Bộ Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Văn 7 có đáp án

Tải về

Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Văn 7 có đáp án - Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh mẫu đề kiểm tra Ngữ văn 7 giữa học kì 1 được biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông mới có ma trận đề thi, bảng đặc tả đề kiểm tra giữa học kì I và gợi ý đáp án chi tiết giúp các em học sinh có thêm tài liệu ôn tập giữa học kì I môn Văn lớp 7. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi giữa kì I môn văn lớp 7, mời các bạn cùng tham khảo.

Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.

Các đề thi Văn lớp 7 giữa học kì 1

Nhằm giúp các em có thêm tài liệu tham khảo ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh bộ đề tham khảo thi giữa kì 1 môn Văn lớp 7 có đáp án chi tiết. Các đề thi được thiết kế bám sát kiến thức trong chương trình sách giáo khoa với nguồn ngữ liệu tham khảo đa dạng sẽ giúp các em củng cố nội dung kiến thức tốt hơn để đạt điểm cao trong bài thi.

Để xem đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 theo từng bộ sách, mời các em nhấn vào đường link bên dưới:

Đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn văn có đáp án

Đề thi Ngữ Văn lớp 7 giữa kì 1 - đề 1

I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy,…

Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:

“Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đấy nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…

(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là phương thức nào?

  1. Tự sự
  2. Miêu tả
  3. Biểu cảm
  4. Nghị luận

Câu 2. Văn bản trên được kể theo lời của ai?

  1. Lời của hạt lúa thứ nhất
  2. Lời của hạt lúa thứ hai
  3. Lời của người kể chuyện
  4. Lời kể của hai cây lúa

Câu 3. Chi tiết chính trong văn bản trên là chi tiết nào?

  1. Người nông dân
  2. Cánh đồng
  3. Hai cây lúa
  4. Chất dinh dưỡng

Câu 4. Vì sao hạt lúa thứ hai lại “ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất”?

  1. Vì nó muốn được ra đồng cùng ông chủ.
  2. Vì nó biết chỉ khi được gieo xuống đất, nó mới được bắt đầu một cuộc sống mới
  3. Vì nó không thích ở mãi trong kho lúa
  4. Vì khi được gieo xuống đất nó sẽ nhận được nước và ánh sáng.

Câu 5. Xác định thành phần trạng ngữ trong câu: Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng.

  1. Thời gian trôi qua
  2. hạt lúa thứ nhất bị héo khô
  3. bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng
  4. bị héo khô nơi góc nhà

Câu 6. Từ sung sướng trong văn bản trên thuộc loại từ nào?

  1. Từ ghép đẳng lập
  2. Từ ghép chính phụ
  3. Từ láy
  4. Từ láy toàn bộ

Câu 7. Xác định biện pháp tu từ trong câu: Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

  1. So sánh
  2. Nhân hóa
  3. Ẩn dụ
  4. Hoán dụ

Câu 8. Từ hình ảnh hạt lúa thứ nhất bị héo khô, tác giả muốn phê phán điều gì?

  1. Sự hèn nhác, ích kỉ không dám đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn trốn tránh trong sự an toàn vô nghĩa
  2. Sự ích kỉ chỉ nghĩ đến lợi ích cho bản thân mình.
  3. Sự vô cảm không quan tâm đến người khác.
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 9. Em hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản trên?

Câu 10. Em rút ra được bài học gì sau khi đọc xong ăn bản trên?

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ :

Mẹ vắng nhà ngày bão

Mấy ngày mẹ về quê

Là mấy ngày bão nổi

Con đường mẹ đi về

Cơn mưa dài chặn lối

Nghĩ giờ này ở quê

Mẹ cũng không ngủ được

Thương bố con vụng về

Củi mùn thì lại ướt....

Thế rồi cơn bão qua

Bầu trời xanh trở lại.

Mẹ về như nắng mới

Sáng ấm cả gian nhà.

(ĐẶNG HIỂN)

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 7

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC-HIỂU

1

A

0,5

2

C

0,5

3

C

0,5

4

B

0,5

5

A

0,5

6

D

0,5

7

B

0,5

8

A

0,5

9

- Học sinh tóm tắt được nội dung chính của văn bản

1,0

10

- Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân

- Muốn sống một cuộc đời ý nghĩa, chúng ta phải mạnh mẽ dấn thân. Nếu cứ thu mình trong cai vỏ bọc an toàn, chúng ta rồi sẽ chỉ là những con người nhạt nhòa rồi tàn lụi dần. Muốn thành công, con người không có cách nào khác ngoài việc đương đầu với gian nan, thử thách.

0,5

0,5

II

Văn biểu cảm

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Cảm nghĩ về một bài thơ 5 chữ

0,25

c. HS có thể triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Mở đoạn: Giới thiệu về tác giả Đặng Hiển và bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão.

Thân đoạn:
– Nêu khái quát về nội dung bài thơ: Mẹ về quê nên vắng nhà vài hôm, ở nhà chỉ còn ba bố con, ngoài trời mưa bão.

– Hình ảnh người mẹ được tác giả nhắc tới: Dù ở xa vẫn lo cho bố con ở nhà vụng về, không thể ngủ được.

– Hình ảnh đoàn tụ của cả gia đình: Khi mẹ về, bầu trời trong xanh trở lại, cơn mưa lùi đi và thay thế là nắng ấm. Dường như mẹ về mang theo nắng ấm trở về với gia đình nhỏ.

– Cảm nghĩ về bài thơ: Câu từ giản dị nhưng lại cho người đọc thấy được tình yêu thương và gắn kết của cả gia đình. Dù có xa nhau thế nào, trái tim họ vẫn hướng về gia đình nhỏ của mình và dành hết lo lắng bộn bề cho người nhà.

Kết đoạn: Khẳng định giá trị bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn trong sáng, kết hợp tốt lí lẽ và dẫn chứng, sáng tạo.

0,5

Đề thi Ngữ Văn lớp 7 giữa kì 1 - đề 2

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

ĐƯA CON ĐI HỌC

(Tế Hanh)

Sáng nay mùa thu sang

Cha đưa con đi học

Sương đọng cỏ bên đường

Nắng lên ngời hạt ngọc

Lúa đang thì ngậm sữa

Xanh mướt cao ngập đầu

Con nhìn quanh bỡ ngỡ

Sao chẳng thấy trường đâu?

Hương lúa tỏa bao la

Như hương thơm đất nước

Con ơi đi với cha

Trường của con phía trước.

Thu 1964

(In trong Khúc ca mới, NXB Văn học,)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Bốn chữ

B. Năm chữ

C. Bảy chữ

D. Tám chữ

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là gì?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3: Từ “đầu” và “đâu” ở khổ thơ thứ hai của bài thơ có cách gieo vần như thế nào?

Lúa đang thì ngậm sữa

Xanh mướt cao ngập đầu

Con nhìn quanh bỡ ngỡ

Sao chẳng thấy trường đâu?

A. Gieo vần cách.

B. Gieo vần liền kết hợp vần cách.

C. Gieo vần liền.

D. Gieo vần linh hoạt.

Câu 4. Cụm từ "nhìn quanh bỡ ngỡ" là cụm từ gì?

A. Cụm danh từ

C. Cụm động từ

B. Cụm tính từ

D. Cụm chủ vị

Câu 5. Em hiểu như thế nào là "bỡ ngỡ" trong câu thơ: “Con nhìn quanh bỡ ngỡ”?

A. Có cảm giác sợ sệt trước những điều mới lạ

C. Có cảm giác lạ lẫm, bối rối trước mọi việc

B. Có cảm giác ngỡ ngàng, lúng túng vì còn mới lạ chưa quen

D. Cảm thấy lo lắng không yên tâm về một vấn đề gì đó

Câu 6. Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ dưới đây có tác dụng gì?

Hương lúa tỏa bao la

Như hương thơm đất nước

Con ơi đi với cha

Trường của con phía trước

A. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người.

B. Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được nói đến trong câu thơ.

C. Làm cho sự vật được miêu tả hiện lên sinh động, gần gũi, gợi hình, gợi cảm.

D. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn.

Câu 7. Chủ đề của bài thơ là gì?

A. Ca ngợi tình cảm của cha dành cho con

C. Thể hiện niềm vui được đưa con đến trường của người cha

B. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước

D. Thể hiện lòng biết ơn của người con với người cha

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8: Hãy nêu tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ trong câu thơ dưới đây?

Hương lúa tỏa bao la

Như hương thơm đất nước

Câu 9. Theo em người cha muốn nhắn nhủ điều gì với con qua hai câu thơ sau?

Con ơi đi với cha

Trường của con phía trước.

Câu 10. Từ tình cảm của người cha trong đoạn thơ, em thấy mình cần làm gì để đền đáp tình cảm với cha mẹ của mình?

II. VIẾT (4,0 điểm)

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

Đáp án

Phần I: Nội dung ĐỌC HIỂU

I. Trắc nghiệm khách quan

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Phương án trả lời

B

C

A

C

B

C

D

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

II. Trắc nghiệm tự luận:

Câu 8: (0,5 điểm)

Việc mở rộng thành phần vị ngữ trong câu thơ nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, cụ thể hóa mức độ tỏa hương thơm của lúa.

Câu 9: (1 điểm)

Mức 1 (1 đ)

Mức 2 (0,5 đ)

Mức 3 (0đ)

- Học sinh có thể nêu được các cách hiểu khác nhau, song cần phù hợp với nội dung câu thơ, đảm bảo chuẩn mực đạo đức, pháp luật.

Gợi ý: Cha muốn nói:

+ Bước chân của con luôn có cha đồng hành, cha sẽ đi cùng con trên mọi chặng đường, đưa con đến những nơi tốt đẹp.

+ Cha luôn yêu thương, tin tưởng và hi vọng ở con.…

HS nêu được một trong hai ý trên

HS không nêu dược ý nào

Câu 10 (1 điểm)

Mức 1 (1 đ)

Mức 2 (0,5 đ)

Mức 3 (0đ)

Học sinh nêu những việc làm, hành động có ý nghĩa sâu sắc, có tính nhân văn phù hợp với chuẩn mực đoạn đức của con người.

Gợi ý:

- Biết hiếu thảo, vâng lời, kính trọng, quan tâm, yêu thương bố mẹ.

- Biết chia sẻ, giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức;

- Thấu hiểu nỗi lòng, kì vọng của cha mẹ, chăm lo học hành đem lại niềm vui cho gia đình…

Học sinh nêu được những việc làm, hành động phù hợp nhưng chưa sâu sắc, diễn đạt chưa thật rõ.

Trả lời nhưng không chính xác, không liên quan đến câu hỏi, hoặc không trả lời.

Đề thi Ngữ Văn lớp 7 giữa kì 1 - đề 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

MỞ SÁCH RA LÀ THẤY

Bao la và bí ẩn
Như biển xa rừng sâu
Mở ra một cuốn sách
Một thế giới bắt đầu

Ẩn hiện sau mặt chữ
Là bao gương mặt người
Có long lanh nước mắt
Có rạng rỡ miệng cười

Có ngày mưa tháng nắng
Mùa xuân và mùa đông
Cô Tấm và cô Cám
Thạch Sanh và Lý Thông

Có địa ngục, thiên đường
Có quỷ, ma, tiên, Phật
Có bác gấu dữ dằn
Có cô nai nhút nhát…

Đôi khi kẻ độc ác
Lại không là cọp beo
Cũng đôi khi đói nghèo
Chưa hẳn người tốt bụng
Trăm sông dài, biển rộng
Nghìn núi cao, vực sâu
Cả bốn biển, năm châu
Mở sách ra là thấy
Lật một trang sách mới
Như vung cây đũa thần
Thấy sao Kim, sao Hoả
Thấy ngàn xưa Lý – Trần…
Ta “đi” khắp thế gian
Chỉ bằng đôi con mắt
Sẽ “cận thị” suốt đời
Những ai không đọc sách

(Theo Cao Xuân Sơn, Hỏi lá hỏi hoa

NXB Kim Đồng, 2017)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án đúng:

Câu 1 (0,25đ): Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?

A. Thơ bốn chữ

B. Thơ tứ tuyệt

C. Thơ năm chữ

D. Thơ lục bát

Câu 2 (0,25đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Thuyết minh

D. Nghị luận

Câu 3 (0,25đ): Câu nào sau đây nêu đúng ý nghĩa nhan đề của bài thơ?

A. Khơi dậy trí tò mò và lòng yêu thích của con người trong việc đọc sách

B. Nhắc nhở con người nên mở sách ra để thấy những điều mới mẻ

C. Khuyến khích con người nên mở sách ra để thấy những điều mới mẻ

D. Thúc đẩy sự yêu thích của con người trong việc đọc sách

Câu 4 (0,25đ): Câu nào sau đây thể hiện chủ đề của bài thơ trên?

A. Sách mở ra cho ta những chân trời mới

B. Sách mở ra cho ta thế giới cổ tích và lịch sử dân tộc

C. Sách mở ra cho ta cả thế giới của loài người

D. Sách là người bạn bên gối của con người.

Câu 5 (0,25đ): Đoạn thơ sau được ngắt nhịp như thế nào?

Trăm sông dài, biển rộng
Nghìn núi cao, vực sâu
Cả bốn biển, năm châu
Mở sách ra là thấy

A. 2/3

B. 3/2

C. 1/4

D. 4/1

Câu 6 (0,25đ): Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Bao la và bí ẩn
Như biển xa rừng sâu
Mở ra một cuốn sách
Một thế giới bắt đầu

A. Ẩn dụ

B. So sánh

C. Điệp ngữ

D. Liệt kê

Câu 7 (0,25đ): Biện pháp tu từ vừa phát hiện được ở câu 6 có tác dụng gì?

A. Gợi lên hình ảnh bao la và bí ẩn của những trang sách

B. Mở ra hình ảnh một thế giới mới đằng sau những trang sách

C. Mở ra những điều thú vị, tuyệt vời và đầy hấp dẫn đằng sau những trang sách.

D. Gợi lên sự rộng lớn, chứa đựng nhiều điều bí ẩn đang chờ đợi được khám phá đằng sau những trang sách

Câu 8 (0,25đ): Những truyện cổ tích nào được nhắc đến trong bài thơ trên?

A. Thạch Sanh và Lí Thông, Tấm và Cám

B. Thạch Sanh, Tấm Cám

C. Thạch Sanh, Cô Tấm và Cô Cám

D. Chàng Thạch Sanh, Tấm Cám

Câu 9 (0,25đ): Theo em đoạn thơ sau muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?

Đôi khi kẻ độc ác
Lại không là cọp beo
Cũng đôi khi đói nghèo
Chưa hẳn người tốt bụng

A. Không nên đánh giá và nhìn nhận con người quá vội vàng qua hoàn cảnh

B. Không nên nhìn nhận và đánh giá con người quá vội vàng qua vẻ bề ngoài

C. Không nên nhìn nhận và đánh giá con người quá vội vàng qua hành động

D. Không nên nhìn nhận và đánh giá con người quá vội vàng qua vẻ bề ngoài và hoàn cảnh.

Câu 10 (0,25đ): Em rút ra được bài học nhận thức và hành động gì từ bài thơ trên?

A. Nên nuôi dưỡng lòng yêu thích đọc sách và cần đọc thêm nhiều sách để mở rộng hiểu biết

B. Cần rèn luyện thói quen đọc sách mỗi ngày để mở rộng hiểu biết

C. Nhận thấy được tầm quan trọng của sách và cần rèn thói quen đọc sách

D. Nhận thức được tầm quan trọng của thói quen đọc sách mỗi ngày.

Câu 11 (1,5 điểm): Qua bài thơ, em nhận thấy sách có vai trò gì đối với cuộc sống của con người?

Câu 12 (2 điểm): Em hãy nhận xét về cách dùng 2 từ “đi” và “cận thị” trong đoạn thơ sau:

Ta “đi” khắp thế gian
Chỉ bằng đôi con mắt
Sẽ “cận thị” suốt đời
Những ai không đọc sách

II. Viết (4 điểm)

Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em ấn tượng.

Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

6,0

1

C

0,25

2

A

0,25

3

A

0,25

4

C

0,25

5

B

0,25

6

B

0,25

7

D

0,25

8

B

0,25

9

D

0,25

10

A

0,25

11

- HS nêu được cụ thể tác dụng của sách đối với cuộc sống con người

1,5

12

- Nêu được dụng ý của tác giả khi sử dụng hai từ “đi” và “cận thị” trong ngoặc kép

- Cần đáp ứng 1 số ý sau:

+ “Đi”: Sách đưa con người vượt không gian và thời gian để tìm hiểu, khám phá những điều chưa biết.

+ “Cận thị”: Chỉ sự hiểu biết hạn hẹp, vốn kiến thức nhỏ bé, ít ỏi.

=> Nhấn mạnh tác dụng của việc đọc sách.

- Đánh giá ý nghĩa, giá trị của chi tiết này.

2

II. PHẦN VIẾT

Tiêu chí đánh giá

Mức độ

Mức 5 (Xuất sắc)

Mức 4 (Giỏi)

Mức 3 (Khá)

Mức 2 (Trung bình)

Mức 1 (Yếu)

Chọn được nhân vật hoặc sự kiện lịch sử để kể

Lựa chọn được nhân vật hoặc sự kiện lịch sử sâu sắc

Lựa chọn được nhân vật hoặc sự kiện lịch sử có ý nghĩa

Lựa chọn được nhân vật hoặc sự kiện lịch sử để kể

Lựa chọn được nhân vật hoặc sự kiện lịch sử để kể nhưng chưa rõ ràng

Chưa có nhân vật hoặc sự kiện lịch sử để kể

0,5 điểm

0,5đ

0,4đ

0,3đ

0,2đ

0,1đ

Nội dung của sự kiện hoặc nhân vật được kể

Nội dung về sự kiện hoặc nhân vật lịch sử phong phú, hấp dẫn, sự kiện, chi tiết rõ ràng, thuyết phục.

Nội dung sự kiện hoặc nhân vật lịch sử phong phú; các chi tiết, rõ ràng.

Nội dung sự kiện hoặc nhân vật lịch sử tương đối đầy đủ, chi tiết khá rõ ràng.

Nội dung sự kiện hoặc nhân vật lịch sử còn sơ sài; các chi tiết chưa rõ ràng, hay vụn vặt.

Chưa rõ nội dung sự kiện hoặc nhân vật lịch sử, viết tản mạn, vụn vặt; chưa có sự kiện hay chi tiết rõ ràng, cụ thể.

1,25 điểm

1,25đ

0,75đ

0,5đ

0,25đ

Bố cục, tính liên kết của văn bản

Trình bày rõ bố cục của bài văn; Các sự kiện, chi tiết được liên kết chặt chẽ, logic, thuyết phục.

Trình bày rõ bố cục của bài văn; Các sự kiện, chi tiết được liên kết chặt chẽ, logic.

Trình bày được bố cục của bài văn; Các sự kiện, chi tiết thể hiện được mối liên kết nhưng đôi chỗ chưa chặt chẽ.

Chưa thể hiện được bố cục của bài văn

Các sự kiện, chi tiết chưa thể hiện được mối liên kết chặt chẽ, xuyên suốt.

Chưa thể hiện được bố cục của bài văn; Các sự kiện, chi tiết chưa thể hiện được mối liên kết rõ ràng.

0,5 điểm

0,5đ

0,4đ

0,3đ

0,2đ

0,1đ

Thể hiện cảm xúc trước nhân vật hoặc sự kiện được kể

Thể hiện cảm xúc trước nhân vật hoặc sự kiện được kể một cách thuyết phục bằng các từ ngữ phong phú, sinh động.

Thể hiện cảm xúc trước nhân vật hoặc sự kiện được kể bằng các từ ngữ phong phú, phù hợp.

Thể hiện cảm xúc trước nhân vật hoặc sự kiện được kể bằng một số từ ngữ rõ ràng.

Thể hiện cảm xúc trước nhân vật hoặc sự kiện được kể bằng một số từ ngữ chưa rõ ràng.

Chưa thể hiện được cảm xúc trước nhân vật hoặc sự kiện được kể.

0,5 điểm

0,5đ

0,4đ

0,3đ

0,2đ

0,1đ

Thống nhất về ngôi kể

Dùng người kể chuyện ngôi ba, nhất quán trong toàn bộ câu chuyện.

Dùng người kể chuyện ngôi thứ ba, nhất quán trong toàn bộ câu chuyện.

Dùng người kể chuyện ngôi thứ ba nhưng đôi chỗ chưa nhất quán trong toàn bộ câu chuyện.

Dùng người kể chuyện ngôi thứ ba nhưng nhiều chỗ chưa nhất quán trong toàn bộ câu chuyện.

Chưa biết dùng người kể chuyện ngôi thứ ba.

0,25 điểm

0,25đ

0,2đ

0,15đ

0,1đ

Diễn đạt

Hầu như không mắc lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

Mắc rất ít lỗi diễn đạt nhỏ

Bài viết còn mắc một số lỗi diễn đạt nhưng không trầm trọng.

Bài viết còn mắc khá nhiều lỗi diễn đạt.

Bài viết còn mắc rất nhiều lỗi diễn đạt

0,5 điểm

0,5đ

0,4đ

0,3đ

0,2đ

0,1đ

Trình bày

Trình bày đúng quy cách VB; sạch đẹp, không gạch xoá

Trình bày đúng quy cách VB; rõ ràng, không gạch xoá.

Trình bày đúng quy cách VB; chữ viết rõ ràng, có ít chỗ gạch xoá.

Trình bày quy cách VB còn đôi chỗ sai sót; chữ viết khoa học, có một vài chỗ gạch xoá.

Chưa trình bày đúng quy cách của VB; chữ viết khó đọc, có nhiều chỗ gạch xoá

0,25 điểm

0,25đ

0,2đ

0,15đ

0,1đ

Sáng tạo

Bài viết có ý tưởng và cách diễn đạt sáng tạo.

Bài viết có ý tưởng hoặc cách diễn đạt sáng tạo.

Bài viết chưa thể hiện rõ ý tưởng hoặc cách diễn đạt sáng tạo.

Bài viết không có ý tưởng và cách cách diễn đạt sáng tạo.

Bài viết không có ý tưởng và cách diễn đạt sáng tạo.

0,25 điểm

0,25đ

0,2đ

0,1đ

Đề thi Ngữ Văn lớp 7 giữa kì 1 - đề 4

Ma trận đề kiểm tra giữa học kì I môn ngữ Văn lớp 7

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Thơ 5 chữ/4 chữ, truyện ngắn.

5

0

3

0

0

2

0

60

2

Viết

Viết bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

2.5

0.5

1.5

1.5

0

3.0

0

1.0

100

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Bảng đặc tả đề kiểm tra giữa học kì I môn Văn 7

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ 5 chữ

* Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm cơ bản của một bài thơ qua : thể thơ, gieovần,hình ảnh,điểm nhìn miêu tả được sử dụng trong thơ.

-Nhận biết được công dụng của dấu chấm lửng…

* Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ.

- Nhận biết được biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.

- Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); các thành phần của câu (thành phần câu được mở rộng)

* Vận dụng:

- Thể hiện được ý kiến, cảm thụ riêng của mình về một hình ảnh thơ trong bài thơ.

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc, liên hệ với thực tế và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

5 TN

3TN

2TL

2

Viết

Phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học.

Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của kiểu bài văn phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học

Thông hiểu: Viết đúng về kiểu bài, về nội dung,bố cục rõ ràng, mạch lạc.

Vận dụng: phân tích được các đặc điểm của nhân vật trong một tác phẩm văn học, ngôn ngữ trong sáng, làm sáng tỏ những đặc điểm cơ bản của nhân vật cần phân tích.

Vận dụng cao:

Viết được bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Bài viết có đủ những thông tin về tác giả, tác phẩm, vị trí của nhân vật trong tác phẩm; phân tích được các đặc điểm của nhân vật dựa trên những chi tiết về lời kể, ngôn ngữ, hành động của nhân vật.

1TL*

Tổng

5 TN

3TN

2TL

1 TL

Tỉ lệ %

35

25

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn lớp 7

TRĂNG ƠI… TỪ ĐÂU ĐẾN?

Trần Đăng Khoa

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ cánh rừng xa

Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay biển xanh diệu kì

Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Bạn nào đá lên trời

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ lời mẹ ru

Thương Cuội không được học

Hú gọi trâu đến giờ

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ đường hành quân

Trăng soi chú bộ đội

Và soi vàng góc sân

Trăng ơi… từ đâu đến?

Trăng đi khắp mọi miền

Trăng ơi có nơi nào

Sáng hơn đất nước em…

1968

(Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời,

NXB Văn hóa dân tộc)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Bài thơ “Trăng ơi… từ đâu đến?” được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do. B. Lục bát. C. Bốn chữ. D. Năm chữ.

Câu 2. Bài thơ có cách gieo vần như thế nào?

A. Gieo vần lưng. B. Gieo vần chân.

C. Gieo vần lưng kết hợp vần chân. C. Gieo vần linh hoạt.

Câu 3. Ở khổ thơ thứ nhất, trăng được so sánh với hình ảnh nào?

A. Quả chín.

B. Mắt cá.

C. Quả bóng.

D. Cánh rừng xa.

Câu 4. Từ “Lửng lơ” thuộc loại từ nào?

A. Từ ghép.

B. Từ láy.

C. Từ đồng nghĩa.

D. Từ trái nghĩa.

Câu 5. Hình ảnh vầng trăng gắn liền với các sự vật (quả chín, mắt cá, quả bóng…) cho em biết vầng trăng được nhìn dưới con mắt của ai?

A. Bà nội.

B. Người mẹ.

C. Cô giáo.

D. Trẻ thơ.

Câu 6. Tác dụng chủ yếu của phép tu từ so sánh được sử dụng trong câu thơ: “Trăng bay như quả bóng” là gì ?

A. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người.

B. Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được nói đến trong câu thơ.

C. Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm.

D. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn.

Câu 7. Theo em, dấu chấm lửng trong câu thơ “Trăng ơi… từ đâu đến?” có công dụng gì ?

A. Tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng chưa liệt kê hết.

B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, hay ngập ngừng, ngắt quãng.

C. Làm giãn nhịp câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ biểu thị nội dung hài hước, châm biếm.

D. Làm giãn nhịp câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.

Câu 8. Bài thơ “Trăng ơi… từ đâu đến?” thể hiện tình cảm gì của nhân vật trữ tình ?

A. Nhân vật trữ tình yêu trăng theo cách độc đáo.

B. Trăng ở quê hương của nhân vật trữ tình là đẹp nhất.

C. Yêu mến trăng, từ đó bộc lộ niềm tự hào về đất nước của nhân vật trữ tình.

D. Ánh trăng ở quê hương nhân vật trữ tình đặc biệt, không giống ở nơi khác.

Câu 9. Em hiểu như thế nào về câu thơ(trình bày bằng đoạn văn từ 3 đến 5 câu) :

“Trăng ơi có nơi nào.

Sáng hơn đất nước em…”?

Câu 10. Từ tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ, hãy bộc lộ tình cảm của em với quê hương, đất nước (trình bày bằng đoạn văn từ 5 đến 7 câu).

II. VIẾT (4.0 điểm)

Trong các bài học vừa qua, em đã được làm quen với nhiều nhân vật văn học thú vị. Đó là các bạn nhỏ với tâm hồn trong sáng, tinh tế, nhân hậu như Mên, Mon (Bầy chim chìa vôi), An, Cò (Đi lấy mật)…và cả những người cha (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ), người thầy (Người thầy đầu tiên),…hết lòng yêu thương con trẻ. Những nhân vật ấy chắc hẳn đã mang đến cho em nhiều cảm xúc và ấn tượng.

Từ ấn tượng về các nhân vật trên, hãy viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật mà em yêu thích.

Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

D

0,5

2

B

0,5

3

A

0,5

4

B

0,5

5

D

0,5

6

C

0,5

7

D

0,5

8

B

0,5

9

HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý: Qua hình ảnh trăng, nhân vật tin rằng trăng trên đất nước mình là đẹp nhất. Nhân vật trữ tình tự hào về hình ảnh ánh trăng sáng lung linh cùng những cảnh vật tuyệt đẹp, những con người bình dị, gần gũi của đất nước mình.

1,0

10

HS nêu được những tình cảm mà mình cảm nhận được từ bài thơ. Yêu cầu

- Đảm bảo thể thức yêu cầu.

- Đảm bảo nội dung theo yêu cầu

1,0

0,25

0,75

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo bố cục bài văn nghị luận gồm 3 phần MB, TB, KB.

0.25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề

Nghị luận về nhân vật văn học yêu thích.

0.25

c. Phân tích đặc điểm nhân vật văn học yêu thích

Học sinh có thể chọn một nhân vật văn học mình yêu thích nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

* Mở bài:

- Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật phân tích.

- Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

* Thân bài:

- Lần lượt phân tích và làm sáng tỏ các đặc điểm của nhân vật dựa trên các chi tiết trong tác phẩm.

+ Lai lịch: nhân vật đó xuất hiện như thế nào?

+ Ngoại hình

+ Hành động và việc làm của nhân vật.

+ Ngôn ngữ của nhân vật.

+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.

+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác.

=> Nhận xét, đánh giá về nhân vật (suy nghĩ, cảm xúc,…về các đặc điểm của nhân vật đã phân tích)

- Nhận xét đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.

- Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.

* Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật

- Nêu đánh giá khái quát về nhân vật

- Nêu cảm nghĩ, ấn tượng về nhân vật, ý nghĩa của nhân vật với đời sống. Rút ra bài học, liên hệ.

3.0

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25

d e. Sáng tạo

Có những liên hệ hợp lí; bài viết lôi cuốn, hấp dẫn.

0,25

Đề thi Ngữ Văn lớp 7 giữa kì 1 - đề 5

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau:

“Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau Hàng Bè

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng…”.

(Trích “Lượm” – Tố Hữu – NXB Giáo dục Hà Nội, 1994)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Vẻ đẹp của chú bé Lượm trong bài thơ thể hiện ở khổ thơ thứ hai và thứ ba là vẻ đẹp:

A. Rắn rỏi, cương nghị

B. Hiền lành,dễ thương

C. Hoạt bát, hồn nhiên

D. Khỏe mạnh, cứng cáp

Câu 2. Cách ngắt nhịp trong khổ thơ thứ 2 là?

A. 2/2

B. 1/3

C. 3/1

D. A và B đúng

Câu 3. Tác giả đã thể hiện tình cảm gì qua cụm từ “chú - cháu” trong câu thơ “Tình cờ chú, cháu”?

A. Thân mật, gần gũi

B. Quan tâm, chia sẻ

C. Yêu thương, lo lắng

D. Cảm phục, mến yêu

Câu 4: Những yếu tố nghệ thuật nào có tác dụng trong việc thể hiện hình ảnh Lượm trong hai khổ thơ đầu?

A. Sử dụng nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm.

B. Thể thơ bốn chữ giàu âm điệu.

C. Biện pháp so sánh.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 5. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong bốn câu thơ sau?

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng…

A. Nhân hóa.

B. Hoán dụ.

C. So sánh.

D. Ẩn dụ.

Câu 6. Dòng nào gợi ra sự nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, đáng yêu của Lượm?

A. Loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt

B. Nghênh nghênh, huýt sáo vang

C. Xinh xinh, nghênh nghênh

D. Xinh xinh, huýt sáo vang

Câu 7. Vần chân trong khổ thơ sau là gì?

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú, cháu

Gặp nhau hàng Bè

A. máu - cháu

B. về - Bè

C. cháu - nhau

D. A và B đúng

Câu 8. Đánh dấu X vào lựa chọn đúng về ý nghĩa của cụm từ “Huế đổ máu” trong bảng dưới đây:

“Huế đổ máu”

Đúng

Sai

(1). Là cụm từ được dùng để diễn đạt thay cho “những người dân ở Huế đã đổ máu” (Khi thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta lần thứ hai).

(2). "Huế" là từ chỉ địa danh, không thể đổ máu.

Câu 9. Hãy chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng trong việc miêu tả nhân vật?

Câu 10. Từ tấm gương người anh hùng nhỏ tuổi được nhắc đến ở đoạn thơ trên, em có suy nghĩ gì về vai trò và trách nhiệm của thế hệ trẻ trên bước đường xây dựng đất nước?

II. VIẾT (4.0điểm)

Em hãy viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật lịch sử mà em yêu thích.

Đáp án 

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

C

0,5

2

A

0,5

3

A

0,5

4

D

0,5

5

C

0,5

6

A

0,5

7

D

0,5

8

(1) Đúng, (2) Sai

0,5

9

- Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

- Tác dụng:

+ Góp phần khắc họa hình ảnh chú bé Lượm – một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê, tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.

+ Thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng của nhà thơ với người chiến sĩ nhỏ.

0,5

0,25

0,25

10

- Thế hệ trẻ có vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước. Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội.

- Một số việc làm thể hiện trách nhiệm của thế hệ trẻ với Tổ quốc:

+ Học tập tốt.

+ Tích cực tham gia xây dựng đất nước.

+ Quảng bá hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế.

0,5

0,25

0,25

0,25

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật lịch sử mà em yêu thích.

0,25

c. Kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật lịch sử mà em yêu thích.

HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Xác định sự việc sẽ kể là sự việc gì. Sự việc ấy có liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử nào? Sự việc do em nghe kể lại hay đọc được từ sách, báo…?

+ Xác định ngôi kể, nhân vật và sự việc chính.

+ Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả khi kể.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

0,5

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
53 34.438
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm