Soạn Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 110 Tập 1 KNTT

Soạn Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 110 Tập 1 KNTT được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây bao gồm các gợi ý chi tiết giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi thuộc phần Thực hành tiếng Việt trang 110 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 của bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống. Sau đây là nội dung chi tiết bài soạn văn 7 trang 110 tập 1 KNTT, mời các bạn cùng tham khảo.

Soạn văn 7 trang 110 tập 1 KNTT

Soạn văn 7 trang 110 tập 1 KNTT

DẤU CÂU

Câu 1 trang 110 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Gợi ý

(1) Công dụng: bổ sung, giải thích thêm ý nghĩa cho cụm từ đứng trước nó

(2) Nội dung những câu trên sẽ có phần thay đổi vì câu sẽ mang hàm ý liệt kê, tất cả những sự vật đó đều có vai trò, chức năng như nhau
Câu 2

BIỆN PHÁP TU TỪ

Câu 2 trang 110 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Gợi ý

a,

- So sánh: đôi mày ai như trăng mới in ngần

- Điểm tương đồng của đôi mày với trăng: cong, nở nang

=> Tăng sức gợi hình gợi cảm cũng như tình yêu thiên nhiên của tác giả.

b,

- So sánh: Trời sáng lung linh như ngọc

- Điểm tương đồng giữa trời sáng lung linh với ngọc: là những sự vật đẹp, có ánh sáng và màu sắc lung linh

=> Tăng sức gợi hình gợi cảm cho màu sắc lung linh của bầu trời.

Câu 3 trang 111 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Gợi ý

a.

- Nhân hóa: đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động

=> Tăng sức gợi hình gợi cảm đồng thời làm nổi bật được sự chuyển động có nhịp, có linh hồn của sự vật thiên nhiên.

- Câu hỏi tu từ => tăng sức hấp dẫn, giàu giá trị gợi hình gợi cảm.

b. Nhân hóa: con ong siêng năng => Làm cho con ong trở nên sinh động như một con người đang làm việc chăm chỉ, cần mẫn

Câu 4 trang 111 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Gợi ý

a, Biện pháp tu từ: điệp ngữ

b, Điệp ngữ: đừng thương

c, Tác dụng: nhấn mạnh được tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt, thể hiện tình yêu thiên nhiên, đặc biệt là tình yêu mùa xuân Hà Nội của tác giả

Câu 5 trang 111 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Gợi ý

- Tác dụng: thể hiện sức sống căng tràn của mùa xuân đã tác động và làm cho người người cũng tràn đầy cảm xúc và sự tươi mới.

- Sự khác biệt: Cách so sánh ở bài 2 là so sánh sự vật, hiện tượng này với một sự vật hiện tượng khác, còn cách so sánh ở bài này là sự vật được so sánh với một hoạt động, một sự vận động đang diễn ra

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 1.186
0 Bình luận
Sắp xếp theo