Top 24 đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm học 2024
Đề thi giữa kỳ 1 môn Ngữ văn lớp 7 chương trình mới năm học 2024 là bộ đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 7 các bộ sách Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, kết nối tri thức có ma trận, bảng đặc tả, đề thi, hướng dẫn chấm thi có kèm đáp án để học sinh tự ôn luyện, nhằm đạt kết quả tốt nhất cho bài kiểm tra giữa kì 1.
24 Đề thi GK1 Ngữ Văn lớp 7
Đề thi cũng được thiết kế phù hợp với chương trình môn Ngữ văn lớp 7 và tương ứng với năng lực của học sinh, là tài liệu tham khảo giúp các thầy cô làm đề cương, lên kế hoạch ôn luyện cho các em học sinh thuận tiện hơn. Mời bạn đọc và các thầy cô tải file chi tiết để tham khảo.
1. Đề kiểm tra GK1 Ngữ văn 7 chương trình mới năm học 2024
1.1. Ma trận đề thi GK1 Ngữ văn 7
TT | Kỹ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Truyện ngụ ngôn | 4 | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết một đoạn văn | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 20 | 10 | 0 | 30 | 0 | 20 | 0 | 20 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 20% | 20% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
1.2. Bảng đặc tả đề thi GK1 Ngữ văn 7 sách mới
TT | Chương/Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Truyện ngụ ngôn | Nhận biết: - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu của văn bản. - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện. - Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngụ ngôn. - Xác định được phó từ, Giải thích được công dụng của dấu chấm lửng. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện. Vận dụng: - Rút ra được thông điệp/ bài học / lời khuyên cho bản thân và người khác từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm. | 2 TN 1 TL | 2 TN 1 TL | 2 TL | |
2 | Viết | Viết đoạn | Nhận biết: - Xác định được thể loại - Xác định được bố cục đoạn văn. Thông hiểu: - Giới thiệu cảm xúc của em về đoạn thơ/ bài thơ. - Phân tích được một số yếu tố hình thức của thơ 4 chữ, 5 chữ (số chữ ở mỗi dòng; vần, nhịp; từ ngữ, hình ảnh; bố cục, mạch cảm xúc;…) và tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ/ đoạn thơ. - Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của bài thơ/ đoạn thơ. Vận dụng: - Vận dụng những kỹ năng tạo lập đoạn văn, vận dụng kiến thức của bản thân để viết cảm xúc về đoạn thơ/ bài thơ đáp ứng yêu cầu của để (sử dụng yếu tố biểu cảm trong bài viết). - Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của tác giả. Vận dụng cao: - Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng | 1 TL* | |||
Tổng số câu | 4 TN | 1 TL | 1 TL | 1 TL | |||
Tỷ lệ % | 30% | 30% | 20% | 20% | |||
Tỷ lệ chung | 60% | 40% |
1.3. Nội dung đề thi GK1 Ngữ văn 7
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc câu chuyện sau:
RÙA VÀ THỎ
Ở một khu rừng nọ, có một chú Thỏ lúc nào cũng chỉ thích khoác lác về tài chạy nhanh như
gió của mình. Gặp ai chú ta cũng phải khoe khoang:
- Tớ chạy rất nhanh. Tớ là nhanh nhất đấy!
Mệt mỏi khi ngày nào cũng phải nghe những lời khoe khoang của Thỏ và chế nhạo mình
chậm chạp, Rùa đưa ra lời thách thức Thỏ chạy thi với mình. Tất cả các loài động vật trong
rừng đều rất ngạc nhiên khi nghe tin này, và chúng tập trung rất đông để xem Rùa và Thỏ
chạy thi.
Hai bạn Thỏ và Rùa đứng ở vạch xuất phát sẵn sàng cho cuộc đua. Tất cả động vật trong
rừng đồng thanh hô to “1… 2… 3… bắt đầu!”. Thỏ chạy vụt đi rất nhanh, loáng một cái
quay lại đã không thấy bóng dáng Rùa đâu. Thỏ cười khẩy và quyết định dừng lại để nghỉ
ngơi. Nó quay lại nhìn con Rùa và mỉa mai:
- Đúng là chậm như Rùa, làm sao mà thắng nổi Thỏ ta chứ !
Nói đoạn Thỏ vươn mình rồi nằm dài ra đường để ngủ.
- Còn lâu nó mới đuổi kịp mình, cứ ngủ một giấc cho sướng đã - Thỏ ta thầm nghĩ.
Trong lúc đó, Rùa vẫn miệt mài chạy, chạy, chạy mãi không bao giờ dừng. Cho đến lúc Rùa
vượt qua chỗ Thỏ đang nằm ngủ và gần chạm tới vạch kết thúc.
Động vật trong rừng hò hét cổ vũ rất lớn cho Rùa, thỏ giật mình tỉnh giấc. Nó lại còn vươn
người và ngáp một cách lười biếng rồi mới bắt đầu chạy trở lại, nhưng đã quá muộn. Rùa đã
cán đích trước và chiến thắng cuộc đua bằng tinh thần chăm chỉ và nghiêm túc của mình.
Thỏ vô cùng xấu hổ và lủi tít vào trong rừng sâu, chẳng còn mặt mũi nào để gặp mọi người.
(Câu chuyện Rùa và Thỏ, Theo truyện La Phông-ten)
Câu 1: (0,5 điểm) Truyện Rùa và Thỏ thuộc thể loại nào?
A. Truyền thuyết
B. Thần thoại
C. Truyện cổ tích
D. Truyện ngụ ngôn
Câu 2: (0,5 điểm) Nhân vật chính trong truyện Rùa và Thỏ là ai?
A. Rùa
B. Thỏ
C. Rùa và Thỏ
D. Sên
Câu 3: (0,5 điểm) Công dụng dấu chấm lửng trong câu: Tất cả động vật trong rừng đồng thanh hô to “1… 2… 3… bắt đầu!”
A. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
B. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung
bất ngờ hay hài hước, châm biếm
C. Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng
D. Tất cả đều đúng.
Câu 4: (0,5 điểm) Vì sao có cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ?
A. Rùa thích chạy thi với Thỏ
B. Thỏ thách Rùa chạy thi
C. Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi.
D. Rùa muốn thách Thỏ chạy thi với mình.
Câu 5: (0,5 điểm) Vì sao Thỏ thua Rùa?
A. Rùa vừa chạy vừa chơi mà vẫn tới đích
trước.
B. Rùa cố gắng còn Thỏ chủ quan, coi
thường Rùa.
C. Rùa dùng mưu mà Thỏ không biết.
D. Rùa chạy nhanh hơn Thỏ.
Câu 6: (0,5 điểm) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Đồ chậm như sên”?
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. So sánh
D. Điệp ngữ
Câu 7: (0,5 điểm) Tìm phó từ trong câu văn sau:"Trong lúc đó, Rùa vẫn miệt mài chạy, chạy, chạy mãi không bao giờ dừng."
A. Phó từ: Vẫn- mãi
B. Phó từ: vẫn- chạy
B. Phó từ: mãi- chạy
D. Phó từ: mãi- dừng
Câu 8: (0,5 điểm) Truyện Rùa và Thỏ phê phán điều gì?
A. Phê phán những những người lười biếng, khoe khoang.
B. Phê phán những người lười biếng khoe khoang, chủ quan, kiêu ngạo.
C. Phê phán những người chủ quan, ích kỉ.
D. Phê phán những người coi thường người khác.
Câu 9: (1,0 điểm) Em có nhận xét gì về nhân vật Thỏ qua câu nói: “Dám chạy thi với ta sao? Ta
chấp mi một nửa đường đó”.
Câu 10: (1,0 điểm) Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì?
II. VIẾT: (4,0 điểm)
Viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận của em về bài thơ sau:
Đưa con đi học - Tế Hanh
Sáng nay mùa thu sang
Cha đưa con đi học
Sương đọng cỏ bên đường
Nắng lên ngời hạt ngọc.
Lúa đang thì ngậm sữa
Xanh mướt cao ngập đầu
Con nhìn quanh bỡ ngỡ
Sao chẳng thấy trường đâu.
Hương lúa tỏa bao la
Như hương thơm đất nước
Con ơi đi với cha
Trường của con phía trước.
Mời các bạn tải file đầy đủ để tham khảo chi tiết đáp án
2. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức
Bộ đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 7 sách KNTT Hoatieu gửi đến bạn đọc gồm 11 đề có ma trận, bảng đặc tả, đáp án. Mời các bạn tải file chi tiết để tham khảo hết các đề.
2.1. Ma trận đề thi GK1 Ngữ văn 7 KNTT
2.2. Bảng đặc tả đề thi GK1 Ngữ văn 7 KNTT
TT | Kĩ năng | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ vận dụng | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ (thơ bốn chữ, năm chữ) | Nhận biết: - Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. - Xác định được biện pháp tu từ, từ láy. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. | 3TN | 5TL | 2TL | |
2 | Viết | Viết văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học | Viết được bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Bài viết có đủ những thông tin về tác giả, tác phẩm, vị trí của nhân vật trong tác phẩm; phân tích được các đặc điểm của nhân vật dựa trên những chi tiết về lời kể, ngôn ngữ, hành động của nhân vật. | 1* | 1* | 1* | 1TL* |
Tổng | 3TL | 5TN | 2TL | 1TL | |||
Tỷ lệ % | 20 | 40 | 30 | 10 | |||
Tỷ lệ chung | 60 | 40 |
2.3. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
LƯỢM
Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về, Tình cờ chú cháu, Gặp nhau Hàng Bè. Chú bé loắt choắt, Cái xắc xinh xinh, Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh, Ca-lô đội lệch, Mồm huýt sáo vang, Như con chim chích, Nhảy trên đường vàng… - “Cháu đi liên lạc, Vui lắm chú à. Ở đồn Mang Cá, Thích hơn ở nhà!” Cháu cười híp mí, Má đỏ bồ quân: - “Thôi, chào đồng chí!” Cháu đi xa dần… Cháu đi đường cháu, Chú lên đường ra, Ðến nay tháng sáu, Chợt nghe tin nhà. Ra thế, Lượm ơi!... | Một hôm nào đó Như bao hôm nào Chú đồng chí nhỏ Bỏ thư vào bao Vụt qua mặt trận, Thôi rồi, Lượm ơi! Chú đồng chí nhỏ Một dòng máu tươi! Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng… Lượm ơi, còn không? Chú bé loắt choắt, Ca-lô đội lệch, 1949 (Tố Hữu, Thơ, NXB Giáo dục, 1994) |
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào?
A. Thơ tự do.
B. Thơ bốn chữ.
C. Thơ năm chữ.
D. Thơ lục bát.
Câu 2. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong bốn câu thơ sau:
Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng…
A. Nhân hoá.
B. Hoán dụ.
C. So sánh.
D. Ẩn dụ.
Câu 3. Chú bé trong bài thơ làm công việc gì?
A. Du kích.
B. Dân công.
C. Liên lạc.
D. Bộ đội.
Câu 4. Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt (Ra thế/Lượm ơi!...; Thôi rồi, Lượm ơi !) thể hiện cảm xúc gì ở người chú?
A. Sự hồi hộp, lo lắng.
B. Sự bàng hoàng, xót xa
C. Sự ngạc nhiên, bất ngờ
D. Sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.
Câu 5. Hình ảnh và công việc của chú bé Lượm trong bài thơ gần giống với nhân vật nào sau đây?
A. Lê Văn Tám.
B. Võ Thị Sáu.
C. Bế Văn Đàn.
D. Kim Đồng.
Câu 6. Trong khổ thơ sau có bao nhiêu từ láy?
Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 7. Nhân vật Lượm trong bài thơ được tác giả khắc họa như thế nào?
A. Hồn nhiên, vui tươi, hăng hái và dũng cảm.
B. Hồn nhiên, vui tươi và siêng năng.
C. Yêu đời, yêu thiên nhiên và con người.
D. Có tính tự lập, biết cống hiến sức mình cho đất nước.
Câu 8. Bài thơ Lượm được sáng tác vào thời kì nào?
A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
B. Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
C. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
D. Sau khi đất nước thống nhất.
Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lượm?
Câu 10. Là người đội viên, em cần phải làm gì để thể hiện tình yêu quê hương, đất nước?
II. VIẾT (4.0 điểm) Em hãy viết bài văn phân tích đặc điểm một nhân vật mà em yêu thích trong một văn bản đã học hoặc đã đọc.
Mời các bạn tải file đầy đủ để tham khảo chi tiết đáp án
3. Đề thi GK1 Ngữ văn 7 sách Cánh Diều năm học 2023 - 2024
Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 7 sách Cánh Diều năm học 2023 - 2024 gồm 5 bộ đề đầy đủ ma trận, đáp án, bảng đặc tả. Mời bạn đọc tải file chi tiết để tải trọn bộ đề tham khảo.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau:
Mưa rơi tí tách
Hạt trước hạt sau
Không xô đẩy nhau
Xếp hàng lần lượt
Mưa vẽ trên sân
Mưa dàn trên lá
Mưa rơi trắng xóa
Bong bóng phập phồng
Mưa nâng cánh hoa
Mưa gọi chồi biếc
Mưa rửa sạch bụi
Như em lau nhà.
Mưa rơi, mưa rơi
Mưa là bạn tôi
Mưa là nốt nhạc
Tôi hát thành lời…
(Trích Mưa, Nguyễn Diệu, Thư viện thơ, 2019)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Bài thơ “Mưa” thuộc thể thơ gì? (Biết)
A. Bốn chữ
B. Năm chữ
C. Lục bát
D. Tự do
Câu 2. Em hãy cho biết khổ thơ thứ hai được ngắt nhịp như thế nào? (Biết)
A. Nhịp 1/1/2
B. Nhịp 2/1/1
C. Nhịp 2/2
D. Nhịp 1/2/1
Câu 3. Đối tượng nào được nhắc đến nhiều nhất trong bài thơ? (Biết)
A. Cánh hoa
B. Hạt mưa
C. Chồi biếc
D. Chiếc lá
Câu 4. Theo em biện pháp tu từ nào được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất? (Biết)
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Nhân hóa
Câu 5. Xác định chủ đề của bài thơ “Mưa”? (Hiểu)
A. Tình yêu thiên nhiên
B. Tình yêu đất nước
C. Tình yêu quê hương
D. Tình yêu gia đình
Câu 6. Theo em đáp án nào đúng nhất về tình cảm của tác giả đối với mưa? (Hiểu)
A. Yêu quý, trân trọng
B. Hờ hững, lạnh lùng
C. Nhớ mong, chờ đợi
D. Bình thản, yêu mến
Câu 7. Em hãy nêu 2 lợi ích của mưa đối với đời sống con người và các sinh vật trên Trái đất.
Câu 8. Từ những lợi ích của mưa, em hãy nêu ít nhất 2 biện pháp để bảo vệ môi trường trong sạch.(Vận dụng)
II. Viết (6,0 điểm) Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu. (Vận dụng cao)
4. Đề thi GK1 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
Hoatieu xin gửi đến bạn đọc bộ đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo gồm 5 đề thi có đủ ma trận, bảng đặc tả và đáp án, cách chấm điểm chi tiết. Mời bạn đọc tải file chi tiết để tham khảo cụ thể.
Nội dung một trong các bộ đề như sau:
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC- HIỂU (6.0 điểm)
Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Chiều sông Thương
Đi suốt cả ngày thu
Vẫn chưa về tới ngõ
Dùng dằng hoa quan họ
Nở tím bên sông Thương
*
Nước vẫn nước đôi dòng
Chiều vẫn chiều lưỡi hái
Những gì sông muốn nói
Cánh buồm đang hát lên
*
Đám mây trên Việt Yên
Rủ bóng về Bố Hả
Lúa cúi mình giấu quả
Ruộng bời con gió xanh
*
Nước màu đang chảy ngoan
Giữa lòng mương máng nổi
Mạ đã thò lá mới
Trên lớp bùn sếnh sáng
*
Cho sắc mặt mùa màng
Đất quê mình thịnh vượng
Những gì ta gửi gắm
Sắp vàng hoe bốn bên
*
Hạt phù sa rất quen
Sao mà như cổ tích
Mấy cô coi máy nước
Mắt dài như dao cau
*
Ôi con sông màu nâu
Ôi con sông màu biếc
Dâng cho mùa sắp gặt
Bồi cho mùa phôi phai
*
Nắng thu đang trải đầy
Đã trăng non múi bưởi
Bên cầu con nghé đợi
Cả chiều thu sang sông.
(Hữu Thỉnh - trong Từ chiến hào đến thành phố, NXB văn học, Hà Nội, 1991)
Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? (Nhận biết)
A. Thơ bốn chữ
B. Thơ năm chữ
C. Thơ sáu chữ
D. Thơ bảy chữ
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ có trong khổ thơ sau: (Nhận biết)
“Nước màu đang chảy ngoan
Giữa lòng mương máng nổi
Mạ đã thò lá mới
Trên lớp bùn sếnh sáng”
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 3. Trong khổ thơ sau có bao nhiêu phó từ?(Nhận biết)
“Nước màu đang chảy ngoan
Giữa lòng mương máng nổi
Mạ đã thò lá mới
Trên lớp bùn sếnh sáng”
A. 1 C. 3
B. 2 D. 4
Câu 4. Cảnh vật trong bài thơ được miêu tả qua những màu sắc nào? (Nhận biết)
A. Tím, xanh, vàng, nâu C. Xanh, tím, đen, trắng
B. Đỏ, xanh, vàng, nâu D. Trắng, vàng, nâu, tím
Câu 5. Bài thơ nói về mùa nào trong năm? (Nhận biết)
A. Xuân B. Thu
C. Hạ D. Đông
Câu 6. Cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ như thế nào qua khổ thơ sau: (Thông hiểu)
“Ôi con sông màu nâu
Ôi con sông màu biếc
Dâng cho mùa sắp gặt
Bồi cho mùa phôi phai”
A. Bồi hồi, xao xuyến
B. Đau đớn, xót xa
C. Nhớ nhung, tiếc nuối
D. Vui mừng, phấn khởi
Câu 7. Giọng điệu chính của bài thơ trên được thể hiện như thế nào? (Thông hiểu)
A. Sôi nổi, hào hứng
B. Nhẹ nhàng, trong sáng
C. Trang trọng, thành kính
D. Thiết tha, xúc động
Câu 8. Em hiểu từ “dùng dằng” trong hai câu thơ sau có nghĩa là gì? (Thông hiểu)
“Dùng dằng hoa quan họ
Nở tím bên sông Thương”
A. Ung dung, thoải mái
B. Rụt rè, ngập ngừng
C. Chậm chạp, thong thả
D. Lưỡng lự, không quyết đoán
Câu 9. Nêu cảm xúc của em sau khi đọc xong bài thơ trên (viết không quá 5 dòng). (Vận dụng)
Câu 10. Kể ra 2 hành động cụ thể của em để thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước. (Vận dụng)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Em hãy viết một bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. (Vận dụng cao)
Trên đây Hoatieu.vn Top 24 bộ đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm học 2023 - 2024 của các bộ sách. Mời các bạn đón đọc các bài viết hữu ích khác tại mục Tài liệu - Dành cho giáo viên nhé.
- Chia sẻ:Thanh Vân
- Ngày:
Top 24 đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm học 2024
07/11/2023 5:17:00 CHGợi ý cho bạn
-
Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Lịch sử và Địa lý
-
(Bản 1, bản 2) Đáp án trắc nghiệm tập huấn sách Mĩ thuật 9 Chân trời sáng tạo
-
Sách giáo khoa lớp 11 Chân trời sáng tạo
-
Trình bày khái quát vai trò, trách nhiệm của trường tiểu học trong kiểm định chất lượng giáo dục
-
Full Đáp án trắc nghiệm tập huấn Tin học 12 Kết nối tri thức
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Dành cho giáo viên
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Mĩ thuật lớp 11 Kết nối tri thức
Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 8 sách mới (có đáp án)
Các công việc cần thực hiện trong bước Xây dựng phân phối chương trình các khối lớp là gì? Công việc nào là khó khăn nhất với tổ chuyên môn?
Bài tập cuối khóa module 9 cán bộ quản lý Tiểu học
Đáp án trắc nghiệm tập huấn Toán 11 Kết nối tri thức
Gợi ý đáp án tự luận môn Đạo đức mô đun 2