Soạn bài Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội

Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội là một bài viết của tác giả Trần Thanh Địch viết về tác phẩm Quê nội của nhà văn Võ Quảng. Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 7 tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Sau đây là mẫu soạn văn 7 tập 2 KNTT bài Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội giúp các em có thêm tài liệu tham khảo khi soạn bài.

Soạn Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội ngắn

Soạn Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội ngắn

Đọc hiểu văn bản Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội

1. Vấn đề được nêu ra để bàn luận

Trả lời:

Vấn đề được nêu ra để bàn luận: cách nhìn, cách viết của tác giả trong truyện dài Tảng sáng, Quê nội.

2. Ý kiến của người viết về hoàn cảnh đời sống trong tác phẩm

Trả lời:

Ý kiến của người viết về hoàn cảnh đời sống trong tác phẩm là:

Xảy ra trong những khung cảnh quê hương, một nông thôn miền Trung, tại thôn Hòa Phướng, bên con sông Thu Bồn vào những ngày rất mới mẻ- như một buổi tảng sáng- sau Cách mạng tháng Tám thành công.

3. Ý kiến của người viết về thế giới nhân vật trong tác phẩm

Trả lời:

- Đều là những con người đáng yêu.

- Mỗi người đều mang một cá tính riêng nhưng lại giống nhau về sự tích cực làm việc xã hội.

4. Cách nêu bằng chứng để làm rõ ý kiến của người viết

Trả lời:

Đưa ra những bằng chứng cụ thể, cước chú rõ ràng để người đọc hiểu rõ hơn về nhân vật và từ đó làm nổi bật ý kiến của người viết.

5. Ý kiến của tác giả về người kể chuyện trong tác phẩm.

Trả lời:

Tác giả đã nêu được những ưu nhược điểm của người kể chuyện trong tác phẩm

- Ưu điểm: dễ có điều kiện thủ thỉ, dẫn dắt bạn đọc đi vào những suy ngẫm thầm kín của nhân vật, đẩy ống kính cẩn cảnh các nhân vật vệ tinh khác của mình.

- Nhược điểm: Nhân vật “tôi” vẫn tồn tại khá nhiều nhược điểm và nhược điểm lớn nhất là không nhìn được xa, không nói được nội tâm, suy nghĩ của các nhân vật trực diện khác.

6. Nhận xét chung về sức hấp dẫn của tác phẩm

Trả lời:

Nhận xét chung về sức hấp dẫn của tác phẩm là:

Tác phẩm đã khiến cho từ trẻ em đến người lớn thực sự xúc động, xao xuyến qua những trang tả cảnh đồng bào rủ nhau đi học ban đêm, những trang tả một đốm lửa xoẹt lên từ mẩu que diêm lúc ban đầu vẫn đang yếu và do dự…

Trả lời câu hỏi trang 106 SGK văn 7 tập 2 KNTT

Câu 1 trang 106 SGK văn 7 tập 2 KNTT

Người viết tập trung bàn luận về vấn đề gì trong tác phẩm Quê nội của Võ Quảng?

Trả lời:

Trong tác phẩm Quê nội của Võ Quảng, người viết tập trung bàn luận về:

+ Nội dung của câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương.

+ Vai trò của vai "tôi" trong tác phẩm.

Câu 2 trang 106 SGK văn 7 tập 2 KNTT

Để bàn về vấn đề, người viết đã nêu những ý kiến gì về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm? Em căn cứ vào đâu để xác định như vậy?

Trả lời:

- Để bàn về vấn đề, người viết đã nêu những ý kiến về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm:

+ Về nghệ thuật:

Truyện gần như không có cốt truyện với nhiều tuyến và nhiều khóm nhân vật hoạt động.
Người kể chuyện ngôi thứ nhất, xưng "tôi".

+ Về nội dung: Những câu chuyện xảy ra trong khủng cảnh quê hương với đề tài xây dựng chế độ xã hội mới.

- Căn cứ vào nội dung văn bản, em có thể khẳng định như vậy.

Câu 3 trang 106 SGK văn 7 tập 2 KNTT

Hãy tìm những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội. Cách trình bày bằng chứng của người viết có điều gì đáng chú ý?

Trả lời:

- Những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội:

+ Lí lẽ: Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương.

+ Bằng chứng:

Không gian: Nông thôn miền Trung, tại thôn Hòa Phước, bên con sông Thu Bồn.

Thời gian: Vào những ngày rất mới mẻ - như một buổi tảng sáng - sau Cách mạng tháng Tám thành công.

Nhân vật: Những người nông dân bình thường, mấy cô bác kèm luôn theo bên chân mấy chú nhóc hiếu động trong thôn, trong làng.

Hoạt động: Vừa tự xây dựng chính quyền cách mạng địa phương vừa chuẩn bị chống giặc giữ làng.

- Cách trình bày bằng chứng của người viết đáng chú ý ở chỗ, người viết đã lần lượt nêu ra các bằng chứng theo chủ đề nhất định: không gian, thời gian, nhân vật, hoạt động.

Câu 4 trang 106 SGK văn 7 tập 2 KNTT

Mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học được thể hiện như thế nào trong bài viết này?

Trả lời:

- Mục đích viết của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: Làm sáng tỏ một vấn đề về tác phẩm đó.

- Đặc điểm, nội dung chính của văn bản: Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng để chứng minh cho ý kiến hoặc làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

Như vậy, mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản là mối quan hệ hai chiều. Mục đích viết là cái để cho đặc điểm và nội dung chính của văn bản hướng đến; trong khi đặc điểm và nội dung chính của văn bản sẽ hiện thực hóa mục đích viết.

Viết kết nối với đọc trang 106 Ngữ văn 7 tập 2 Kết nối

Tưởng tượng em là một nhà phê bình, hãy viết đoạn văn (khoảng 6 - 8 câu) nêu ý kiến của em về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước mà em đã đọc.

Bài thơ Hắc Hải của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ về chủ đề quê hương, đất nước. Có thể nói vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam đã được Nguyễn Đình Thi thể hiện một cách tài tình trong văn bản qua hình thức thơ lục bát - một hình thức thơ đậm chất Việt Nam. Hầu hết, người đọc sẽ nhớ đến bốn câu đầu trong văn bản của Nguyễn Đình Thi: "Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn/ Cánh cò bay lả rập rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều". Mở đầu bài thơ là một tiếng gọi tha thiết, một tiếng gọi đầy rung cảm trước vẻ đẹp quê hương. Như vậy, tác giả đã vừa tả cảnh, vừa ngụ tình. Phải thế nào đê một nhà thơ thảng thốt lên như vậy? Hẳn quê hương Việt Nam phải đẹp lắm! Cũng tương tự như cảnh, con người Việt Nam kiên trung, bất khuất nhưng cũng rất hiền lành, nghĩa tình và thơ mông: "Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên/ Đạp quân thù xuống bùn đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa", "Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung", "Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ". Thể thơ lục bát tưởng như quen thuộc, ít sự sáng tạo, nhưng đã thành công trong việc chuyển tải tâm ý của tác giả. Bài thơ xứng đáng để lại dấu ấn khó phai trong lòng người đọc.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 6.130
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm