Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức
Đề thi Ngữ văn lớp 7 giữa học kì 1
Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây bao gồm 2 mẫu đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 7 sách Kết nối tri thức với đầy đủ ma trận đề thi, gợi ý đáp án sẽ là tài liệu tham khảo ôn tập giữa học kì 1 Văn 7 bổ ích cho các em học sinh. Sau đây là nội dung chi tiết đề khảo sát chất lượng giữa học kì 1 môn Văn lớp 7, mời các bạn cùng tham khảo.
Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn 7 KNTT - đề 1
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
ÁNH TRĂNG
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Nguyễn Duy, Ánh trăng, NXB Tác phẩm mới, 1984)
Chọn phương án trả lời đúng từ câu 1 đến câu 8 rồi điền kết quả vào bảng sau (mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm):
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
P/án đúng |
Câu 1. Khổ thơ sau có cách gieo vần như thế nào?
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
A. Gieo vần lưng
B. Gieo vần chân
C. Gieo vần hỗn hợp
D. Gieo vần liền
Câu 2. Bài thơ Ánh trăng nhắc đến những khoảng thời gian nào trong cuộc đời tác giả?
A. Hồi còn nhỏ, hồi về thành phố
B. Hồi về thành phố, hồi chiến tranh
C. Hồi nhỏ, hồi chiến tranh, hồi về thành phố
D. Hồi nhỏ, hồi còn chiến tranh
Câu 3. Khổ thơ sau có bao nhiêu phó từ?
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4. Câu thơ Vầng trăng thành tri kỉ trong bài thơ Ánh trăng có ý nghĩa là:
A. diễn tả sự thấu hiểu giữa hai người lính cùng lý tưởng chiến đấu, cùng hoàn cảnh chiến đấu.
B. diễn tả sự đồng điệu thấu hiểu của trăng với người công nhân; của người công nhân với chính quá khứ của mình.
C. diễn tả sự đồng điệu thấu hiểu của trăng với người nông dân; của người nông dân với chính quá khứ của mình.
D. diễn tả sự đồng điệu thấu hiểu của trăng với con người; của con người với chính quá khứ của mình.
Câu 5. Hình ảnh “Trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho điều gì?
A. Thiên nhiên hạnh phúc viên mãn tròn đầy
B. Thiên nhiên vạn vật luôn tuần hoàn
C. Hình ảnh của quá khứ nghĩa tình, vẫn tròn đầy, trọn vẹn
D. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng, hạnh phúc
Câu 6. Trong bài thơ trên, khi gặp lại vầng trăng một cách đột ngột, nhà thơ đã có cảm xúc như thế nào?
A. Xúc động
B. Lo âu
C. Ngại ngùng
D. Vô cảm
Câu 7. Vì sao đến cuối bài thơ trên, tác giả lại giật mình?
A. Vì tác giả bị giật mình trước tình huống bất ngờ
B. Vì tác giả chợt nhận ra sự vô tình của mình
C. Vì vầng trăng đã gợi lại kỉ niệm xưa
D. Vì tác giả bất ngờ gặp lại vầng trăng xưa
Câu 8. Qua bài thơ trên, tác giả muốn gửi đến bạn đọc thông điệp gì?
A. Sống ung dung tự tại với quá khứ
B. Sống yêu quý, thân thiện với quá khứ
C. Sống ân nghĩa, thủy chung với quá khứ
D. Sống thanh thản với quá khứ
Câu 9 (1,0 điểm). Nếu là tác giả của bài thơ trên, khi gặp lại vầng trăng, em sẽ có cách ứng xử như thế nào?
Câu 10 (1,0 điểm). Từ bài thơ Ánh trăng, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
II. VIẾT: (4,0 điểm)
Trong các văn bản đã đọc, em được làm quen với nhiều nhân vật văn học thú vị. Hãy viết một bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học mà em yêu thích.
Đáp án
Phần | Nội dung | Điểm | ||||||||||||||||||
I | ĐỌC HIỂU | 6.0 | ||||||||||||||||||
(Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
| 4,0 | |||||||||||||||||||
Câu 9 | HS trả lời có lý giải phù hợp miễn sao không vi phạm những chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật. Học sinh nêu được 01 nội dung. Gợi ý: - Em ngắm nhìn vầng trăng, xin lỗi vầng trăng vì đã lúc vô tình, lãng quên, hứa sẽ mãi là bạn tốt của nhau. - Sau cái giật mình vì bất chợt nhận ra người bạn tri kỷ - vầng trăng, em sẽ thức tâm sự cùng trăng, cảm ơn trăng đã không quên em. Trăng vẫn là nguồn cảm hứng để em sáng tác những bài thơ tiếp theo … - …. | 1,0 | ||||||||||||||||||
Câu 10 | - Từ nội dung văn bản, học sinh nêu được bài học. Học sinh nêu được 01 nội dung. Gợi ý: - Biết trân trọng quá khứ, trân trọng những điều đã qua, những kỷ niệm đẹp và những bài học mà cuộc sống đã dạy cho ta. Sống gần gũi với thiên nhiên. - Khi mắc lỗi lầm thì dũng cảm nhận lỗi và sửa sai. - … | 1,0 | ||||||||||||||||||
II | VIẾT | 4,0 | ||||||||||||||||||
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 | ||||||||||||||||||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học mà em yêu thích. | ||||||||||||||||||||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: | ||||||||||||||||||||
* Mở bài: - Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật phân tích. - Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật. | 0,5 | |||||||||||||||||||
* Thân bài: - Lần lượt phân tích và làm sáng tỏ các đặc điểm của nhân vật dựa trên các chi tiết trong tác phẩm. + Lai lịch: nhân vật đó xuất hiện như thế nào? + Ngoại hình + Hành động và việc làm của nhân vật + Ngôn ngữ của nhân vật + Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật + Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác => Nhận xét, đánh giá về nhân vật (suy nghĩ, cảm xúc,…về các đặc điểm của nhân vật đã phân tích) - Nhận xét đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn | 2,5 | |||||||||||||||||||
* Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật - Nêu đánh giá khái quát về nhân vật - Nêu cảm nghĩ, ấn tượng về nhân vật, ý nghĩa của nhân vật với đời sống. | 0,5 | |||||||||||||||||||
d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt | 0,25 | |||||||||||||||||||
e. Sáng tạo: Thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của bản thân về đặc điểm nhân vật; bố cục mạch lạc, lời văn thuyết phục. |
Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn 7 KNTT - đề 2
Xem trong file tải về.
Ma trận đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 KNTT
TT | Kĩ năng | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1
| Đọc hiểu
| Truyện ngắn | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
Thơ (thơ bốn chữ, năm chữ) | |||||||||||
2 | Viết | Viết văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
|
| ||||||||||
|
| ||||||||||
|
| ||||||||||
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức
01/11/2024 9:57:00 SATham khảo thêm
Đề thi học kì 1 Văn 7 sách Kết nối tri thức 2024
(Đề mới, có đáp án) Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 7
Đề thi cuối kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức 2024 (8 đề)
(9 đề) Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức 2024 mới nhất
11 đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 2 2024 có đáp án (KNTT, CTST, Cánh Diều)
Đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 Cánh Diều (5 đề)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 7 KNTT
Đoạn văn nêu cảm nghĩ về tình yêu của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp
Soạn bài Ôn tập học kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
Đoạn văn cảm nhận đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ
(4 mẫu) Viết bài văn thuyết minh về quy tắc luật lệ của trò chơi bịt mắt bắt dê
(Cực hay) Viết đoạn văn trình bày hiểu biết của em về biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống
Phân tích bài thơ Gặp lá cơm nếp siêu hay