Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ (5 mẫu)

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. Đây là nội dung thuộc trang 53 SGK Ngữ văn 7 tập 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số đoạn văn mẫu ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ cũng như phần dàn ý ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ để các em nắm vững kiến thức và biết cách làm bài.

1. Dàn ý ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

1. Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả và nêu cảm xúc chung về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em đã chọn.

2. Thân đoạn: Trình bày các chi tiết thể hiện cảm xúc của em về bài thơ.

3. Kết đoạn: Khẳng định cảm xúc của bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.

2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ Đồng dao mùa xuân

Đồng dao mùa xuân là một bài thơ hay về chủ đề người lính của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Đến với Đồng dao mùa xuân, hình ảnh những người lính hiện lên với tinh thần trách nhiệm cao cả, đã hy sinh tuổi xanh cho quê hương đất nước. Họ ra đi khi tuổi còn rất trẻ, mang trong mình nhiệt huyết tuổi thanh xuân lên đường theo tiếng gọi của đất nước và linh hồn mãi ở lại nơi núi sâu. Đọc bài thơ Đồng dao mùa xuân đã gợi cho em những cảm xúc bồi hồi và vô cùng xúc động về hình ảnh người lính bộ đội cụ Hồ. Các anh ra đi nhưng những cống hiến hi sinh dành cho đất nước ngày hôm nay vẫn còn chói lọi bởi chính các anh đã làm nên một mùa xuân vĩnh hằng của đất nước.

3. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp

4. Đoạn văn thể hiện cảm xúc về tình cảm bà cháu trong bài Tiếng gà trưa

Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó đã hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Do vậy, trên đường hành quân xa, chỉ một tiếng gà cục tác đã gợi dậy những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, đáng nhớ về bà. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kỉ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tốt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.

5. Ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - Mẫu 1

Bài thơ “Con chim chiền chiện” của Huy Cận đã đem đến cho tôi nhiều cảm nhận. Hình ảnh trung tâm của bài thơ - con chim chiền chiện được nhà thơ khắc họa thật chân thực và sống động. Cánh chim bay vút trên trời, với tiếng hót long lanh giống như cành sương chói, hình ảnh so sánh kết hợp với ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Tiếng hót giờ đây không chỉ được cảm nhận bằng thính giác mà còn có thể nhìn thấy bằng thị giác - đầy long lanh, giống như hình ảnh giọt sương trên cành cây được nắng chiếu sáng. Những câu thơ tiếp theo khiến chúng ta có cảm thấy dường như chim chiền chiện đang trò chuyện với con người. Chúng đang làm tốt nhiệm vụ của mình, gieo những niềm vui đến với thế gian, cánh chim bay mãi đến trời xanh dường như không biết mệt mỏi. Với những dòng thơ trong trẻo, đẹp đẽ của mình, nhà thơ cũng muốn gửi gắm một bức thông điệp ý nghĩa rằng con người cần có giao hòa, gắn bó với thiên nhiên để cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đồng thời thêm yêu mến, trân trọng thiên nhiên.

6. Ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - Mẫu 2

Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh giúp người đọc thấy được sự biến chuyển đầy tinh tế của cảnh vật trong không gian cuối hạ đầu thu. Mùa thu được nhà thơ cảm nhận qua từng giác quan như khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình). Từ đó, những tín hiệu đặc trưng nhất của mùa thu cũng lần lượt xuất hiện. Dưới mặt đất, dòng chảy của con sông trở nên chậm hơn, không cuồn cuộn như lúc hè về. Trên bầu trời, từng đàn chim sải cánh bay bắt đầu trở nên vội vã, âu lo tìm về phương nam tránh cái lạnh. Đám mây của mùa hạ nay đã “vắt nửa mình sang thu”, nửa nghiêng về mùa hạ, nửa lại nghiêng về mùa thu. Dường như, những sự vật thiên nhiên trong bài thơ đã được tác giả thổi vào đó những hành động của con người. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên. Thì đến khổ thơ cuối, dòng cảm xúc ấy chuyển sang suy tư, triết lý. Những hiện tượng thiên nhiên như “nắng”, “mưa”, “sấm” là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. Còn “hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, đã bước qua thời tuổi trẻ. Triết lí mà nhà thơ muốn gửi gắm là những con người từng trải khi gặp phải sóng gió sẽ biết cách đối diện, đương đầu một cách bình thản, trưởng thành hơn. Như vậy, bài thơ đã gợi lên những cảm nhận tinh tế về sự chuyển biến của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Và từ những tín hiệu của mùa thu đến khung cảnh thiên nhiên lúc vào thu, tác giả đã có những suy tư sâu sắc về cuộc đời.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
12 5.961
0 Bình luận
Sắp xếp theo