(Có đáp án) Bài tập ôn hè Ngữ văn 7 lên 8 Kết nối tri thức
Bài tập ôn hè môn Văn lớp 7 lên 8 KNTT
Bài tập ôn hè Ngữ văn 7 lên 8 Kết nối tri thức - Nghỉ hè là khoảng thời gian tuyệt vời các em được nghỉ xả hơi sau một năm học vất vả. Tuy nhiên việc ôn lại một số kiến thức một cách nhẹ nhàng sẽ giúp các em vừa vui chơi thoải mái mà vẫn không quên nhiệm vụ học tập. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ bộ tài liệu ôn hè Ngữ văn 7 phần tiếng Việt và phần Viết bộ Kết nối tri thức có đáp án. Mời các em cùng tham khảo.
Bài tập ôn hè tiếng Việt 7 Kết nối tri thức
I. Kiến thức chung:
Bài | Kiến thức Tiếng Việt | Ví dụ |
Bài 1: Bầu trời tuổi thơ | 1. Nhận biết tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ - Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, được dùng để cung cấp thông tin về thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức…của sự việc được nói đến trong câu. - Trạng ngữ có thể là từ hoặc cụm từ. - Tác dụng của mở rộng trạng ngữ: Giúp câu cung cấp được nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe. 2. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ a. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ: - Thành phần chính là những thành phần bắt buộc phải có mặt: CN, VN. - Thành phần phụ không bắt buộc có mặt: trạng ngữ. b. Vị ngữ: - VN là thành phần chính của câu; - Kết hợp hợp với các phó từ: đã, sẽ, đang, sắp, từng, vừa, mới... - Trả lời cho câu hỏi làm gì?, làm sao? là gì? như thế nào? - Vị ngữ thường là một động từ hoặc một động từ, một tính từ hoặc một cụm tính từ, một danh từ hoặc một cụm danh từ. Trong câu có thể có một hay nhiều vị ngữ. - Một câu có thể có 1 hoặc nhiều VN c. Chủ ngữ: - CN biểu thị những sự vật có hành động, trạng thái, đặc điểm nêu ở VN. - Trả lời cho câu hỏi con gì? cái gì? ai? - Thường là danh từ hoặc cụm danh từ, đại từ. Trong một số trường cụ thể thì động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ. d. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ: giúp thông tin chứa đựng phong phú hơn. | Ví dụ: + Trạng ngữ có cấu tạo là một từ. VD: Đêm, trời mưa như trút nước. + Trạng ngữ có cấu tạo là một cụm từ. VD: Đêm hôm đó, trời mưa như trút nước.
Ví dụ: - (1) Con mèo/ chạy ( chủ ngữ được cấu tạo bởi 1 danh từ, chỉ thông tin được tên sự vật( con mèo); vị ngữ được cấu tạo bởi 1 động từ, chỉ thông tin được hoạt động của sự vật ( chạy) - (2) Con mèo tam thể nhà em/ đang chạy trên mái nhà. ( chủ ngữ được cấu tạo bởi 1 cụm danh từ, thông tin được tên sự vật( con mèo), đặc điểm sự vật ( tam thể: màu lông), thuộc sở hữu ( nhà em); vị ngữ được cấu tạo bởi 1 cụm động từ: thông tin được trạng thái- sự tiếp diễn ( đang), hoạt động của sự vật ( chạy) và địa điểm hoạt động ( trên mái nhà). |
Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn | Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh 1. Khái niệm: Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách nói làm giảm nhẹ mức độ, quy mô, tính chất,.. của đối tượng, hoặc tránh trình bày trực tiếp điều muốn nói để khỏi gây cảm giác đau buồn, ghê sợ hay để giữ phép lịch sự. 2. Cách sử dụng nói giảm nói tránh: Cần sử dụng linh hoạt đúng lúc, đúng chỗ.
| Ví dụ: Nhưng buồn nhất là mẹ tôi cũng đã khuất núi. ( Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) Dùng từ khuất núi thay cho từ chết để giảm cảm giác đau buồn |
Bài 3: Cội nguồn yêu thương | 1. Số từ: Số từ là những từ chỉ ý nghĩa số lượng và thứ tự của sự vật. * Phân loại: - Số từ chỉ số lượng - Số từ chỉ số thứ tự. * Chú ý: Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng. Ví dụ: Mỗi thứ một đôi | Ví dụ: - Số từ chỉ số lượng: VD: một tuần - Số từ chỉ số thứ tự. VD: Tuần thứ nhất
|
2. Phó từ: a. Khái niệm: Phó từ là những từ chuyên đi kèm danh từ, động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ, tính từ. VD: đã, sẽ, cũng, hãy, đừng, chớ… b. Phân loại: Dựa vào khả năng kết hợp với danh từ, động từ, tính từ ta có thể chia phó từ làm 2 nhóm: * Phó từ đi kèm danh từ: Phó từ làm thành tố phụ trước cho danh từ và bổ sung ý nghĩa về số lượng của sự vật. Đó là các từ: những, các, mọi, mỗi, từng.. Ví dụ: Những bức vẽ ấy nhiều lắm. Phó từ những trước danh từ bức vẽ chỉ số lượng. * Phó từ đi kèm động từ, tính từ: Phó từ làm thành tổ phụ trước hoặc sau cho động từ, tính từ, bổ sung ý nghĩa liên quan đến hoạt động, trạng thái, đặc điểm nêu ở động từ hoặc tính từ. - Phó từ đứng trước động từ, tính từ thường là những phó từ bổ sung về quan hệ thời gian, sự tương tự hay tiếp diễn, sự phủ định, sự cầu khiến,... + Chỉ quan hệ thời gian có các từ: đã, đang, từng, mới, sắp, sẽ, vừa,... + Chỉ mức độ có các từ: rất, lắm, bởi, cực kì... + Chỉ sự tiếp diễn tương tự có các từ: cũng, vẫn, đều, cứ, còn,... + Chỉ sự phủ định có các từ: không, vẫn chưa, chẳng,… + Sự cầu khiến có các từ: đừng, hãy, chở,... - Phó từ đứng sau động từ, tính từ thường là những phó từ bổ sung ý nghĩa về mức độ, khả năng, kết quả: + Chỉ khả năng có các từ: mất, được, ... + Chỉ kết quả, hướng có từ: vào, ra, được, lên, xuống,.. + Chỉ mức độ, có các từ: hay, lắm,quá, vô cùng, cực kỳ,.... Ví dụ: (1) Hãy nhìn tôi đây! Phó từ hãy trước động từ nhìn chỉ sự cầu khiến, mệnh lệnh. (2) Em thông minh lắm. Phó từ lầm sau tính từ thông minh chỉ mức độ.
| Ví dụ: - Phó từ đi kèm danh từ: những, các, mọi, mỗi, từng - Phó từ đi kèm động từ, tính từ: đã, sẽ, cũng, hãy, đừng, chớ… | |
Bài 4: Giai điệu đất nước | Ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ trong đó một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng. Đó có thể là bối cảnh trong văn bản, gồm đơn vị ngôn ngữ đứng trước và sau một đơn vị ngôn ngữ (còn gọi là văn cảnh); hoặc là bối cảnh ngoài văn bản, gồm người nói, người nghe, địa điểm, thời gian,…mà một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng. | Ví dụ: Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi? Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi! Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ -> Ngữ cảnh của từ “ tắm”: - Chỉ hoạt động của con người - Gợi sự trong xanh, mát lành, thanh bình của con sông bao bọ, nuôi dưỡng tâm hồn của tác giả. |
Bài 5: Màu sắc trăm miền | Từ ngữ địa phương: - Ngôn ngữ vùng miền (phương ngữ) là biến thể theo mỗi địa phương của một ngôn ngữ, được thể hiện chủ yếu trên các phương diện ngữ âm và từ vựng. - Mỗi phương ngữ có những đặc điểm riêng về ngữ âm, thể hiện qua cách phát âm của người dân mỗi địa phương. Đặc biệt, trong mỗi phương ngữ bao giờ cũng có một số từ ngữ không có nghĩa tương đương trong ngôn ngữ toàn dân.
| Ví dụ: nhút (phương ngữ Trung), chôm chôm (phương ngữ Nam) hoặc có nghĩa tương đương nhưng có hình thức ngữ âm khác biệt như cá quả, lợn, ngã (phương ngữ Bắc), cá tràu, heo, bổ (phương ngữ Trung), cá lóc, heo, té (phương ngữ Nam). |
II. Luyện tập:
1. Bài tập về mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ:
Phiếu bài tập số 1: Bài 1: Xác định và nêu tác dụng của thành phần trạng ngữ trong các câu sau: a) Khoảng hai giờ sáng, Mon tỉnh giấc b) Hàng năm vào mùa nước cạn, giữa sông làng nổi lên một bãi cát. c) Và bất chợt một đêm nào gần sáng, sấm nổ vang trên nóc nhà và mưa ném xuống. d) Khi vòng vây của nước ập vào phần cuối cùng của bãi cát thì những con chim chìa vôi non lần đầu tiên trong đời đập cánh bay lên. e) Và đến mùa khô sang năm chúng lại ra dải cát nổi bắt đầu mùa sinh nở của chúng. Bài 2: Điền trạng ngữ thích hợp vào những chỗ trống sau: a) … trời mưa tầm tã,… trời lại nắng chang chang. b) … cây cối đâm chồi nảy lộc: c) … tôi gặp một người lạ mặt hỏi đường đi chợ huyện. d) … họ chạy về phía có đám cháy. đ) … em làm sai mất bài toán cuối. Bài 3: Xác định trạng ngữ trong những câu sau và thử mở rộng những trạng ngữ em vừa tìm được: a) Chiều, bọn trẻ lại ra sông tắm. b) Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc. c) Sớm, chim chóc hót líu lo. d) Trên đường, mọi người đi ra đồng. Bài 4: Cho câu: Những chiếc lá xanh biếc như ngọc bích. Hãy tạo ra 3 câu có trạng ngữ chỉ: thời gian, nơi chốn, nguyên nhân. Gợi ý: Bài 1: a) Khoảng hai giờ sáng, Mon tỉnh giấc - Trạng ngữ: Khoảng hai giờ sáng - Tác dụng: chỉ thời gian b) Hàng năm vào mùa nước cạn, giữa sông làng nổi lên một bãi cát. - Trạng ngữ: Hàng năm vào mùa nước cạn, giữa sông làng - Tác dụng: chỉ thời gian, địa điểm c) Và bất chợt một đêm nào gần sáng, sấm nổ vang trên nóc nhà và mưa ném xuống. - Trạng ngữ: một đêm nào gần sáng - Tác dụng: chỉ thời gian d) Khi vòng vây của nước ập vào phần cuối cùng của bãi cát thì những con chim chìa vôi non lần đầu tiên trong đời đập cánh bay lên. - Trạng ngữ: Khi vòng vây của nước ập vào phần cuối cùng của bãi cát - Tác dụng: chỉ thời gian e) Và đến mùa khô sang năm chúng lại ra dải cát nổi bắt đầu mùa sinh nở của chúng. - Trạng ngữ: đến mùa khô sang năm - Tác dụng: chỉ thời gian Bài 2: Điền trạng ngữ thích hợp vào những chỗ trống sau: a) Buổi sáng, trời mưa tầm tã, buổi chiều trời lại nắng chang chang. b) Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc: c) Hôm nay tôi gặp một người lạ mặt hỏi đường đi chợ huyện. d) Rất nhanh, họ chạy về phía có đám cháy. e) Giờ kiểm tra, em làm sai mất bài toán cuối. Bài 3: Xác định trạng ngữ trong những câu sau và thử mở rộng những trạng ngữ em vừa tìm được: a) Chiều, bọn trẻ lại ra sông tắm. - Trạng ngữ: Chiều - Mở rộng trạng ngữ: Cứ mỗi buổi chiều b) Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc. - Trạng ngữ: Mùa xuân - Mở rộng trạng ngữ: Khi mùa xuân về c) Sớm, chim chóc hót líu lo. - Trạng ngữ: Sớm - Mở rộng trạng ngữ: Mới sáng sớm d) Trên đường, mọi người đi ra đồng. - Trạng ngữ: Trên đường - Mở rộng trạng ngữ: Trên con đường quê rợp bóng mát Bài 4: Cho câu: Những chiếc lá xanh biếc như ngọc bích. - Mùa xuân đến, những chiếc lá xanh biếc như ngọc bích. (Trạng ngữ chỉ thời gian) - Trên ngọn cây cao, những chiếc lá xanh biếc như ngọc bích. (Trạng ngữ chỉ nơi chốn) - Nhờ mưa xuân, những chiếc lá xanh biếc như ngọc bích. (Trạng ngữ chỉ nguyên nhân) |
................................
Bài tập ôn hè môn Ngữ văn 7 KNTT phần viết
KÌ I | |
STT | Các dạng đề |
1 | Dạng đề 1: Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài |
2 | Dạng đề 2: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ |
3 | Dạng đề 3: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học |
4 | Dạng đề 4: Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc. |
KÌ II | |
1 | Dạng đề 1: Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử |
2 | Dạng đề 2: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống ( Trình bày ý kiến tán thành). |
3 | Dạng đề 3: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (Trình bày ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề) |
4 | Dạng đề 4: Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. |
DẠNG ĐỀ 1: TÓM TẮT VĂN BẢN THEO NHỮNG YÊU CẦU KHÁC NHAU VỀ ĐỘ DÀI
I. Lý thuyết:
1. Tìm hiểu các yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:
- Phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc: tránh đưa nhận xét chủ quan hoặc những thông tin không có trong văn bản gốc;
- Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc: cần thâu tóm được nội dung không thể lược bỏ của văn bản gốc;
- Sử dụng các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc: đó là các “từ khoá”, từ then chốt, xuất hiện nhiều, chứa đựng nhiều tông tin;
- Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt: văn bản tóm tắt phải luôn ngắn hơn văn bản gốc. Tuỳ mục đích, cách thức, hoàn cảnh tóm tắt,…để điều chỉnh dung lượng.
2. Các bước tóm tắt:
Bước 1: Trước khi tóm tắt
- Đọc kĩ văn bản gốc
- Xác định nội dung chính cần tóm tắt.
+ Xác định nội dung khái quát, cốt lõi của toàn văn bản.
+ Tìm ý chính của từng phần hoặc đoạn và xác định quan hệ giữa các phần hoặc các đoạn.
+ Tìm các từ ngữ quan trọng.
+ Xác định ý chính của văn bản.
+ Xác định đúng nội dung khái quát, cốt lõi.
+ Xác định các phần trong văn bản.
- Tìm ý chính của từng phần.
- Xác định yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt.
+ Xác định ý lớn và ý nhỏ của văn bản gốc.
+ Tùy theo yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt mà lựa chọn ý lớn hay ý nhỏ từ văn bản gốc.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý:
- Tìm ý:
+ Giới thiệu nhân vật chính
+ Nêu các sự việc chính
- Lập dàn ý: Sắp xếp các ý chính của văn bản gốc theo một trình tự hợp lí.
Bước 3: Viết văn bản tóm tắt
- Dùng lời văn của em kết hợp với những từ ngữ quan trọng trong văn bản gốc để viết văn bản tóm tắt.
- Chú ý bảo đảm yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt.
Bước 4: Chỉnh sửa
Rà soát, tự chỉnh sửa văn bản tóm tắt của em theo gợi ý sau:
II. Luyện tập:
1. Đề 1: Tóm tắt truyện truyền thuyết “ Sơn Tinh- Thuỷ Tinh”
a. Tóm tắt truyện truyền thuyết “ Sơn Tinh- Thuỷ Tinh” bằng đoạn văn từ 3- 5 câu.
b. Tóm tắt truyện truyền thuyết “ Sơn Tinh- Thuỷ Tinh” bằng đoạn văn từ 8- 12 câu.
Hướng dẫn:
Bước 1: Trước khi tóm tắt
- Đọc kĩ văn bản gốc: truyền thuyết “ Sơn Tinh- Thuỷ Tinh”
- Xác định nội dung chính cần tóm tắt:
+ Xác định nội dung khái quát, cốt lõi của toàn văn bản: Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
+ Tìm ý chính của từng phần hoặc đoạn và xác định quan hệ giữa các phần hoặc các đoạn.
+ Tìm các từ ngữ quan trọng.
+ Xác định ý chính của văn bản.
+ Xác định đúng nội dung khái quát, cốt lõi.
+ Xác định các phần trong văn bản.
- Tìm ý chính của từng phần.
- Xác định yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt.
+ Xác định ý lớn và ý nhỏ của văn bản gốc.
+ Tùy theo yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt mà lựa chọn ý lớn hay ý nhỏ từ văn bản gốc.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý:
a. Tìm ý:
- Giới thiệu nhân vật chính: Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
- Nêu các sự việc chính:
* Đối với yêu cầu từ 3- 5 câu:
+ Vua Hùng đưa ra điều kiện kén rể
+ Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh
+ Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh
* Đối với yêu cầu từ 8- 12 câu:
- Vua Hùng thứ mười tám có người con gái tên là Mị Nương xinh đẹp, hiền dịu nên nhà vua muốn kén cho con một người chồng thất xứng đáng.
- Có hai chàng trai là Sơn Tinh (Thần Núi) và Thủy Tinh (Thần Nước) cùng đến cầu hôn.
- Hai chàng đều có tài lạ, vua cha không biết chọn ai bèn đưa ra điều kiện kén rể.
- Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh đem lễ vật đến trước và lấy được mị Nương; Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương.
- Hai chàng giao tranh suốt mấy tháng, cuối cùngThuỷ Tinh thua trận phải rút quân về.
- Từ đó, hàng năm, Thủy Tinh lại đem quân đánh Sơn Tinh.
b. Lập dàn ý: Sắp xếp các ý chính của văn bản gốc theo một trình tự hợp lí.
Bước 3: Viết văn bản tóm tắt
- Dùng lời văn của em kết hợp với những từ ngữ quan trọng trong văn bản gốc để viết văn bản tóm tắt.
- Chú ý bảo đảm yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt.
Bước 4: Chỉnh sửa
Rà soát, tự chỉnh sửa văn bản tóm tắt
* Tham khảo văn bản tóm tắt:
a. Đoạn văn từ 3-5 câu:
(1) Hùng Vương thứ mười tám muốn kén chồng cho con gái Mị Nương. (2) Sơn Tinh (Thần Núi) và Thủy Tinh (Thần Nước) cùng đến cầu hôn. (3) Nhà vua băn khoăn đưa ra yêu cầu sính lễ, ai đem sính lễ đến trước sẽ được lấy Mị Nương. (4) Hôm sau Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh và thua trận. (5) Từ đó hằng năm Thủy Tinh làm mưa bão trả thù Sơn Tinh.
b. Đoạn văn từ 8-12 câu:
(1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương xinh đẹp, hiền dịu. (2)Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. (3)Đến cầu hôn có hai vị thần ngang tài ngang sức. (4)Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao, một người là Thuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm. (5)Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện kén rể và dặn nếu ai mang lễ vật đến trước sẽ gả con gái cho. (6)Tờ mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, cưới được Mị Nương. (7)Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. (8)Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nước. (9)Sơn Tinh không hề nao núng, thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. (10) Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. (11)Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.
..............
Mời các bạn sử dụng file tải về trong bài để xem trọn bộ file bài tập ôn hè Ngữ văn 7 lên 8 Kết nối tri thức.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức lối sống trong môn Hoạt động trải nghiệm THCS
(Cả năm file word) Phiếu học tập Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
(Cả năm) Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo file word 2024
(Full) Giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức cả năm 2024
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7 Cánh Diều
(Mới nhất) Giáo án Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống 2024 (kì 1+ kì 2)
(Cả năm) Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức file word
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Soạn bài Người thầy đầu tiên lớp 7 siêu ngắn
-
Theo em nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở đâu? Điều gì khiến em khẳng định như vậy?
-
Nêu suy nghĩ của em về mong muốn mà tác giả thể hiện ở cuối văn bản
-
Luyện tập tổng hợp trang 118 Ngữ văn 7 tập 2 Kết nối tri thức
-
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức
-
(Dàn ý + 5 mẫu) Nghị luận Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó
-
Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 7 sách mới dùng chung cả 3 bộ sách (126 đề)
-
Soạn bài Thủy tiên tháng 1 (ngắn gọn, dễ hiểu)
-
(Ngắn gọn) Soạn bài Lễ rửa làng của người Lô Lô
-
Soạn bài Thuật ngữ lớp 7 Kết nối tri thức
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Ngữ văn 7 KNTT
Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học siêu hay (8 mẫu)
Soạn bài Đi lấy mật ngắn nhất
Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống trang 71
Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu về một món quà em đặc biệt yêu thích lớp 7 Kết nối tri thức
Soạn Thách thức thứ hai Từ ý tưởng đến sản phẩm
Phiếu học tập số 2 trang 120 lớp 7 tập 2 Kết nối