Đề thi Ngữ văn lớp 7 cuối học kì 2 Chân trời sáng tạo
Đề thi cuối kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn Chân trời sáng tạo
Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo - Nhằm giúp các em có thêm tài liệu tham khảo ôn thi cuối học kì 2 môn Ngữ văn 7. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số mẫu đề thi cuối học kì 2 Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo có ma trận và gợi ý đáp án chi tiết sẽ giúp các em củng cố và nâng cao kiến thức môn Ngữ văn 7 để đạt kết quả tốt nhất trong kì thi hết học kì 2.
Sau đây là nội dung chi tiết đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 Chân trời năm học 2025 mới được các thầy cô biên soạn bám sát nội dung sách mới. Mời các em cùng tham khảo.
1. Nội dung bộ đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 7 CTST
STT | Cấu trúc | Nội dung | Đáp án | Ma trận | Bản đặc tả |
Đề 1 | Đọc hiểu kết hợp tự luận | Đọc hiểu văn bản Người cá Viết: Em hãy viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người mà em yêu quý | Có | Có | Có |
Đề 2 | Đọc hiểu kết hợp tự luận | Đọc hiểu trò chơi Bịt mắt bắt dê. Viết: Em hãy viết bài văn biểu cảm về người thân em yêu quý nhất (ông bà, cha mẹ, anh chị,…) | Có | Có | Có |
Đề 3 | Đọc hiểu kết hợp tự luận | Đọc hiểu Hai vạn dặm dưới đáy biển. Viết: Em hãy viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người mà em yêu quý. | Có | Có | Có |
Đề 4 | Đọc hiểu kết hợp tự luận | Đọc hiểu Lễ hội đền Hùng. Viết một bài văn bày tỏ cảm xúc về một người thân mà em yêu quý | Có | Có | Có |
Đề 5 | Đọc hiểu kết hợp tự luận | Đọc hiểu Thông tin về ngày trái đất năm 2000. Viết bài văn bàn về vai trò của gia đình trong đời sống mỗi con người. | Có | Có | Có |
Đề 6 | Đọc hiểu kết hợp tự luận | Đọc hiểu Tiếng vọng rừng sâu Viết bài văn nghị luận chứng minh rằng: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”? | Có | Có | Có |
Đề 7 | Đọc hiểu kết hợp tự luận | Đọc hiểu Văn bản thông tin Nghị luận về một vấn đề trong đời sống. | Có | Có | Có |
Đề 8 | Đọc hiểu kết hợp tự luận | Đọc hiểu Văn bản thông tin | Có | Có | Có |
Đề 9 | Đọc hiểu kết hợp tự luận | Đọc hiểu Lễ hội đền Hùng Viết: Có người nói: tự học là phương pháp học tập tốt nhất. Em có suy nghĩ như thế nào về vấn đề này? Hãy trình bày quan điểm đó bằng một bài văn | |||
Đề 10 | Đọc hiểu kết hợp tự luận | Đọc hiểu văn bản thông tin: Cách ướp trà sen truyền thống Viết bài văn nghị luận về lòng biết ơn |
2. Ma trận đề thi Văn 7 kì 2 Chân trời sáng tạo
Mẫu 1
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
|
|
| Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
| ||||
|
|
| TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL |
|
1
| Đọc hiểu
| - Truyện khoa học viễn tưởng | 5 | 0 | 3 | 0 | 0 | 2 | 0 |
| 60 |
2 | Viết | Phát biểu cảm nghĩ về con người hoặc sự việc. | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 25 | 5 | 15 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% |
| ||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
Mẫu 2
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1
| Đọc hiểu
| Văn bản thông tin
| 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 |
| 60 |
2 | Viết | Nghị luận về một vấn đề trong đời sống. | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20 | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
3. Đề kiểm tra Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo cuối kì 2 - đề 1
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Anh lang thang hàng giờ dọc bờ biển để cứu những con vật còn có thể cứu sống được. Anh sung sướng khi nhìn thấy con cá được thả xuống nước mừng rỡ quẫy đuôi bơi đi được ngay. Anh phấn khởi mỗi lần thấy một chú cá sắp chết đã nằm nghiêng hoặc phơi bụng, cuối cùng sống lại được.
Ich-chi-an nhặt được một con cá to. Nó quẫy mạnh trong tay anh. Ích-chi-an cười và dỗ nó: “Cố gắng chút nữa, đừng quẫy làm gì!”. Tất nhiên, nếu bắt được con cá trên biển và gặp lúc đói bụng, anh có thể chén một cách ngon lành. Nhưng đó là một việc ác bất đắc dĩ mới phải làm. Còn ở đây, trên bờ biển này, lch-chi-an là người che chở, là bạn và ân nhân của các loài vật đó.
[…] Trên mặt đất ban đêm chỉ có những ngôi sao nhỏ ở xa tít, thỉnh thoảng có trăng. Còn ở đây thì có ngàn vạn ngôi sao, ngàn vạn Mặt Trăng và Mặt Trời sặc sỡ phát ra ánh sáng dịu dàng.
Một hồi còi trầm trầm từ cảng vang vọng tới. Tàu Hô-rốc (Horock) khổng lồ báo hiệu sắp lên đường về. Chết, muộn quá rồi! Trời sắp sáng. Ích-chi-an đã vắng mặt gần 24 tiếng đồng hồ. Chắc anh sẽ bị cha mắng.
Ich-chi-an đã tới đường hầm. Anh thò tay qua song sắt mở cửa ra rồi theo đường hầm mà bơi trong bóng tối dày đặc. Lúc về, anh phải bơi ở lớp nước lạnh phía dưới chảy từ biển vào những hồ nước trong vườn.
Một vật gì đó đập vào vai, đánh thức Ích-chi-an dậy. Anh đã vào đến hồ nước và ngoi lên, lch-chi-an bắt đầu thở bằng phổi. Anh thở không khí ngát hương thơm của các loại hoa quen thuộc.
Theo lệnh cha, mấy phút sau, anh đã ngủ say trên giường.
(Trích Người cá, Đỗ Ca Sơn dịch, NXB Văn học, 2018)
Câu 1. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? (Biết)
A. Ngôi thứ nhất.
B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ ba.
D. Kết hợp nhiều ngôi kể.
Câu 2. Dấu hiệu nhận biết văn bản trên là truyện khoa học viễn tưởng? (Biết)
A. Văn bản có yếu tố tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử.
B. Văn bản có yếu tố phiêu lưu nói lên nghề nghiệp của nhân vật chính.
C. Văn bản đưa ra bài học về cách nhìn nhận sự việc về cách ứng xử con người trong cuộc sống.
D. Văn bản có yếu tố hư cấu về những điều diễn ra trong một thế giới giả định dự trên tri thức khoa học và trí tưởng tượng của tác giả.
Câu 3. Câu văn nào có chứa trạng ngữ? (Biết)
A. Theo lệnh cha, mấy phút sau, anh đã ngủ say trên giường.
B. Một vật gì đó đập vào vai, đánh thức Ích-chi-an dậy.
C. Cố gắng chút nữa, đừng quẫy làm gì!
D. Chết, muộn quá rồi!
Câu 4. Trong đoạn văn đầu của văn bản, Ích-chi-an có tâm trạng như thế nào khi cứu được những con vật? (Biết)
A. Sung sướng, phấn khởi
B. Vui mừng, phấn khởi
C. Vui mừng, hạnh phúc
D. Sung sướng, hạnh phúc
Câu 5. Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ nào? (Hiểu)
Còn ở đây thì có ngàn vạn ngôi sao, ngàn vạn Mặt Trăng và Mặt Trời sặc sỡ phát ra ánh sáng dịu dàng.
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Liệt kê
Câu 6. Trong các câu dưới đây câu văn nào sử dụng số từ? (Hiểu)
A. Anh lang thang hàng giờ dọc bờ biển để cứu những con vật […]
B.Trên mặt đất ban đêm chỉ có những ngôi sao nhỏ […]
C. Một vật gì đó đập vào vai, đánh thức Ích-chi-an dậy
D. Theo lệnh cha, mấy phút sau, anh đã ngủ say trên giường.
Câu 7. Trình bày suy nghĩ của em về hành động của nhân vật Ích-chi-an “Anh lang thang hàng giờ dọc bờ biển để cứu những con vật còn có thể cứu sống được.” (Vận dụng)
Câu 8. Theo em việc biết bơi có quan trọng không? Vì sao? (Vận dụng)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Em hãy viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người mà em yêu quý. (Vận dụng cao)
Đáp án
Xem trong file tải về.
4. Đề thi Ngữ văn lớp 7 cuối học kì 2 Chân trời sáng tạo - đề 2
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau: TRÒ CHƠI “BỊ MẮT BẮT DÊ”
a. Mục đích
Trò chơi bịt mắt bắt dê giúp trẻ rèn luyện kĩ năng di chuyển, nhanh nhẹn, khéo léo và khả năng phán đoán. Trò chơi giúp tạo không khí vui vẻ, sôi động và tăng thêm tính đoàn kết.
b. Hướng dẫn chơi
Tùy theo mỗi vùng miền mà có cách chơi khác nhau. Sau đây là 2 cách chơi bịt mắt bắt dê phổ biến như sau:
Cách 1:
Cả nhóm cùng oẳn tù tì hoặc chọn một người xung phong bịt mắt đi bắt dê, khăn bịt mắt, những người xung quanh đứng thành vòng tròn rộng. Người chơi chạy xung quanh người bịt mắt cho `1đến khi người đó hô “đứng lại” thì phải đứng lại không được di chuyển, lúc này người bịt mắt đi quanh vòng tròn và bắt một người bất kỳ, người chơi cố tạo ra tiếng động để người bịt mắt mất phương hướng khó phán đoán. Cho đến khi người bịt mắt bắt được và đoán đúng tên một ai đó thì người đó phải thế chỗ cho người bịt mắt. Nếu không bắt được ai lại hô bắt đầu để mọi người di chuyển.
Cách 2
Chọn hai người vào chơi, một người làm dê, một người đi bắt dê. Cả hai cùng đứng trong vòng tròn và bịt bịt mắt, đứng quay lưng vào nhau. Sau đó nghe theo hiệu lệnh người làm dê vừa di chuyển vừa kêu “be be” để người bắt dê định hình phương hướng và đuổi bắt. Những người đứng xung quanh hò reo tạo không khí sôi động. Người săn bắt được dê thì dê được thay chỗ làm người săn và một người khác ở hàng rào vào làm dê, người săn thắng cuộc trở lại làm hàng rào.
c. Luật chơi trò bịt mắt bắt dê
- Mắt phải được bịt kín
- Người chơi chỉ được cổ vũ, không được nhắc hoặc mách cho bạn đi bắt dê
- Không được đi ra khỏi vòng tròn
- Nếu trong một thời gian quy định mà không bắt được dê thì coi như bên dê thắng và thay người khác vào chơi.
(In trong 100 trò chơi dân gian cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng , 2014)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Văn bản “Bịt mắt bắt dê” thuộc thể loại nào ? (Nhận biết)
A. Văn bản nghị luận
B. Văn bản truyện ngụ ngôn
C. Văn bản truyền thuyết
D. Văn bản thông tin
Câu 2: Văn bản “Bịt mắt bắt dê” cung cấp được những thông tin cơ bản nào? (Nhận biết)
A. Mục đích, hướng dẫn chơi, luật chơi
B. Mục đích, chuẩn bị, hướng dẫn chơi
C. Nguồn gốc, hướng dẫn chơi, luật chơi
D. Mục đích, hướng dẫn chơi, hình thức xử phạt
Câu 3: Văn bản “Bịt mắt bắt dê” hướng dẫn bao nhiêu cách chơi? (Nhận biết)
A. 1 cách chơi
B. 2 cách chơi
C. 3 cách chơi
D. 4 cách chơi
Câu 4: Đoạn văn sau sử dụng phép liên kết nào “Trò chơi bịt mắt bắt dê giúp trẻ rèn luyện kĩ năng di chuyển, nhanh nhẹn, khéo léo và khả năng phán đoán. Trò chơi giúp tạo không khí vui vẻ, sôi động và tăng thêm tính đoàn kết. (Nhận biết)
A. Phép lặp
B. Phép thế
C. Phép nối
D. Phép liên tưởng
Câu 5: Thông tin trong mục “Hướng dẫn cách chơi” được triển khai theo cách nào? (Hiểu)
A. Theo trình tự thời gian
B. Theo trình tự không gian
C. Theo quan hệ nhân quả
D. Theo diễn biến tâm lí
Câu 6: Giải thích nghĩa của từ “săn” trong câu văn: “Người săn bắt được dê thì dê được thay chỗ làm người săn và một người khác ở hàng rào vào làm dê, người săn thắng cuộc trở lại làm hàng rào" (Hiểu)
A. Rắn chắc
B. Đuổi bắt
C. Chăm sóc
D. Xoắn chặt
Câu 7: Trò chơi “Bịt mắt bắt dê” mang đến cho em những trải nghiệm gì? (Vận dụng)
Câu 8: Theo em, giữa trò chơi dân gian và trò chơi điện tử em thích trò chơi nào hơn? Vì sao? (Vận dụng)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Em hãy viết bài văn biểu cảm về người thân em yêu quý nhất (ông bà, cha mẹ, anh chị,…)
Đáp án
Xem trong file tải về.
5. Đề thi học kì 2 Văn 7 CTST - đề 3
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
“Chúng tôi đi chừng nửa tiếng đồng hồ. Đáy biển ngày càng nhiều đá. Những con sò, các lớp giáp xác nhỏ li ti phát ra ánh sáng lân tinh yếu ớt. Tôi thoáng thấy những đống đá được hàng triệu động vật giống như những bông hoa và tảo phủ kín. Chân tôi trượt trên tấm thảm thực vật dính nhơm nhớp và nếu không có gậy thì tôi đã bị ngã nhiều lần. Quay lại, tôi vẫn thấy ánh sáng đèn pha tàu Nau-ti-lúx. Chúng tôi càng đi xa thì ánh sáng đó càng mờ đi. Những đống đá dưới đáy đại dương mà tôi vừa nói trên mang dấu vết một sự sắp đặt nhất định mà tôi không giải thích nổi. Ngoài ra còn một số hiện tượng kỳ lạ nữa. Tôi cảm thấy dưới đế giày bằng chì của tôi đang lạo xạo những xương khô. Phải chăng chúng tôi đang bước trên mảnh đất đầy xương?... Ánh sáng soi đường cho chúng tôi ngày càng rực đỏ, tựa như ánh lửa của đám cháy phía chân trời. Lửa cháy trong nước kích thích tính tò mò của tôi đến cao độ. Có phải đó là ánh điện không? Hay là tôi đang được chứng kiến một hiện tượng của thiên nhiên mà các nhà bác học chưa hề biết? Tôi thoáng có ý nghĩ: biết đâu cái lò lửa ngầm dưới biển này không do bàn tay con người duy trì? Biết đâu tôi chẳng gặp ở đây những người bạn, những người đồng chí của Nê-mô, đang sống một cuộc đời độc đáo như Nê-mô? Biết đâu tôi chẳng gặp cả một đám người vì chán ghét những ràng buộc trên mặt đất mà đi tìm độc lập tự do dưới đáy biển? Những ý nghĩ vớ vẩn, mung lung cứ ám ảnh tôi mãi. Trong trạng thái bị kích thích cao độ ấy, nếu có gặp một thành phố xây dưới nước như Nê-mô hằng mơ ước, thì tôi cũng sẽ cho là chuyện rất tự nhiên. Con đường chúng tôi đi ngày càng sáng tỏ. Một ánh hào quang trăng trắng phát ra từ phía sau ngọn núi cao hơn đáy biển hai trăm mét. Nhưng ánh hào quang đó chỉ phản ánh những tia sáng bị khúc xạ trong nước biển. Bản thân cái nguồn phát sáng thì ở bên kia ngọn núi. Thuyền trưởng Nê-mô vững bước giữa những đống đá ngổn ngang. ông ta rất thông thạo con đường này. Tôi yên tâm đi theo Nê-mô. Đối với tôi, Nê-mô giống như một vị thần biển! Tôi ngắm nhìn vóc người cao lớn của Nê-mô in trên ánh hồng. Một giờ đêm chúng tôi tới chân núi. Nhưng muốn trèo lên sườn núi dốc đứng thì phải theo những con đường nhỏ rất khó đi nằm giữa rừng cây rậm rạp. Đây đúng là một rừng cây đã chết, trụi hết lá, đã hóa đá vì tác động của muối biển... Cảnh tượng thật chẳng lời lẽ nào tả xiết! Thuyền trưởng Nê-mô vẫn đi trước. Tôi không muốn bị tụt lại nên cố theo sát Nê-mô. Chiếc gậy rất được việc. Chỉ cần bước hụt là có thể lao xuống vực thẳm nằm kề bên những con đường hẹp. Tôi nhảy qua những khe núi sâu mà nếu ở trên cạn thì tôi đành chịu không dám vượt...”
(Trích Chương 33-Hai vạn dặm dưới đáy biển- Junles Verne; Lê Anh (Đỗ Ca Sơn) dịch từ bản tiếng Nga; Nhà xuất bản Văn học)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Em hãy cho biết đoạn trích trên thuộc loại văn bản nào? (Biết)
A. Văn bản truyện ngụ ngôn
B. Văn bản thông tin
C. Văn bản khoa học viễn tưởng
D. Văn bản tản văn, tùy bút
Câu 2: Điều gì kích thích tính tò mò của nhân vật “tôi” đến cao độ? (Biết)
A. Lửa cháy trong nước
B. Đống xương khô
C. Các loại động vật kì lạ
D. Những ngọn núi dưới đáy biển
Câu 3: Thuyền trưởng Nê-mô được so sánh với ai? (Biết)
A. Vị thần núi
B. Vị thần biển
C. Vị thần ánh sáng
D. Vị thần khổng lồ
Câu 4: Đoạn văn trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? (Biết)
A. Ngôi thứ ba.
B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ nhất.
D. Kết hợp nhiều ngôi kể.
Câu 5: Vì sao thuyền trưởng Nê-mô lại tự tin trong cuộc thám hiểm ở dưới đáy biển được nêu trong đoạn trích? (Biết)
A. Ông đã từng thám hiểm ở vị trí này
B. Ông rất khỏe mạnh, cường tráng
C. Ông có những thiết bị hiện đại
D. Ông có nhiều kinh nghiệm với các cuộc thám hiểm
Câu 6: Nghĩa của từ “ám ảnh” trong câu “Những ý nghĩ vớ vẩn, mung lung cứ ám ảnh tôi mãi” là gì? (Hiểu)
A. Điều tốt đẹp luôn lởn vởn trong tâm trí, không sao xua đi được
B. Điều không hay luôn lởn vởn trong trí, không sao xua đi được
C. Sự tưởng tượng về một thế giới không có thực
D. Hình ảnh khắc sâu trong tâm trí không sao xua đi được
Câu 7: Trong các câu dưới đây câu văn nào sử dụng số từ? (Hiểu)
A. Một ánh hào quang trăng trắng phát ra từ phía ngọn núi [...].
B. Những ý nghĩ vớ vẩn, mung lung cứ ám ảnh tôi mãi.
C. Chúng tôi càng đi xa thì ánh sáng đó càng mờ đi
D. Đáy biển ngày càng nhiều đá.
Câu 8: Câu sau dùng cụm chủ-vị để mở rộng thành phần nào? (Hiểu)
“Tôi thoáng thấy những đống đá được hàng triệu động vật giống như những bông hoa và tảo phủ kín”
A. Mở rộng thành phần chủ ngữ
B. Mở rộng thành phần trạng ngữ
C. Mở rộng thành phần vị ngữ.
D. Mở rộng cả chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 9: Theo em, việc khám phá, thám hiểm những miền đất lạ có quan trọng đối mỗi người hay không? Vì sao? (Vận dụng)
Câu 10: Em hãy nêu hai đến ba cách để có thể khám phá được những vùng đất mới lạ. (Vận dụng)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Em hãy viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người mà em yêu quý. (Vận dụng cao)
Đáp án xem trong file tải về.
6. Đề thi học kì 2 Văn 7 CTST - đề 10
I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Cách ướp trà sen truyền thống - giữ nguyên vẹn tinh hoa Trà Việt
Trà sen được biết đến là một trong những loại trà có từ lâu đời, là đại diện cho các loại trà Việt. Trà sen không đơn giản chỉ là một loại trà dùng để uống mà ẩn sau đó là triết lý nhân sinh cao quý, là nhân cách thanh cao của người Việt, thể hiện lòng tôn kính, thiêng liêng. Trà sen có hương thơm thoang thoảng, nhẹ nhàng với vị ngọt hậu, đắng nhẹ nơi đầu lưỡi. Loại trà này được xem như là báu vật của người Việt mà bất kỳ một “ẩm khách” nào cũng muốn được một lần thưởng thức. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách ướp trà sen ngon.
Tại sao gọi là trà sen ướp xổi và cách ướp trà sen này như thế nào? Gọi là trà sen ướp xổi bởi vì cách ướp trà sen này được thực hiện khá nhanh và trà chỉ có thể uống được trong thời gian ngắn, nếu trà để lâu sẽ rất dễ bị hỏng.
Chọn trà để ướp
Để có được trà sen ướp xổi ngon thì bạn nên chọn loại chè Shan Tuyết (Hà Giang). Đây là loại chè được đánh giá là ngon nhất, được hái từ những cây chè có tuổi đời hàng trăm, hàng nghìn năm. Những búp chè tươi được hái vào buổi sớm, sau đó sẽ được chế biến theo phương pháp thủ công của người Mông. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng trà Bạch Hạc (Thái Nguyên) để ướp trà sen.
Chọn sen để ướp trà
Nước ta có rất nhiều vùng trồng sen nhưng không phải sen nào cũng có thể sử dụng để ướp trà. Loại sen chuẩn nhất được lựa chọn để ướp trà là sen Tây Hồ. Hoa sen này còn được gọi là sen trăm cánh do có nhiều cánh nho được xếp trong bông sen. Hơn nữa, sen Tây Hồ cũng được đánh giá là loại sen có hương thơm đượm hơn so với sen ở nhiều vùng khác. Với cách ướp trà sen xổi này, bạn nên chọn những bông sen mới được hái, mùi hương đượm, cánh hoa mới hé nở, còn nguyên vẹn, không bị dập.
Sau khi chuẩn bị đủ nguyên liệu, bạn cần tiến hành ướp trà ngay để giữ nguyên vẹn mùi hương của sen.
Cách ướp trà sen xổi được thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn hãy nhẹ nhàng vén các cánh hoa để lộ nhụy. Sau đó, bạn hãy cho trà vào bên trong mỗi bông sen (khoảng 15-20g trà).
Bước 2: Nhẹ nhàng xếp cánh hoa lại và dùng lá sen để gói kín bông hoa. Tuy nhiên, bạn lưu ý không nên gói quá chặt.
Bước 3: Cắm hoa vào bình và để qua đêm, sau đó lấy ra và hãm trà để uống.
Lưu ý: Cách ướp trà sen xổi khá đơn giản, thời gian thực hiện nhanh. Thế nhưng, để bảo quản các bông trà sen được lâu thì bạn nên cho vào ngăn đá tủ lạnh. Trong quá trình bảo quản, bạn lưu ý tránh để trà bị ảnh hưởng bởi mùi các loại thực phẩm khác khiến trà mất hương vị.
(Nguồn: https:// plantrip-cha.com/cach-uop-tra-sen. Truy cập ngày 25/04/2024)
Câu 1: Đâu là thông tin cơ bản của Văn bản trên?
A. Cách chọn trà để ướp trà sen
B. Cách chọn sen ướp trà
C. Cách ướp trà sen truyền thống
D. Cách ướp trà sen xổi
Câu 2: “Trà sen được biết đến là một trong những loại trà có từ lâu đời, là đại diện cho các loại trà Việt” trong câu văn trên có mấy số từ?
A. một
B. hai
C. ba
D. Bốn
Câu 3: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nào được sử dụng trong văn bản trên?
A. Biểu đồ
B. Hình ảnh
C. Video
D. Hoa sen
Câu 4: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung văn bản trên?
A. Giúp người đọc hình dung rõ về các bước cần thực hiện trong hoạt động.
B. Giúp thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết dễ dàng hơn.
C. Tăng tính trực quan cho thông tin, tạo hứng thú cho người đọc.
D. Tăng tính thuyết phục cho người đọc, người nghe.
Câu 5: Đoạn văn “Trà sen được biết đến là... không phải ai cũng biết cách ướp trà sen ngon” là:
A. Thông tin chi tiết
B. Thông tin cơ bản
C. Tài liệu tham khảo.
D. Đoạn văn Sa-po
Câu 6: Văn bản trên viết ra nhằm mục đích gì?
A. Cách pha trà sen để giữ nguyên vẹn tinh hoa trà Việt.
B. Cách ướp trà sen truyền thống để giữ nguyên vẹn tinh hoa trà Việt.
C. Cách chọn trà để ướp trà sen truyền thống, giữ nguyên vẹn tinh hoa trà Việt.
D. Cách chọn sen, trà để ướp trà sen truyền thống, giữ nguyên tinh hoa trà Việt.
Câu 7: Theo cm, với sự ra đời nhiều loại trà như hiện nay (trà chanh, trà đào, trà dâu, thị các loại trà truyền thống có khả năng tồn tại, phát triển nữa không? Vì sao?
Câu 8: Uống trà được xem là một việc làm thể hiện nét văn hóa cùa người Việt, vậy theo em, giới trẻ cần làm gì để giữ gìn nét đẹp văn hóa này của dân tộc?
II. VIẾT (5,0 điểm)
Biết ơn là phẩm chất tối đẹp bao đời của người dân Việt Nam. Em hãy chọn một trong hai cách:
- Viết bài văn nghị luận về lòng biết ơn.
- Chọn một câu tục ngữ nói về ông biết ơn sau đó viết bài nghị luận về câu tục ngữ em vừa chọn.
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 5,0 | |
1 | C | 0,5 | |
2 | A | 0,5 | |
3 | B | 0,5 | |
4 | C | 0,5 | |
5 | D | 0,5 | |
6 | D | 0,5 | |
7 | Gợi ý: - Trà truyền thống vẫn còn khả năng tồn tại và phát triển. - Giải thích: + Sự đa dạng về văn hóa về văn hóa, ẩm thực (nhiều người, nhiều sở thích khác nhau). + Trà là thức uống truyền thống/ thức uống tồn tại thời gian dài. Chú ý: chấp nhận cách diễn đạt tương đồng về ý. | 0,5 0,5 | |
8 | Gợi ý: - Tìm hiểu các giá trị truyền thống. - Có hình thức tuyên truyền thích hợp (lời nói, việc làm,..) Chú ý: chấp nhận cách diễn đạt tương đồng về ý. | 0,5 0,5 | |
II | VIẾT | 5,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vẫn đề nghị luận: Nghị luận về một vấn đề trong đời sống. | 0,25 | ||
c. Nêu ý kiến, quan điểm của bản thân. HS trình bày ý kiến về vấn đề mình quan tâm, cần đảm bảo các ý sau: - Giới thiệu được vấn đề và nêu ý kiến của bản thân về vấn đề cần bản luận lòng biết ơn hoặc câu tục ngữ nói về lòng biết ơn. - Triển khai các vấn đề nghị luận thông qua ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng, lật lại vấn đề. Học sinh có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau, sau đây là một số gợi ý. + Trong cuộc sống, ta luôn luôn thụ hưởng thành quả từ người khác. + Thành quả muốn có được phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt và cả xương máu.... - Biết ơn là hợp với lẽ công bằng. + Người có lòng biết ơn luôn được mọi người yêu quý, kính trọng. - Khẳng định lại ý kiến, nêu bài học nhận thức và phương hướng hành động. | 3,5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,5 | ||
e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn là lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. | 0,5 |
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem chi tiết 10 đề thi cuối kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn Chân trời sáng tạo
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Trần Thu Trang
- Ngày:
Đề thi Ngữ văn lớp 7 cuối học kì 2 Chân trời sáng tạo
600,6 KB 30/03/2023 11:18:00 SATham khảo thêm
Soạn Ngữ văn 7 trang 65 Chân trời sáng tạo tập 2
Nói và nghe Trao đổi một cách xây dựng tôn trọng các ý kiến khác biệt
Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 54 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Viết văn bản tường trình lớp 7 Chân trời sáng tạo
(Siêu ngắn) Soạn bài Dòng sông đen
Đọc mở rộng theo thể loại Kéo co siêu ngắn
Qua cách kể và miêu tả của tác giả em cảm nhận sức hấp dẫn của bánh khúc được tạo nên từ đâu
Hãy viết tường trình lại về một sự việc xảy ra ngoài ý muốn mà em đã chứng kiến hoặc tham gia
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Ngữ Văn
- Toán
- KHTN
- Lịch sử Địa lí
- Đề thi giữa kì 1
- Đề thi cuối kì 1
- Đề thi cuối kì 1 Địa lí 7 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Lịch sử 7 Cánh Diều
- Đề thi cuối kì 1 Địa lí 7 Cánh Diều
- Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Cánh Diều
- Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Lịch sử 7 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
- Đề thi Địa lý lớp 7 cuối học kì 1
- Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí 7 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 2
- Đề thi cuối kì 2
- Đề cương
- GDCD
- Công nghệ
- HĐTN
- GD Địa phương
- Tin học
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028

Bài viết hay Đề thi lớp 7
Top 3 Đề thi Vật lý lớp 7 giữa học kì 1 2021-2022
Đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm 7 Kết nối tri thức
Đề cương ôn thi cuối kì 2 Lịch sử Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Cánh Diều 2024 có đáp án (3 đề)
Bộ Đề thi cuối kì 1 lớp 7 môn Hoạt động trải nghiệm
Đề thi cuối kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 7 Chân trời sáng tạo