Đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức
Bộ đề kiểm tra giữa học kì 1 lớp 7 môn Giáo dục công dân
Đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 7 sách mới theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có đáp án chi tiết sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập tốt hơn trong môn Giáo dục công dân lớp 7. Sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 7 KNTT, mời các bạn cùng tham khảo.
- Đề đọc hiểu Ngữ văn 7 kì 1 Kết nối tri thức (Ngữ liệu ngoài chương trình)
- Đề thi Giáo dục công dân lớp 7 giữa học kì 1
Lưu ý: Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức dưới đây bao gồm 6 mẫu đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 7 của bộ Kết nối. Các mẫu đề được trình bày bằng file word bám sát nội dung kiến thức trong sách giáo khoa. Để tải đề thi GDCD lớp 7 giữa học kì 1 - KNTT, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.
1. Ma trận đề thi giữa kì 1 GDCD 7 Kết nối tri thức
TT | Chủ đề | Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng |
| % tổng điểm | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
| ||||||||||
Số CH |
| |||||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL |
| ||||
1 | Giáo dục đạo đức | 1. Tự hào về truyền thống quê hương | 4 câu | 1 câu | 4 | 1 |
| 2.5 | ||||||
2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ | 4 câu | 1 câu | 1 | 4 | 2 |
| 5.5 | |||||||
3. Bảo tồn di sản văn hóa | 4 câu | 1 | 4 | 1 |
| 2.0 | ||||||||
Tổng | 12 |
|
| 2 |
| 1 |
| 1 | 12 | 4 |
| 10 điểm | ||
Tỷ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% | 30% | 70% |
| |||||||
Tỷ lệ chung | 60% | 40% | 100% |
2. Đề thi Giáo dục công dân lớp 7 giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Phần I. Trắc nghiệm (3,0 điểm).
Chọn đáp án em cho là đúng nhất:
Câu 1: Loại hình diễn xướng dân gian nào dưới đây là di sản văn hóa tinh thần tiêu biểu của xã Thi Sơn? NB
A. Hát dặm Quyển Sơn
B. Hát Xẩm.
C. Hát Then.
D. Hát Xoan.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy? NB
A. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ"; “phép vua còn thua lệ làng; “trọng nam khinh nữ.
B. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình.
C. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bao dung, trọng tình nghĩa.
D. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.
Câu 3: Hành vi nào sau đây không thể hiện sự quan tâm chia sẻ ? NB
A. Thấy người bị tai nạn không giúp.
B. Nấu cháo, mua thuốc khi mẹ ốm.
C. Cổ vũ nhiệt tình khi đồng đội tham gia thi đấu thể thao.
D. Thường xuyên gọi điện thăm hỏi ông bà.
Câu 4: Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ NB
A. bị mọi người xa lánh, khinh rẻ.
B. luôn phải chịu thiệt thòi về mình.
C. được mọi người yêu mến, kính trọng.
D. phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống.
Câu 5: Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ là những người NB
A. luôn đặt lợi ích của bản thân lên vị trí hàng đầu.
B. thường xuyên gây gổ, đánh nhau với mọi người.
C. bất chấp làm mọi việc để đạt được mục đích của bản thân.
D. thường xuyên động viên, an ủi người khác khi họ gặp khó khăn.
Câu 6: Học tập tự giác, tích cực là NB
A. chủ động nhờ người khác giúp đỡ.
B. cần nhắc nhở khi thực hiện nhiệm vụ.
C. làm được đến đâu thì làm.
D. chủ động cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ mà không cần ai nhắc nhở.
Câu 7: Không học tập tự giác tích cực sẽ NB
A. đạt kết quả cao trong học tập.
B. rèn tính tự lập tự chủ.
C. được mọi người tin yêu.
D. học tập sa sút, kết quả học tập thấp
Câu 8: Quan điểm nào sau đây là đúng về học tập tích cực, tự giác? NB
A. Khi kiểm tra mới cần tích cực tự giác.
B. Giáo viên cho điểm cao mới xung phong làm bài.
C. Học sinh không cần xây dựng kế hoạch học tập.
D. Học tập tự giác tích cực giúp rèn luyện tự lập tự chủ.
Câu 9: Hành động nào sau đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực? NB
A. Luôn để bố mẹ gọi dậy đi học.
B. Trước giờ đi học mới soạn sách, vở.
C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.
D. Trong giờ kiểm tra, nhìn bài bạn để đạt được điểm cao.
Câu 10: Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau được gọi là NB
A. liêm khiết.
B. công bằng.
C. lẽ phải.
D. giữ chữ tín.
Câu 11: Biểu hiện của giữ chữ tín là? NB
A. không giữ đúng lời hứa.
B. giữ lời hứa, tin tưởng và luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao
C. làm hết giờ thì về
D. không cần nhắc nhở cũng làm
Câu 12: Người biết giữ chữ tín sẽ
A. được mọi người tin tưởng
B. bị lợi dụng
C. bị xem thường
D. không được tin tưởng
Phần II. Tự luận (7 điểm).
Câu 1: ( 1,5 điểm). Em hãy nêu những việc làm đáng phê phán trong việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương? TH Em đã làm gì để phát huy truyền thống quê hương em? VDT
Câu 2: ( 1,75 điểm).Em hãy kể 5 hành vi biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác mà em biết? TH Em học tập được điều gì từ tấm gương đó? VDT
Câu 3: (2 điểm). Theo em vì sao chúng ta phải học tập tự giác tích cực? TH Em đã học tập tự giác tích cực như thế nào? VDT
Câu 4: (1,75 điểm). Tình huống:
Minh hứa với bố mẹ Quang và cô giáo chủ nghiệm là sẽ cố gắng giúp đỡ Quang học tập tiến bộ. Vì thế, những bài tập nào Quang không làm được thì Minh đều làm hộ và đưa cho Quang chép.
a. Việc làm của Minh có phải là biểu hiện của hành vi giữ chữ tín không? TH
b. Nếu là bạn thân của Minh và Quang, em sẽ xử lý tình huống này như thế nào? VDC
Đáp án
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | A | C | A | C | D | D | D | D | C | D | B | A |
PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
1 | Những viêc đáng phê phán (không nên ) trong viêc giữ gìn truyền thống tốt đep của quê hương | 1,5 |
- Viêc đáng phê phán (HS ghi được ít nhất 4 việc). VD: + Chê bai các giá trị truyền thống. + Trêu chọc các thương binh, liêt sĩ, người có công với cách mạng. + Viết, vẽ bậy lên các khu di tích, bảo tàng văn hoá. + Xả rác bừa bãi, tiếp tay cho việc chèo kéo khách du lịch,… tại các lễ hội. … Những việc làm của em trong việc giữ gìn truyền thống trốt đẹp của quê hương (Hs ghi được ít nhất 3 việc làm của bản thân). VD: + Tìm hiểu về truyền thống quê hương mình. +Tham gia các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hoá của địa phương, quê hương. + Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. +Tiếp nối các truyền thống tốt đẹp của quê hương như: chăm chỉ học tập, tham gia các câu lạc bộ nghề truyền thống, âm nhạc, nghệ thuật truyền thống… + Tuyên truyền giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống. + Kính trọng người lớn tuổi, trân trọng những người có công với cách mạng ở địa phương đã chiến đấu vì đất nước… + … | 0,25 0,25 0,25 0,25 0.5 | |
2 | Em hãy kể về một tấm gương ( trong lớp, trường…) biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác mà em biết? Em học tập được điều gì từ tấm gương đó? | 1,75 |
- HS kể được 1 tấm gương cụ thể. * Học tập được từ tấm gương đó: - Ngưỡng mộ tấm gương đó, sẽ luôn: quan tâm, cảm thông chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của người khác để mọi người trong xã hội luôn được vui vẻ hạnh phúc - Có tinh thần tập thể cao, không chủ nghĩa cá nhân, ích kỉ hẹp hòi. - Rèn luyện bản thân: + Lắng nghe, động viên +Chia sẻ vật chất ,tinh thần với những người khó khan. + Khích lệ, quan tâm,động viên bạn bè + An ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm + Phê phán tính ích kỉ, thờ ơ, trước khó khăn mất mát của người khác | 0, 25 1,5 | |
3 | Theo em vì sao chúng ta phải học tập tự giác tích cực? Em đã học tập tự giác tích cực như thế nào? | 2 |
- Chúng ta phải tích cực học tập vì: + Giúp chúng ta chủ động, sáng tạo, không ngừng tiến bộ và đạt kết quả cao trong học tập + Rèn tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường bền bỉ + Giúp chúng ta thành công trong cuộc sống. + Được mọi người tin yêu, quý mến. - Em đã học tập tự giác tích cực trong học tập: + Có mục đích động cơ học tập đúng đắn + Chủ động, tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ ( học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, tích cực xây dựng bài, tích cực hợp tác với bạn bè thầy cô trong giờ học…) + Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập + Có kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp với năng lực bản thân… | 1 1 | |
4 | a. Việc làm của Minh có phải là biểu hiện của hành vi giữ chữ tín không? b. Nếu là bạn thân của Minh và Quang, em sẽ xử lý tình huống này như thế nào? | 1,75 |
a. Việc làm của Minh không phải là biểu hiện của hành vi giữ chữ tín. Vì Minh làm như vậy sẽ chỉ khiến cho Quang thêm lười biếng, ỉ lại và học tập không thể tiến bộ lên được trong khi Minh đã hứa với bố mẹ Quang và cô giáo sẽ giúp Quang tiến bộ. b. Nếu là bạn thân của Minh và Quang, em sẽ xử lý tình huống này như sau: - Nói chuyện với Minh về tác hại việc làm của bạn ấy. - Trao đổi với Quang không nên chép bài của Minh, phân tích cho bạn ấy thấy hậu quả của việc làm này. - Dành thời gian để cùng Minh giúp đỡ Quang tiến bộ. - Nếu cả 2 bạn không nghe sẽ báo cô giáo và phụ huynh để có biện pháp cụ thể giúp Quang tiến bộ. | 0,25 0,5 1 |
3. Đề thi giữa học kì 1 Giáo dục công dân 7 KNTT đề 2
I. TRẮC NGHIỆM: (3 đ). Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ.
Câu 1. Việc làm nào dưới đây không thể hiện gìn giữ và phát triển truyền thống quê hương?
A. Tìm hiểu các làng nghề truyền thống ở địa phương.
B. Tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
C. Giới thiệu với du khách nước ngoài về các lễ hội nổi tiếng của địa phương.
D. Không thích mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình.
Câu 2. Việc làm nào dưới đây thể hiện về tự hào truyền thống văn hóa quê hương?
A. Không thích nghe những bài hát về quê hương.
B. Thường xuyên chê bai những nghề truyền thống của quê hương.
C. Không tham gia lễ hội truyền thống của quê hương.
D. Tìm hiểu những ca dao, tục ngữ, văn hóa tốt đẹp của quê mình
Câu 3. Truyền thống tốt đẹp của quê hương là:
A. Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương được hình thành và khẳng định qua thời gian được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
B. Những giá trị vật chất tốt đẹp có từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác
C. Những câu nói hay, có ý nghĩa.
D. Những đồ vật cổ xưa có giá trị
Câu 4. Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ?
A. Hiếu thảo.
B. Hiếu học.
C. Cần cù.
D. Trung thực.
Câu 5. Những sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được gọi là:?
A. Di tích lịch sử - văn hóa.
B. Bảo vật quốc gia
C. Di vật.
D. Di sản văn hóa phi vật thể.
Câu 6. Di sản văn hóa vật thể bao gồm?
A. Di tích lịch sử văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.
B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên.
C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
D. Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh.
Câu 7. Chùa Một cột (Hà Nội) được xếp vào?
A. Di sản văn hóa phi vật thể
B. Di sản thiên nhiên.
C. Di sản văn hóa vật thể
D. Bảo vật quốc gia
Câu 8. Trống đồng Đông Sơn được xếp vào?
A. Di sản thiên nhiên
B. Di sản văn hóa phi vật thể
C. Danh lam thắng cảnh .
D. Bảo vật quốc gia .
Câu 9. Bến cảng Nhà Rồng ở đâu?
A.Quảng Bình
B.Thành phố Hồ Chí Minh
C. Thừa Thiên – Huế
D. Quảng Trị
Câu 10. Lắng nghe, động viên, an ủi khi bạn gặp khó khăn là biểu hiện của đức tính nào sau đây?
A. Đoàn kết, tương trợ.
B. Học tập tích cực tự giác.
C. Quan tâm, cảm thông chia sẻ.
D. Giữ chữ tín.
Câu 11. Chia sẻ là :
A. Sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình
B. Cảm thông, đồng tình với người khác
C. Không tặng, cho những người mình không thích
D. Cho, tặng người khác khi mình thích
Câu 12. Biểu hiện nào sau đây là sự quan tâm chia sẻ?
A. Khích lệ động viên.
B. Cho bạn mượn bút khi bút của bạn đang bị hỏng
C. Cho bạn mượn tiền chơi game.
D. Cả A và B đều đúng
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm ): Nêu những biểu hiện của quan tâm, cảm thông chia sẻ? Việc quan tâm, cảm thông, chia sẻ đem lại ý nghĩa gì cho mỗi cá nhân và cho mọi người ?
Câu 2. (2 điểm): Di sản văn hóa bao gồm có mấy loại ? Đó là những loại nào? Lấy 3 ví dụ minh họa cho từng loại ?
Câu 3. (1,5 điểm ): Trong giờ kiểm tra môn Lịch sử, A kông thuộc bài. B ngồi cạnh đã đưa bài cho A chép . Theo em việc làm của B có phải là quan tâm, giúp đỡ bạn không? Vì sao?
Câu 4 (1,5 điểm): M là học sinh tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, mỗi khi đi tham quan các di tích lịch sử-văn hoá thì M lại thường hay chê bai những địa điểm đó.
Em đồng ý với hành vi của M không? Nếu là bạn của M em sẽ khuyên M như thế nào?
Đáp án
1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 |
D | D | A | A | D | D | C | D | B | C | A | D |
2. PHẦN TỰ LUẬN(7 điểm)
Câu | ĐÁP ÁN | Điểm |
Câu 1 (2 điểm) | - Những biểu hiện của quan tâm, cảm thông chia sẻ: + Với người thân : Chăm sóc , hỏi thăm ông bà cha mẹ nhất là khi ốm đau... + Với bạn bè :Hỏi thăm, động viên bạn khi có chuyện buồn,sẵn sàng giúp đỡ bạn ... + Với mọi người xung quanh : Ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lũ... |
1 điểm
|
- Việc quan tâm, cảm thông, chia sẻ đem lại ý nghĩa cho mỗi cá nhân và mọi người - Giúp đỡ mọi người vượt qua khó khăn thử thách để vươn lên... - Tạo các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp ....
| 1 .điểm | |
Câu 2 (2 điểm) | a) Di sản văn hóa bao gồm có mấy 2 loại |
0,25điểm |
b) Đó là những loại DSVH vật thể và DSVH phi vật thể Lấy được đủ 3 ví dụ minh họa cho mỗi loại |
0,75 điểm1điểm | |
Câu 3 (1,5 điểm) | Theo em, việc làm của H không phải là quan tâm, giúp đỡ bạn . Bởi vì: - Việc H đưa bài cho N chép vào giờ kiểm tra sẽ khiến cho N ỷ lại vào H, do vậy những giờ kiểm tra sau N sẽ phụ thuộc vào H và tiếp tục không học bài.H làm như vậy là vi phạm nội quy kỉ luật - Lâu dần hình thành cho N thói quen dựa dẫm vào người khác mà không nỗ lực tự học bằng chính khả năng của bản thân => H đang gián tiếp tạo thói quen xấu cho N. | 1,5 điểm |
Câu 4 (1,5 điểm ) | Em không đồng ý với hành vi của M. Nếu là bạn của M em sẽ khuyên M không nên chê bai các di tích lịch sử, văn hoá mà cần tích cực tìm hiểu vể các di tích đó để thấy được ý nghĩa lớn lao của di sản văn hoá mà ông cha ta đã từng đấu tranh, cống hiến công sức để xây dựng và bảo vệ. | 1,5 điểm |
................
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 7 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức
19/10/2023 9:40:00 SATham khảo thêm
Đề thi Tin học lớp 7 cuối kì 2 Kết nối tri thức 2023
Đề thi Tin học lớp 7 cuối kì 2 Chân trời sáng tạo 2023
(4 đề) Đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Kết nối tri thức 2024
Bộ đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn 7 có ma trận, đáp án (dùng chung cả 3 bộ sách)
2 Đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Chân trời sáng tạo 2024
Bộ đề thi học kì 2 Ngữ văn 7 sách mới (chuẩn cấu trúc) dùng chung cả 3 bộ sách
Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 7 Chân trời sáng tạo (2 đề) có ma trận, đáp án
Đề thi cuối kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức 2024 (8 đề)
- Môn Ngữ Văn
- Môn Toán
- Môn Khoa học tự nhiên
- Môn Lịch sử Địa lí
- Đề thi giữa kì 1
- Đề thi cuối kì 1
- Đề thi cuối kì 1 Địa lí 7 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Lịch sử 7 Cánh Diều
- Đề thi cuối kì 1 Địa lí 7 Cánh Diều
- Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Cánh Diều
- Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Lịch sử 7 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
- Đề thi Địa lý lớp 7 cuối học kì 1
- Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí 7 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 2
- Đề thi cuối kì 2
- Môn GDCD
- Môn Công nghệ
- Môn Hoạt động trải nghiệm
- Đề thi Tiếng Anh 7 Global Success
- Đề thi Tiếng anh 7 I-learn smart world
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 7
Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 Chân trời sáng tạo 2024
Vì sao Lý Công Uẩn chọn Thăng Long làm kinh đô?
Chia sẻ cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ siêu hay
Tóm tắt văn bản Một ngày của Ích chi an
Chứng minh rằng Bắc Mỹ có thành phần chủng tộc đa dạng
Thành ngữ và tục ngữ khác nhau chỗ nào?