Soạn văn 7 tập 2 Kết nối tri thức văn bản Nói với con

Nói với con là một trong số các tác phẩm tiêu biểu của tác giả Y Phương thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ hiện nay đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 7 tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Sau đây là gợi ý soạn bài Nói với con lớp 7 ngắn gọn giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về nội dung tác phẩm.

Soạn bài Nói với con

Soạn bài Nói với con tác giả - tác phẩm

1. Tác giả

* Tác giả: Y Phương (1948) tên Hứa Vĩnh Sước - Quê Trùng Khánh – Cao Bằng- Là nhà thơ dân tộc Tày.

Thơ ông mộc mạc, chân thành, sâu lắng thiết tha.

2. Tác phẩm:

- Được in trong tập thơ Việt Nam (1945-1985).

- Thể thơ tự do.

- Nội dung: Bài thơ là lời tâm tình đầy trìu mến thương yêu của người cha với con về cuội nguồn sinh dưỡng, về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương.

Bố cục bài thơ Nói với con

+ 2 phần:

- P1 đến “ trên đời”-> Nói với con về cuội nguồn sinh dưỡng.

- P2: Còn lại -> Nói với con về truyền thống quê hương và niềm mong ước về con.

=> Mạch cảm xúc: Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra là tình cảm quê hương; từ những kỉ niệm thân thiết gần gũi mà nâng lên thành lẽ sống.

Soạn bài Nói với con siêu ngắn lớp 7

Câu 1. Nói với con thể hiện tình cảm của người cha đối với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới những đối tượng nào khác?

Thơ là tiếng nói bộc lộ tình cảm, đồng thời là một hình thức giao tiếp nghệ thuật. Nói với con, đương nhiên chủ thể của lời nói là “cha”, và đối tượng tâm tình trước hết là “con”. Nhưng là một tác phẩm nghệ thuật, bài thơ còn là lời trò chuyện với người đọc rộng rãi – những người có thể đồng cảm sâu sắc với chủ thể trữ tỉnh về những vấn đề được nói tới.

Câu 2. Qua những lời tâm tình, căn dặn, người cha muốn nói với con về những điều gì?

Lời dặn dò ân cần của người cha: con phải sống thủy chung với quê hương, làng bản; chấp nhận và vượt qua những thử thách bằng niềm tin và sự nỗ lực của bản thân. Luôn tự hào về quê hương, tự tin vào chính mình để vững bước trên con đường đời.

Câu 3. Người cha đã nhìn nhận như thế nào về mối quan hệ giữa “con” với gia đình, quê hương, xứ sở? Những mối quan hệ ấy có ý nghĩa gì đối với sự trưởng thành của “con”?

- Mối quan hệ giữa “con” với gia đình là quan hệ hết sức tự nhiên và sâu sắc. Trên từng bước trưởng thành của con, đều có sự bảo ban và ánh mắt dõi theo đầy hi vọng của cha mẹ

- Mối quan hệ giữa “con” với quê hương: Quê hương không chỉ là nơi con được sinh ra, lớn lên, mà còn là nơi hun đúc, nuôi dưỡng nghị lực sống và tâm hồn con.

Câu 4. Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình” được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Nói về “người đồng mình”, người cha muốn nhắn gửi con điều gì?

- Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình” được thể hiện:

+ Tài hoa, lãng mạn và có đời sống tâm hồn phong phú: Người đồng mình yêu lắm con ơi/ Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát".

+ Biết lo toan và giàu mơ ước, có ý chí, nghị lực sống mãnh liệt: "Người đồng mình thương lắm con ơi!/ Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn".

+ Dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn: “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói/ Sống như sông như suối/ Lên thác xuống ghềnh/ Không lo cực nhọc”.

+ Ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc; chân chất, giản dị như có cốt cách cao quý: “Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”

- Người cha muốn con phải thấu hiểu, yêu thương và tự hào về “người đồng mình”, sống có cốt cách cao đẹp, xứng đnág là người con của quê hương, xứ sở.

Câu 5. Nêu cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ.

Hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa có sức gợi cảm khái quát, cách nói mộc mạc, so sánh cụ thể thể hiện các nói đặc trưng của đồng bào miền núi.

- Lời thơ trìu mến tha thiết, điệp từ như điểm - nhấn lời dặn dò ân cần, tha thiết của người cha.

- Dùng các kiểu câu có cấu trúc giống nhau => tạo nên lối nói riêng, nhấn mạnh cảm xúc của chủ thể trữ tình và đặc điểm của đối tượng được tái hiện.

- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị => thể hiện tình cảm chất phác, chân thực

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
25 11.899
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kuzan Aokiji
    Kuzan Aokiji

    bài văn quá hay 🤫🧏🏻


    Thích Phản hồi 20:35 24/03