Đề thi giữa kì 2 Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo

Tải về

Đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 7 Chân trời sáng tạo - Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc mẫu đề thi GDCD lớp 7 giữa học kì 2 - Chân trời sáng tạo có đầy đủ ma trận đề thi, bản đặc tả ma trận đề thi cùng với gợi ý đáp án chi tiết. Đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô giáo cùng các em học sinh trong kì thi giữa học kì 2 sắp tới. Sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 sách CTST, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Đề thi giữa kì 2 Giáo dục công dân 7 CV 7991

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (3,0 điểm)

Đọc câu 1 đến câu 12. Mỗi câu chọn một phương án phù hợp và điền vào bảng sau:

Câu 1. Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là:

A. đánh đập.

B. quan tâm.

C. sẻ chia.

D. cảm thông.

Câu 2. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Ông T đánh con vì trốn học để đi chơi game.

B. Cô giáo phê bình A vì thường xuyên đi học muộn.

C. Bạn P đe dọa sẽ đánh bạn M vì không cho mình chép bài.

D. Bạn Q nhắc nhở bạn A không nên nói chuyện trong giờ học.

Câu 3. Việc phòng, chống bao lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?

A. Bộ luật hình sự năm 2015.

B. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

C. Bộ luật lao động năm 2020.

D. Bộ luật tố tụng hình dân năm 2015.

Câu 4. Trong các ý dưới đây, ý nào là biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Giúp đỡ bạn học khuyết tật.

B. Ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô.

C. Đến thư viện học sau giờ học.

D. Tụ tập, hẹn gặp đánh nhau sau giờ học.

Câu 5. Bạo lực học đường xảy ra trong:

A. gia đình. B. cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.

C. công sở. D. cơ sở y tế và các phòng khám độc lập.

Câu 6. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Tẩy chay, xa lánh bạn cùng lớp.

B. Gây gổ, đánh nhau với các bạn cùng lớp.

C. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn học.

D. Tâm sự, chia sẻ khi bạn cùng lớp có chuyện buồn.

Câu 7. Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là:

A. Giúp đỡ bạn học tập.

B. Nghe lời cha, mẹ, thầy, cô giáo.

C. Quan tâm giúp đỡ những bạn khuyết tật.

D. Cô lập một bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.

Câu 8. Quản lí tiền là biết sử dụng tiền:

A. mọi lúc, mọi nơi. B. hợp lí, có hiệu quả.

C. cho vay nặng lãi. D. vào những việc mình thích.

Câu 9. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền?

A. Của thiên trả địa. B. Thắt lưng buộc bụng.

C. Của chợ trả chợ. D. Còn người thì còn của.

Câu 10. Biết cách quản lí tiền giúp ta chủ động:

A. trong lao động. B. làm những gì mình thích.

C. tìm kiếm việc làm. D. trong cuộc sống và có nhiều cơ hội phát triển.

Câu 11. Câu tục ngữ nào sau đây khuyên con người phải quản lí tiền hiệu quả?

A. Tốt vay dày nợ. B. Hay đi chợ để nợ cho con.

C. Của đi thay người. D. Ăn phải dành, có phải kiệm.

Câu 12. Ý nào sau đây không phải là nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả?

A. Chi tiêu có kế hoạch.

B. Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền.

C. Lãng phí thức ăn, điện, nước.

D. Chỉ vay tiền khi thực sự cần và phải trả đúng hẹn.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng/ sai (4, 0 điểm)

Câu 1. Trong các phát biểu sau, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về cách ứng phó với bạo lực học đường?

a. Tìm cơ hội thoát ra khỏi tình trạng bạo lực.

b. Nhanh chóng tấn công lại hành vi bạo lực.

c. Nhanh chóng kêu to để mọi người nghe thấy, giúp đỡ.

d. Nói những cầu thách thức người có hành vi bạo lực.

e. Trình báo với Công an, Uỷ ban nhân dân nơi cư trú.

f. Bảo với bố mẹ và thầy cô giáo

h. Kéo bạn đi trả thù người gây,ra hành vi bạo lực với mình.

Câu 2. Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào thể hiện đúng, việc làm nào thể hiện sai nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả?

a. Bạn G có thói quen tiết kiệm tiền đều đặn hằng tháng. Khi có bất kì khoản tiền nào, G thường để một phần cho tiết kiệm trước khi chi tiêu.

b. Bố mẹ cho tiền chi tiêu hằng tháng, nhưng tháng nào H cũng xin thêm tiền của bố mẹ để mua quà vặt.

c. Bạn P thường chi tiêu không tính toán. Có lần P dùng hết số tiền tiết kiệm được để mua đồ chơi đắt tiền, nhưng chơi một vài lần xong là P vứt bỏ.

d. Khi có tiền, bạn X thường chi tiêu trước, nếu còn thì tiết kiệm, không còn thì thôi.

e. Hà vừa nhận được tiền lương tháng đầu tiên sau thời gian thực tập. Cảm thấy vui sướng vì có tiền, Hà liền lao vào các trung tâm thương mại và mua sắm rất nhiều quần áo, giày dép, túi xách mà không hề suy nghĩ.

f. Bố mẹ cho K một số tiền để ăn sáng hoặc phòng khi cần đến. Cầm tiền trong tay, K nghĩ ngay đến việc mua một số đồ chơi mình thích. Chỉ sau một tuần, K đã tiêu hết số tiền bố mẹ cho và phải xin thêm tiền của bố mẹ.

g. Mỗi tháng, Mai được bố mẹ cho một khoản tiền nhỏ để chỉ tiêu cá nhân. Mai xác định các khoản chi tiêu cụ thể bằng cách: lập danh sách những chi phí bắt buộc như ăn sáng, mua sách vở, đồ dùng học tập. Sau đó, Mai chia số tiền mình có theo từng khoản đã liệt kê sao cho hiệu quả nhất.

h. Bạn A có thói quen ghi chép lại các khoản tiền mình có, lập kế hoạch quản lý tiền một cách hợp lí.

PHẦN III. Tự luận (3,0 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm)

a. Theo em người thực hiện hành vi bạo lực học đường thường là ai?

b. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của ai?

Câu 2. (1,0 điểm) Hãy liệt kê 4 việc làm thể hiện quản lý tiền hiệu quả mà em biết?

Câu 3. (1,0 điểm)

Tình huống: Biết tin Đ bị S bắt nạt nhiều lần, bạn thân của Đ là T vô cùng tức giận. T bày tỏ ý định sẽ rủ thêm bạn chặn đường dạy cho S một bài học.

Câu hỏi: Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói gì với Đ và T?

---------- HẾT --------

Đáp án mời các bạn xem trong file tải về.

2. Ma trận đề thi giữa kì 2 GDCD 7 CTST

STT

Mạch nội dung

Nội dung

Mức độ đánh giá

Tổng

Tổng

điểm

TNKQ

Tự luận

Nhiều lựa chọn

Đúng - Sai

Biết

Hiểu

Vận

dụng

Biết

Hiểu

Vận

dụng

Biết

Hiểu

Vận

dụng

Biết

Hiểu

Vận

dụng

1

Giáo dục kĩ năng sống

Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường

7 câu

1 câu

1 câu

1 câu

8 câu

1 câu

1 câu

5,75 điểm

2

Giáo dục kinh tế

Bài 8: Quản lí tiền

5 câu

1 câu

1 câu

5 câu

2 câu

4,25 điểm

Tổng số câu

12 câu

2 câu

2 câu

2 câu

2 câu

13 câu

3 câu

1 câu

10 điểm

Tổng số điểm

3,0

4,0

1,0

1,0

1,0

4,0

5,0

1,0

Tỉ lệ %

30 %

40 %

30 %

100 %

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết bộ đề thi giữa học kì 2 GDCD 7 CTST.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 77
Đề thi giữa kì 2 Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng