạch bài dạy theo chương trình SGK mới.

Sách Tin học lớp 4 Kết nối tri thức đã chính thức được đưa vào giảng dạy trên toàn quốc. KHBD Tin học lớp 4 KNTT sẽ là tài liệu hữu ích giúp thầy cô nắm được định hướng soạn giáo án theo chương trình sách mới của Bộ GDĐT.

KHBD Tin học lớp 4 Kết nối tri thức
KHBD Tin học lớp 4 Kết nối tri thức

File Word Giáo án Tin học 4 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ EM

BÀI 1. PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH

(2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Kể được tên một số thiết bị phần cứng và phần mềm đã biết.

Nêu được sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động của lớp. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

b. Năng lực đặc thù:

- Nhận thức khoa học: Nhận ra được một số thiết bị phần cứng, phần mềm và vai trò của cũng như mối quan hệ giữa chúng.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân

- Trách nhiệm: tham gia tích cực vào hoạt động của lớp, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ được phân công.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: SGK, máy tính, máy chiếu, …

2. Học sinh: SGK, vở ghi, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động Khởi động

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế, sự tò mò, hứng thú để học sinh bắt đầu bài học mới.

2. Nội dung:

- HS cùng nhau tìm hiểu nội dung câu hỏi của bạn Minh.

3. Sản phẩm:

- HS cùng bạn Minh đưa ra câu trả lời.

4. Tổ chức thực hiện:

GV tổ chức hoạt động

Hoạt động của HS

Kết quả/sản phẩm
học tập

Gv đưa ra tình huống trong bài học: “ Minh mượn điện thoại của mẹ để dịch một bài hát từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Nhưng trên điện thoại của mẹ không có từ điển như trên điện thoại của bố. Tại sao hai chiếc điện thoại giống nhau mà khi sử dụng lại khác nhau nhỉ? Em hãy cùng tìm hiểu với bạn Minh nhé!”

Gv chốt dẫn vào bài

HS thực hiện thảo luận nhóm để cùng nhau tìm hiểu tình huống mà giáo viên đưa ra.

HS đưa ra được lí do tại sao hai chiếc điện thoại giống nhau mà khi sử dụng lại khác nhau. Vì điện thoại của mẹ chưa được cài phần mềm từ điển.

Hoạt động 1: Phần cứng và phần mềm

1. Mục tiêu:

HS nhận ra và kể tên được một số thiết bị phần cứng và phần mềm.

2. Nội dung

HS hoạt động nhóm, quan sát và thảo luận để phân chia các thiết bị thành 2 nhóm và đưa lí do tại sao lại phân chia như vậy.

3. Sản phẩm

HS phân chia được các thiết bị đã quan sát thành 2 nhóm và đưa ra lý do.

4. Tổ chức thực hiện

GV tổ chức hoạt động

Hoạt động của HS

Kết quả/sản phẩm
học tập

Gv yêu cầu thảo luận nhóm:

? Quan sát các hình ảnh rồi phân chia thành 2 nhóm

Gv cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận

Gv dẫn dắt: trong hoạt động khởi động bạn Minh cùng với các bạn trong lớp đã biết trên điện thoại của bố Minh đã cài đặt phần mềm từ điển còn điện thoại của mẹ Minh chưa cài đặt phần mềm từ điển nên không thể dịch được bài hát từ tiếng Anh sang tiếng Việt

GV nhận xét, chốt kiến thức

Câu hỏi củng cố: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK _ 6

HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi

2-> 3 nhóm HS trình bày các nội dung mà giáo viên đưa ra trước lớp

2-> 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét

- Các thiết bị như chuột, bàn phím, màn hình, máy in, loa... là những ví dụ về phần cứng, những ứng dụng về trò chơi, phần mềm trình chiếu...là những ví dụ về phần mềm.

- Máy tính gồm phần cứng và phần mềm.

- Màn hình, ống kính, loa..là phần cứng của điện thoại, còn từ điển, trò chơi, đồng hồ... là phần mềm của điện thoại.

Câu 1: Đáp án C : Chương trình luyện tập gõ bàn phím là phần cứng.

Câu 2: Hai phần mềm em đã sử dụng là phần mềm Logo, phần mềm soạn thảo.

Hoạt động 2: Mối quan hệ giữa phần cứng và phần mềm.

1. Mục tiêu:

Nêu được sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.

2. Nội dung

HS hoạt động nhóm, quan sát và thảo luận ghép mỗi lục ở cột A với cột B cho phù hợp.

Đưa ra lí do nếu thiếu ống kính hay phần mềm chụp ảnh thì chiếc điện thoai có chụp ảnh được không?

3. Sản phẩm

HS ghép mỗi lục ở cột A với cột B cho phù hợp.

Nêu ra lí do nếu thiếu ống kính hay phần mềm chụp ảnh thì chiếc điện thoại có chụp ảnh được không?

4. Tổ chức thực hiện

GV tổ chức hoạt động

Hoạt động của HS

Kết quả/sản phẩm
học tập

Gv yêu cầu thảo luận nhóm:

? Ghép mỗi lục ở cột A với cột B cho phù hợp.

? Đưa ra lí do nếu thiếu ống kính hay phần mềm chụp ảnh thì chiếc điện thoai có chụp ảnh được không?

Gv cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận

Gv dẫn dắt: Ống kính của điện thoại là phần cứng. Ứng dụng chụp trên điện thoại là phần mềm. Nếu không có ống kính, điện thoại sẽ không nhận ra hình ảnh. Nếu không có ứng dụng chụp ảnh, ống kính sẽ không được điểu khiển để thu nhận hình ảnh đó.

GV nhận xét, chốt kiến thức

Câu hỏi củng cố: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK _ 7

HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi

2-> 3 nhóm HS trình bày các nội dung mà giáo viên đưa ra trước lớp

2-> 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét

- Ống kính của điện thoại là phần cứng. Ứng dụng chụp trên điện thoại là phần mềm. Điện thoại hay máy tính không hoạt động được nếu không có phần mềm.

- Phần mềm được lưu trữ trong phần cứng và điểu khiển phần cứng hoạt động.

- Máy tính cần phải có cả phần cứng và phần mềm để làm việc.

Đáp án C: Cả phần cứng và phần mềm đều cần thiết để máy tính hoạt động.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

Những điều GV đã thực hiện chưa thành công:

–.......................................................................................................................................

Những điều GV muốn thay đổi:

–.......................................................................................................................................

Tải Giáo án Tin học 4 Kết nối tri thức về máy để xem trọn bộ cả năm

Trên đây là mẫu Giáo án Tin học 4 Kết nối tri thức file word đầy đủ 16 bài học, soạn theo cấu trúc 3 cột bao gồm: Hoạt động của giáo viên, hoạt động của học sinh và kết quả (sản phẩm
học tập). Các ví dụ, bài tập thực hành có tính ứng dụng cao, phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh tiểu học, giúp giáo viên thiết kế bài dạy, giáo án theo chương trình GDPT mới dễ dàng hơn.

Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo và tìm kiếm thêm các giáo án word và ppt bộ sách lớp 4 Kết nối tri thức với cuộc sống trên chuyên mục Dành cho giáo viên góc Tài liệu của trang HoaTieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
19 11.710
Giáo án Tin học 4 Kết nối tri thức (Cả năm) 2024-2025
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm