Nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí

Nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí.là phần kiến thức thuộc môn lịch sử lớp 7. Những cuộc phát kiến địa lý được thực hiện từ rất sớm nhằm tìm ra các lục địa, vùng đất mới trên thế giới, đem lại ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nhân loại. Trong bài viết này, hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu Nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí nhé.

1. Phát kiến địa lý là gì?

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lý, chúng ta cùng tìm hiểu về phát kiến địa lý là gì nhé.

Phát kiến địa lý là một thuật ngữ thường dùng có tính quy ước để chỉ những phát hiện mới của các nhà thám hiểm châu Âu ở thế kỉ 15 - 16. Ở giai đoạn này, nhu cầu tiêu thụ các đặc sản phương Đông như hương liệu, tơ lục, vàng bạc, đá quý... ngày càng tăng đã khiến cho những kẻ phiêu lưu, khao khát quyền lực và của cải ở Tây Âu muốn tìm ra những con đường mới để sang phương Đông mà không phải đi qua vịnh Ba Tư đã bị người Thổ Nhĩ Kỳ ngăn chặn.

=> Như vậy, có thể hiểu, Phát kiến địa lý là những phát hiện mới của các nhà thám hiểm phương Tây để tìm ra vùng đất mới, lục địa mới, đất nước mới, nhằm phục vụ mục đích mở rộng giao thương, xâm chiếm lãnh thổ, bành trướng thế lực qua các lục địa khác.

2. Tại sao có các cuộc phát kiến địa lí?

Nguyên nhân cơ bản của các cuộc phát kiến địa lý xuất phát từ nhu cầu của con người và những điều kiện đủ để đảm bảo cho những chuyến hành trình vượt biển xa xôi. Cụ thể:

+ Nguyên nhân đến từ các nước châu Âu đã có đủ phương tiện, điều kiện để thực hiện các cuộc hành trình vượt biển.

  • Điều kiện về kiến thức địa lý, hàng hải: Đầu thứ kỷ XV, ngày càng nhiều học giả tán đồng với giả thuyết trái đất hình cầu, các đại dương nối liền với nhau và bao quanh lục địa. Để chứng minh giả thuyết này, nhiều nhà thám hiểm, nhà khoa học đã lên đường tìm cách vượt biển, họ cho rằng từ Tây Âu đi về hướng Tây, vượt Đại Tây Dương là đã có thể đến được bờ phía Đông của châu Á.
  • Các phương tiện của nghề hàng hải đã có sự cải tiến đáng kể: những tiến bộ về khoa học kĩ thuật như kĩ thuật đóng tàu gỗ có buồm và bánh lái Caraven, phát minh la bàn, những hiểu biết về hàng hải và về Trái Đất, đầu óc thực tiễn và duy lí...

+ Nguyên nhân đến từ nhu cầu bành trướng của các nước châu Âu: Nguyên nhân chủ yếu thúc giục người Tây Âu tìm đường đến những nơi xa lạ là sự thèm khát vàng. Sở dĩ như vậy bởi đến cuối thế kỷ XV, kinh tế công thương nghiệp ở Tây Âu phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi nhiều vàng bạc để đúc tiền đảm bảo cho việc lưu thông hàng hoá. Lúc bấy giờ, theo quan niệm của người Tây Âu thì Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản là những quốc gia có nhiều vàng nên họ quyết tâm đến bằng được những nơi đó. Ngoài ra, nhu cầu về hương liệu và các loại hàng cao cấp như trang sức, tơ lụa... cũng là động cơ thôi thúc người Tây Âu tìm đường sang phương Đông. Thế nhưng những con đường từ Tây Âu sang phương Đông mà trước đó người phương Tây đi qua đến thời kì này đều không an toàn và thuận lợi, vậy nên họ phải đi bằng đường biển.

=> Như vậy, có thể thấy, các cuộc phát kiến địa lý thời kỳ này xuất phát chính từ nhu cầu về giao thương, kinh tế của các nước phương Tây, trong điều kiện con đường tơ lụa nổi tiếng đã bị Thổ Nhĩ Kỳ chặn lại. Việc mong muốn tìm kiếm thêm nhiều nguồn lợi, nguồn cung hàng hóa, khai thác vàng, đá quý đã thúc đẩy các nước châu Âu đẩy mạnh các cuộc phát kiến địa lý. Cũng lý giải vì sao các cuộc phát kiến địa lí thời kỳ này chủ yếu hướng về Ấn Độ và các nước phương Đông.

Nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí
Nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí

3. Điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí

Điều kiện cơ bản nhất cho các cuộc phát kiến địa lí chính là các nhà khoa học phương Tây tin rằng trái đất hình cầu và sẽ có nhiều vùng đất như của họ trên trái đất.

Còn có những điều kiện về khoa học, kỹ thuật thời ấy đã đáp ứng những vấn đề cơ bản để vượt đại dương để đến vùng đất khác.

Cụ thể các nhà khoa học đã đóng được những con tàu đáy nhọn, thành cao có khả năng vượt đại dương, mỗi con tàu lại có những la bàn, thước phương vị để xác định phương hướng di chuyển. Còn nhiều người đã nghiên cứu các dòng hải lưu, hướng gió hỗ trợ cho những hiểu biết địa lí về đại dương.

Chính sự tiến bộ về kiến thức địa lí, thiên văn và kỹ thuật hàng hải đã tạo nên những điều kiện để thực hiện cuộc hành trình dài trên biển để thấy vùng đất mới mẻ.

Nhờ vậy trong lịch sử có những cuộc phát kiến địa lí lớn như:

  • Cuộc phát kiến địa lý của Hoàng từ Henry về mỏm cực nam của vùng đất Bồ Đào Nha;
  • Chuyến đi của Bartolomeu Dias;
  • Chuyến đi của Vasco da Gama;
  • Chuyến đi của Christopher Colunbus;
  • Chuyến đi của Fernand de Magellan;

4. Cuộc phát kiến địa lí của ai là quan trọng nhất vì sao?

Đối với câu hỏi này, có 2 luồng ý kiến:

- Ý kiến thứ nhất, cuộc phát kiến địa lý của Ph.Ma-ghen-lăng quan trọng nhất bởi những ý nghĩa mà cuộc thám hiểm này mang lại như sau:

+ Cuộc phát kiến của Ph.Ma-ghen-lăng có hành trình dài nhất trong lịch sử các cuộc phát kiến địa lý. Đoàn thủy thủ của ông xuất phát từ Tây Ban Nha đã đi vòng quanh thế giới, đi qua các đại dương lớn như Thái Bình Dương và Đại Tây Dương

+ Nhờ chuyến hành trình dài của mình, Ph.Ma-ghen-lăng đã chứng minh được luận điểm "Trái đất hình tròn" là đúng sự thật, tạo tiền đề cho các nhà thiên văn học, triết học thời kỳ Phục Hưng bảo vệ luận điểm "Trái đất hình tròn" và "Mặt trời là trung tâm".

+ Làm sụp đổ các quan niệm bảo thủ, sai lầm của Hội Thiên Chúa.

+ Thông qua chuyến hành trình đã thúc đẩy quá trình hoàn thành bản đồ thế giới, từ đó tạo điều kiện cho các cuộc phát kiến địa lý tiếp theo.

- Ý kiến 2: cuộc phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô là quan trọng nhất, vì với cuộc phát kiến này, một lục địa mới đã được phát hiện – đó là châu Mĩ.

5. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý

Các cuộc phát kiến địa lý đã đem đến nhiều hệ quả quan trọng, trong đó, nổi bật phải kể đến những hệ quả như:

  • Tạo ra làm sóng di dân lớn trên toàn thế giới từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII khi nhiều đoàn thương gia bắt đầu chở hàng hóa từ châu Âu sang giao thương, buôn bán với các nước phương Đông (Trung Quốc, Ấn Độ) và các nước Nam Mỹ. Nhiều nô lệ da đen châu Phi thời kỳ này cũng bị cưỡng ép rời khỏi quê hương, đẩy sang châu Mỹ.
  • Nhờ phát hiện ra lục địa mới từ các chuyến thám hiểm, đã đem lại nguồn lợi khổng lồ cho tầng lớp thượng lưu châu Âu. Ở những vùng đất mới, chúng cướp bóc vàng bạc, châu báu, nguồn nguyên liệu quý từ châu Mỹ, châu Phi và châu Á.
  • Những cuộc phát kiến địa lý cũng là khởi nguồn của các cuộc chiến tranh xâm lược sau này, hình thành nên các nước thực dân, đế quốc và các nước thuộc địa bị xâm chiếm.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập Lớp 7 liên quan.

Đánh giá bài viết
22 9.759
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm