11 Đề thi cuối kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức 2024 (có ma trận, đáp án, bản đặc tả)

Tải về

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 Kết nối có đáp án - Nhằm giúp các em có thêm tài liệu tham khảo ôn tập thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu đề thi Ngữ văn lớp 7 cuối học kì 2 Kết nối tri thức có ma trận đề thi và gợi ý đáp án sẽ giúp các em nắm chắc hơn nội dung kiến thức thi cuối học kì 2 môn Văn 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bộ đề thi cuối kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức dưới đây của Hoatieu bao gồm 11 mẫu đề kiểm tra học kì 2 môn Văn 7 sách Kết nối vừa được các thầy cô giáo biên soạn bám sát nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới môn Văn sẽ là tài liệu tham khảo cực kì bổ ích cho các em học sinh ôn thi cuối kì 2 Văn 7 KNTT. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các em cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Lưu ý: Để xem trọn bộ 11 đề thi cuối kì 2 Văn 7 KNTT, các bạn sử dụng file tải về trong bài.

1. Nội dung bộ đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức

STTNội dungMa trậnĐáp án
Đề 1
  • Đọc hiểu văn bản Hương khúc.
  • Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay?
Đề 2
  • Đọc hiểu Ca dao
  • Viết bài văn Nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Đề 3
  • Đọc hiểu văn bản nghị luận
  • Viết một bài văn thuyết minh về trò chơi kéo co
Đề 4
  • Đọc hiểu văn bản thông tin
  • Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc giúp đỡ người khác.
Đề 5
  • Đọc hiểu truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ
  • Viết bài văn Nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Đề 6
  • Đọc hiểu trò chơi dân gian
  • Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Đề 7
  • Đọc hiểu Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn
  • Viết một bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách hoặc tác phẩm đã đọc.
Đề 8
  • Đọc hiểu Tại sao lại chần chừ?
  • Viết bài văn giới thiệu một trò chơi dân gian mà em yêu thích.
Đề 9
  • Đọc hiểu Hương khúc
  • Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội
Đề 10
  • Đọc hiểu Rùa và thỏ
  • Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy
Đề 11
  • Đọc hiểu
  • Viết: Em hãy viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.
Không

Bộ đề thi cuối kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức

2. Ma trận đề thi cuối kì 2 Văn 7 KNTT

Mẫu 1

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngụ ngôn.

3

0

5

0

0

2

0

60

Thơ

Văn bản nghị luận

2

Viết

Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Mẫu 2

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

5

0

3

0

0

1

0

60

2

Viết

Phát biểu cảm nghĩ về con người

0

0

0

0

0

0

0

1*

40

Tổng

2.5

0

1.5

0

0

2.0

2.0

0

4.0

100

Tỉ lệ %

25%

15%

20%

40%

Tỉ lệ chung

40%

60%

3. Đề thi văn lớp 7 học kì 2 năm 2024 - có đáp án

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

“ Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang sống vô cảm, không quan tâm tới những chuyện diễn ra xung quanh mình. Họ không hề mảy may trước những cảnh tượng bất bình, đau khổ, cũng như không biết chiêm ngưỡng, tán thưởng những điều mang lại cho mình những cảm xúc tích cực.

(…) Gia đình, nhà trường và xã hội có một vai trò hết sức quan trọng. Gia đình chính là môi trường đầu đời hình thành nên những cảm xúc yêu thương, lòng nhân ái, giáo dục và trang bị cho trẻ những chuẩn mực đạo đức, giúp họ học cách lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ. Khi người lớn sống có trách nhiệm, quan tâm tới nhau, có những hành vi ứng xử đẹp, mang tính nhân văn thì đó sẽ là tấm gương để giới trẻ noi theo. Cùng với gia đình, nhà trường nên trang bị cho thanh thiếu niên những kĩ năng sống thiết thực, biết giúp đỡ mọi người, biết khơi dậy ở họ lòng nhân ái và tinh thần đấu tranh trước cái xấu, cái ác. Xã hội phải đề cao và tôn vinh những tấm gương sống cao đẹp, sống có trách nhiệm và nghĩa tình, sẵn sàng xả thân vì cộng đồng; tôn vinh và phát huy những giá trị truyền thống và đạo lý của dân tộc: “lá lành đùm lá rách”. “thương người như thể thương thân”.

(Theo http:/tuyengiao.bacgiang.gov.vn/, ngày 27/06/2018)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Đoạn trích trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào?

A. Văn bản thông tin

B. Văn bản nghị luận

C. Văn bản tự sự, miêu tả

D. Văn bản thuyết minh

Câu 2. Mở đầu đoạn trích người viết nêu lên thực trạng gì?

A. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang sống vô cảm

B. Hiện nay các bạn trẻ rất thông minh, năng động.

C. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ sẵn sàng xả thân vì cộng đồng

D. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ có hành vi ứng xử đẹp..

Câu 3: Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “vô cảm”?

A. Vô cảm là lạnh nhạt, không hề quan tâm, để ý tới, không hề có chút tình cảm gì.

B. Vô cảm là không có cảm xúc, không có tình cảm (trước những tình huống đáng ra phải có).

C. Vô cảm là rung động mạnh mẽ trong long và trong thời gian tương đối ngắn, nhiều khi làm tê liệt nhận thức.

D. Vô cảm là phản ứng tâm lí theo hướng tích cực với sự kích thích của hiện thực khách quan

Câu 4. Để đẩy lùi lối sống vô cảm trong các bạn trẻ, theo em đó là trách nhiệm của ai?

A. Trách nhiệm của gia đình.

B. Trách nhiệm của nhà trường.

C. Trách nhiệm của xã hội.

D. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội.

Câu 5: Theo em, khi người lớn sống có trách nhiệm, quan tâm tới nhau, có những hành vi ứng xử đẹp, mang tính nhân văn sẽ tác động như thế nào đến giới trẻ?

A. Sẽ là tấm gương cho giới trẻ noi theo.

B. Sẽ khiến cho giới trẻ ngưỡng mộ.

C. Sẽ khiến cho giới trẻ có lối sống đẹp.

D. Sẽ khiến giới trẻ sống có trách nhiệm.

Câu 6. Theo em, khi lối sống vô cảm trong xã hội, trong giới trẻ được đẩy lùi, xã hội sẽ như thế nào?

A. Kinh tế sẽ phát triển vững mạnh.

B. Đất nước phát triển trong hòa bình, hữu nghị.

C. Xã hội phát triển trong sự hài hòa, nhân văn.

D. Môi trường lành mạnh, trong sáng.

Câu 7 . Nội dung chính mà đoạn trích muốn thể hiện là gì?

A. Đoạn trích nêu lên thực trạng vể hiện tượng vô cảm ở giới trẻ hiện nay.

B. Đoạn trích nêu lên vấn đề về thói vô cảm ở giới trẻ hiện nay.

C. Đoạn trích nêu lên thực trạng về thói vô cảm ở giới trẻ và đưa ra giải pháp để thay đổi thực trạng đó..

D. Đoạn trích nêu vấn đề vô cảm ở giới trẻ và đưa ra giải pháp để thay đổi thực trạng.

Câu 8. Tác dụng của việc sử dụng các phép liên kết trong đoạn trích trên là:

A. Tạo tính mạch lạc và liên kết trong các câu văn trong đoạn văn.

B. Thể hiện rõ liên kết về mặt chủ đề của đoạn văn.

C. Tạo sự liên kết logic về mặt nội dung cho đoạn văn.

D. Tạo sự mạch lạc hoặc liên kết về mặt hình thức cho đoạn văn.

Trả lời câu hỏi /Thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Từ bài viết em thấy rằng xã hội cần phải đề cao, trân trọng những con người như thế nào?

Câu 10. Theo em học sinh cần có trách nhiệm như thế nào để đầy lùi lối sống vô cảm trong giới trẻ (nêu ít nhất hai biện pháp/ việc làm).

II. LÀM VĂN (4.0 điểm)

Viết một bài văn thuyết minh về trò chơi kéo co.

Đáp án mời các bạn xem trong file tải về.

4. Đề thi cuối học kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

Môn Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn ngữ liệu sau:

“...Quê hương là vòng tay ấm

Con nằm ngủ giữa mưa đêm

Quê hương là đêm trăng tỏ

Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

....

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.”

(Trích bài thơ “Quê hương” – Đỗ Trung Quân)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. (0.5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên ?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2. (0.5 điểm)

Dòng nào thể hiện rõ nhất nội dung chính của đoạn thơ?

A. Tình cảm yêu thương, gắn bó, tha thiết, sâu nặng với quê hương của tác giả B. Tình cảm yêu thương sâu nặng với quê hương của tác giả

C. Tình cảm yêu thương tha thiết đối với mẹ của tác giả D. Nhắc nhở mọi người phải nhớ về quê hương

Câu 3. (0.5 điểm)

“ Quê hương” được tác giả ví với mấy hình ảnh ?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 4. (0.5 điểm)

Các ý sau đây, ý nào không phải là thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc qua đoạn thơ trên?

A. Vai trò của quê hương đối với mọi người

B. Giáo dục tình yêu quê hương cho mọi người

C. Trách nhiệm của mọi người đối với quê hương

D. Tình yêu thương của mọi người dành cho mẹ.

Câu 5. (0.5 điểm)

Trong 4 dòng thơ sau, dòng nào có chứa thành phần trạng ngữ?

A. Quê hương là vòng tay ấm

B. Con nằm ngủ giữa mưa đêm

C. Quê hương là đêm trăng tỏ

D. Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

Câu 6. (0.5 điểm)

Chỉ ra phó từ có sử dụng trong câu thơ sau:

“Quê hương mỗi người chỉ một”

A. Quê hương.

B. Mỗi

C. Người

D. Một

Câu 7. (0.5 điểm)

Xác định cách gieo vần của các từ được gạch chân trong khổ thơ sau?

Quê hương là vòng tay ấm

Con nằm ngủ giữa mưa đêm

Quê hương là đêm trăng tỏ

Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

A. Vần chân- vần cách

B. Vần chân- vần liền

C. Vần lưng- vần cách

D. Vần lưng- vần liền.

Câu 8. (0.5 điểm)

Chọn dòng đúng nhất thể hiện ý nghĩa nổi bật của hai dòng thơ sau?

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

A. Quê hương bình dị, mộc mạc

B. Quê hương gắn bó thắm thiết

C. Quê hương gần gũi, máu thịt.

D. Quê hương tươi đẹp, mộc mạc .

Câu 9. .(2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương của mỗi người.

II. VIẾT (4.0 điểm)

Em hãy viết bài văn bày tỏ cảm xúc của em về người mẹ kính yêu.

5. Đáp án đề thi học kì 2 Văn 7 KNTT

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

C

0,5

2

A

0,5

3

C

0,5

4

D

0,5

5

D

0,5

6

B

0,5

7

A

0,5

8

C

0,5

9

- Hình thức: viết câu đúng ngữ pháp

- Nội dung: thể hiện được tình yêu quê hương: Là tình cảm tự nhiên mang giá trị nhân bản, thuần khiết trong tâm hồn mỗingười. Quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn rau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là đời sống tâm hồn mỗi người. Quê hương là bến đỗ bình yên, là điểm tựa tinh thần của con người trong cuộcsống. Dù đi đâu ở đâu hãy luôn nhớ về nguồn cội.

2,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Cảm xúc của em về người mẹ kính yêu

0,25

c. Trình bày cảm xúc về người mẹ kính yêu

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

MB: Giới thiệu được người mẹ mà em yêu quý nhất

Tình cảm, ấn tượng của em về mẹ.

TB:Trình bày cảm xúc sâu sắc, chân thành của người viết.

-Giới thiệu một vài nét tiêu biểu về mẹ: Mái tóc, giọng nói, nụ cười, ánh mắt

- Hoàn cảnh kinh tế gia đình ... công việc làm của mẹ, tính tình, phẩm chất.

- Tình cảm của mẹ đối với những người xung quanh

( Với người thân trong gia đình; Với bà con họ hàng, làng xóm) ...

- Những kỉ niệm của em với mẹ.

Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em đối với mẹ.

KB: Ấn tượng, cảm xúc của em đối với mẹ

Liên hệ bản thân ... lời hứa.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

(Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp)

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

0,5

...............................

Còn rất nhiều mẫu đề thi cuối học kì 2 Văn 7 KNTT, mời các bạn xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
39 33.395
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm