Đề kiểm tra Ngữ văn 10 học kì 1 Chân trời sáng tạo
Đề thi học kì 1 môn Văn 10 Chân trời sáng tạo
Đề kiểm tra Ngữ văn 10 học kì 1 Chân trời sáng tạo - Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em bộ đề thi Ngữ văn 10 học kì 1 sách Chân trời sáng tạo mới được các thầy cô giáo biên soạn phù hợp với nội dung kiến thức năm học 2024-2025.
Lưu ý: Bộ đề tham khảo minh họa đề thi học kì 1 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo dưới đây bao gồm 7 đề có đáp án chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.
1. Ma trận đề thi Ngữ văn 10 học kì 1 CTST
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1
| Đọc hiểu
| Truyện ngắn/ Thơ/ Văn nghị luận.
| 3 | 0 | 4 | 1 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết được một văn bản nghị luận về tác phẩm truyện/ thơ. | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
2. Đề thi học kì 1 văn 10 Chân trời sáng tạo
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản:
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió.
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
(Chiều xuân, Anh Thơ, Trích Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, NXB Văn học, 2018)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1.(0,5 điểm)Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
- thể thơ tự do
- thể thơ 6 chữ
- thể thơ 8 chữ
- thể thơ 7 chữ
Câu 2.(0,5 điểm) Hình ảnh thơ nào không xuất hiện trong khổ thơ thứ hai?
- cỏ non.
- đàn sáo
- cánh bướm.
- lũ cò.
Câu 3.(0,5 điểm)Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ “Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng”
- so sánh.
- nhân hoá.
- ẩn dụ.
- hoán dụ.
Câu 4. (0,5 điểm) Nhịp thơ chủ yếu trong văn bản là gì?
A. 3/2/3.
B. 2/2/2/2.
C. 3/5.
D. 3/3/2
Câu 5. (0,5 điểm) Bài thơ viết về đề tài nào?
- mùa thu
- mùa xuân
- tình yêu
- tình bạn
Câu 6. (0,5 điểm)Hình ảnh thơ“cỏ non tràn biếc cỏ” gợi điều gì?
- vẻ đẹp non tơ, mơn mởn, tràn đầy sức sống của cỏ mùa xuân
- vẻ đẹp sống động, tươi non của cỏ mùa xuân
- vẻ đẹp mềm mại, tươi tốt của cỏ mùa xuân
- vẻ đẹp rực rỡ, tươi xanh của cỏ mùa xuân
Câu 7. (0,5 điểm) Thủ pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ “Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,/Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.”?
- lấy động tả tĩnh
- đối lập tương phản
- tả cảnh ngụ tình
- so sánh liên tưởng
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 8. (1,0 điểm) Hãy nêu tác dụng của các từ láy “êm êm, im lìm, vu vơ, rập rờn, thong thả” trong bài thơ.
Câu 9. (1,0 điểm) Hai câu thơ “Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió/Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa” mang đến cho anh/chị cảm xúc gì trước vẻ đẹp bình dị của cuộc sống?
Câu 10. (0,5 điểm) Những cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về giá trị của tình yêu quê hương trong cuộc sống mỗi người?
PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật bài thơ Chiều Xuân của Anh Thơ.
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | Đọc hiểu | 6.0 | |
1 | C | 0.5 | |
2 | D | 0.5 | |
3 | B | 0.5 | |
4 | C | 0.5 | |
5 | B | 0.5 | |
6 | A | 0.5 | |
7 | A | 0.5 | |
8 | Tác dụng của các từ láy: + Diễn tả trạng thái tinh tế của các sự vật, hiện tượng + Đem lại hình ảnh gợi hình gợi cảm và nhịp điệu êm ả của cuộc sống nơi miền quê Bắc Bộ Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời đúng hoặc tương đương như đáp án: 1,0 điểm. + Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm. + Học sinh trả lời ý chưa rõ: 0,25 điểm. + Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 1,0 | |
9 | Cảm xúc trước vẻ đẹp bình dị của cuộc sống: thấy tâm hồn dịu êm, xúc động; thấy thêm yêu cuộc sống, muốn gắn bó, muốn được hòa mình tận hưởng cuộc sống bình yên… Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 1.0 | |
10 | Giá trị của tình yêu quê hương với mỗi con người: Cơ sở để hình thành, vun đắp tình cảm tốt đẹp, trong sáng, chân thành; tạo động lực cho con người sống có ích, biết xây dắp quê hương giàu đẹp… Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương 01 ý như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 0,5 | |
II | Viết: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung, nghệ thuật bài Chiều xuân của Anh Thơ. | 4.0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0,5 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài Chiều xuân của Anh Thơ. | 0, 5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: | 2,0 | ||
* Giới thiệu khái quát về tác giả Anh Thơ, bài thơ Chiều Xuân * Phân tích đánh giá về giá trị nội dung của bài thơ: - Bức tranh thiên nhiên đẹp, yên bình, đầy sức sống hiện lên qua: + Hình ảnh thiên nhiên với trạng thái nhẹ nhàng, khoan thai: “mưa đổ bụi êm đềm, đàn sáo vu vơ, cánh bướm rập rờn, trâu bò trong thả…” + Không khí tĩnh lặng, bâng khuâng: quán đứng im lìm, đồng lúa ướt lặng.. + Màu sắc tươi tắn, giàu sức sống: màu tím hoa xoan, màu xanh của đồng lúa, màu đen của đàn sáo, màu đỏ của yếm thắm… - Đặc sắc về nghệ thuật: + Sử dụng từ ngữ giàu giá trị tạo hình, gợi cảm + Giọng thơ nhẹ nhàng, hình ảnh thơ mộc mạc, gần gũi + Bút pháp lấy động tả tĩnh, sử dụng nhiều từ láy, nhân hóa … *Đánh giá: -Thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời vào buổi chiều xuân - Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước, sự gắn của con người với nguồn cội. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 1,5 điểm - 2,0 điểm. - Phân tích đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc phân tích sâu nhưng chưa thật đầy đủ: 0,75 điểm - 1,25 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25 điểm - 0,5 điểm. | |||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0,5 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm. | 0,5 | ||
Tổng điểm | 10,0 |
3. Kiểm tra Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo HK1
1. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản:
Những dấu chân lùi lại phía sau
Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất
Mười tám hai mươi sắc như cỏ
Dày như cỏ
Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ
Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt
Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên
Hơn một điều bất chợt
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
(Trích: Trường ca Những người đi tới biển – Thanh Thảo)
Hãy chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 7:
Câu 1. (0,5 điểm) Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát
C. Tám chữ
B. Tự do
D. Bảy chữ
Câu 2. (0,5 điểm) Nhân vật trữ tình trong văn bản trên là ai?
A. Tác giả
C. Những người lính
B. Người đọc
D. Những người dân công
Câu 3. (0,5 điểm) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ sau:
"Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên"
A. Nhân hóa
C. So sánh
B. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 4. (0,5 điểm) Tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ được tác giả miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
A. trẻ nhất, sắc, dày, yếu mềm, kiên cường
B. yếu mềm mãnh liệt, không tiếc đời mình, sẵn sàng lên đường khi tổ quốc cần
C. trẻ nhất, sắc, dày, yếu mềm, mãnh liệt, không tiếc đời mình.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 5. (0,5 điểm) Bài thơ viết về đề tài nào dưới đây?
A. Tình đồng chí
C. Tình bạn
B. Tình yêu
D. Người lính
Câu 6. (0,5 điểm) Đoạn thơ gợi lên những vẻ đẹp nào của hình tượng người lính trong những năm chống Mĩ?
A. lãng mạn, hào hoa
B. kiên cường, quả cảm, nhiệt huyết
C. kiên cường, mạnh mẽ, đoàn kết, lãng mạn, nhiệt huyết,...
D. Hào hoa, lãng mạn, bi tráng
Câu 7. (0,5 điểm) Tác giả muốn khẳng định điều gì qua những câu thơ sau:
"Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên"
A. Vẻ đẹp của mùa xuân và tuổi trẻ
B. Sức mạnh của tuổi trẻ
C. Tuổi trẻ với vẻ đẹp tâm hồn, với sức mạnh ý chí và tinh thần quyết tâm tiêu diệt kẻ thù nhất định sẽ giành thắng lợi
D. Cả 3 đáp án trên
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 8. (1điểm) Nêu tác dụng của biện pháp so sánh được sử dụng trong các câu thơ:
"Mười tám hai mươi sắc như cỏ
Dày như cỏ
Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ".
Câu 9. (1điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về các câu thơ sau:
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
Câu 10. (0,5 điểm) Anh/chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?
PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trên (Trích Trường ca Những người đi tới biển – Thanh Thảo).
Đáp án
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | B | 0,5 | |
2 | C | 0,5 | |
3 | B | 0,5 | |
4 | C | 0,5 | |
5 | D | 0,5 | |
6 | C | 0,5 | |
7 | C | 0,5 | |
8 | - Tác dụng: + Giúp người đọc dễ hình dung những đặc điểm nổi bật của tuổi 20: kiên cường, mạnh mẽ, đoàn kết, lãng mạn, nhiệt huyết,... + Thái độ ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của những người lính thời kì đó. Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời đúng hoặc tương đương như đáp án: 1,0 điểm. + Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm. + Học sinh trả lời ý chưa rõ: 0,25 điểm. + Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được | 1,0 | |
9 | - Những tuổi hai mươi: cách nói về tuổi trẻ nói chung, là khoảng thời gian thanh xuân quý giá chứ không phải nói về năm 20 tuổi một cách cụ thể); "ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc". Nếu ai cũng ích kỉ, hẹp hòi, chăm lo cuộc sống của riêng mình, không có trách nhiệm với Tổ quốc thì Tổ quốc sao có thể tồn tại? Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được | 1.0 | |
10 | - Sống có lí tưởng, hoài bão - Tuổi trẻ cần phải biết kiên cường, mạnh mẽ, đoàn kết, lãng mạn, nhiệt huyết,... Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương 01 ý như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 0,5 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề | 0,25 | |
| b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích đoạn thơ: “Những dấu chân…….Tổ quốc” Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. | 0,25 | |
| c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: | 1,0 0,5 0,5 | |
| * Nội dung: - Vẻ đẹp của hình tượng người lính trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ: + Tuổi đời còn rất trẻ, mười tám hai mươi- tuổi đẹp nhất của cuộc đời + Ý chí kiên cường, mạnh mẽ, giàu nhiệt huyết cứu nước, tinh thần quyết tâm tiêu diệt kẻ thù - những người lính đã tự nguyện, sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ của mình để bảo vệ non sông đất nước làm nên mùa xuân tươi đẹp cho dân tộc từ tuổi trẻ của mình. - Thái độ của tác giả: Trận trọng, ngợi ca những người lính thời chống Mĩ. * Nghệ thuật: Phép điệp, so sánh, ẩn dụ, câu hỏi tu từ, câu khẳng định, hình ảnh giàu sức gợi…. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. . |
| |
| - Đánh giá chung: + Đoạn thơ tiêu biểu nêu cao tinh thần, trách nhiệm của mỗi công dân, đặc biệt là thế hệ trẻ: Tự nguyện, sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ của mình để bảo vệ non sông đất nước. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm. | 0,5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0,5 | |
| e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,5 | |
I + II |
|
| 10 |
4. Đề thi cuối học kì 1 môn Văn 10 CTST - đề 1
I. ĐỌC - HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em,
Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
Như hôm em đi lễ chùa,
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
(Chân quê, Nguyễn Bính - thơ và đời, NXB Văn học, 2003)
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ.
Câu 3: Nhân vật “em” xuất hiện trong hoàn cảnh nào?
Câu 4: Chỉ ra trang phục mà “em” mặc khi đi tỉnh về.
Câu 5: Nêu cảm xúc chủ đạo của bài thơ.
Câu 6: Việc sử dụng câu cảm thán trong câu “Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.” diễn tả nỗi lòng của chàng trai như thế nào?
Câu 7: Nêu nội dung chính của 2 câu thơ: “Hôm qua em đi tỉnh về/ Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”.
Câu 8: Qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
Câu 9: Trong thời đại ngày nay, theo anh/ chị có cần thiết phải “giữ nguyên quê mùa” không? Vì sao?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Anh/ Chị hãy viết một bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật tác phẩm “Chân quê” của nhà thơ Nguyễn Bính.
…….HẾT……
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6.0 |
1 | Thể thơ: Lục bát Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng đáp án: : 0,5 điểm. - Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm. | 0.5 | |
2 | Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng đáp án: : 0,5 điểm. - Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm. | 0.5 | |
3 | Nhân vật em xuất hiện trong hoàn cảnh: Đi tỉnh về Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm. | 0.5 | |
4 | Trang phục mà em mặc khi đi tỉnh về: Khăn nhung, quần lĩnh, Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng đáp án hoặc chép lại 2 câu thơ: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời được 1 đến 2 hình ảnh: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm. | 0.5 | |
5 | Cảm xúc chủ đạo của bài thơ: Tình yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả đối với những nét đẹp truyền thống của thôn quê đang dần bị thay đổi. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án hoặc gần đúng, có diễn đạt khác: 0,25 -0,75đ - Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm. | 0.75 | |
6 | Nỗi lòng của chàng trai: Mong cầu khẩn thiết cô gái mình yêu hãy giữ lấy nét mộc mạc, chân chất, hồn nhiên của làng quê, đừng thay đổi bằng những trang phục, lối sống… Âu hóa. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án hoặc gần đúng, có diễn đạt khác: 0,25 -0,75đ - Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm. | 0.75 | |
7 | Nội dung của 2 câu thơ: Sự nuối tiếc của chàng trai trước hiện trạng người mình yêu - cô gái quê lên tỉnh về đã bị văn minh đô thị làm cho thay đổi. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án hoặc gần đúng, có diễn đạt khác: 0,25 -0,75đ - Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm. | 0.75 | |
8 | Thông điệp: - Hãy giữ lấy nét đẹp chân quê; - Trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống; - Cái đẹp, chỉ thật sự trở nên đẹp khi ở trong hoàn cảnh phù hợp… Hướng dẫn chấm: - HS rút ra được 3 thông điệp trở lên: 0,75 - HS rút ra được 1 thông điệp: 0,25 - Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm. | 0,75 | |
9 | Tùy vào quan điểm của HS nhưng phải giải thích thuyết phục thì mới cho điểm tối đa. | 1.0 | |
II |
| VIẾT | 4.0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề | 0.5 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích, đánh giá tác phẩm thơ Chân quê – Nguyễn Bính. | 0.5 | |
| c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: | 2.0 | |
| * Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm. * Phân tích, đánh giá giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: - Về nội dung: + Sự thay đổi về cách ăn mặc của nhân vật em khi đi tỉnh về; + Nỗi lòng của chàng trai trước sự thay đổi của cô gái; + Thái độ của tác giả đối với giá trị truyền thống của dân tộc; + Thông điệp rút ra từ tác phẩm. - Về nghệ thuật: + Ngôn từ giản dị, trong sáng; hình ảnh quen thuộc, gần gũi; + Giọng kể lễ, tâm sự giải bày quen thuộc của thơ dân gian… è Sự hấp dẫn, sức sống của bài thơ. | ||
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0.5 | |
| e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.5 | |
Tổng điểm | 10.0 |
5. Đề thi cuối học kì 1 môn Văn 10 CTST - đề 2
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc bài thơ sau:
Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong.
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,
Mưa tạnh trời quang, nắng mới hoe.
Lá nõn, nhành non ai tráng bạc?
Gió về từng trận, gió bay đi...
Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng,
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng,
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
Trên đường cát mịn, một đôi cô,
Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
Lần lần tràng hạt niệm nam vô.
(Xuân về - Nguyễn Bính, Trích từ Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, NXB Văn học, 1997, tr.351)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?
A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
B. Phong cách ngôn ngữ chính luận.
C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
D. Phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là
A. nghị luận.
B. tự sự.
C. miêu tả.
D. biểu cảm.
Câu 3. Xác định thể thơ của văn bản trên.
A. Tự do.
B. Thất ngôn.
C. Thơ mới.
D. Bảy chữ.
Câu 4. Chọn câu đúng nhất về tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ: “Lúa thì con gái mượt như nhung”.
A. Gợi hình, gợi cảm. Nhấn mạnh vẻ đẹp của cây lúa.
B. Gợi hình ảnh sinh động về cây lúa.
C. Gợi cảm xúc về tình yêu đối với cây lúa.
D. Nhấn mạnh vẻ đẹp của cây lúa .
Câu 5. Cảm xúc của tác giả trong câu thơ: “Lá nõn, nhành non ai tráng bạc?” là:
A. bồi hồi, xúc động.
B. buồn thương, nuối tiếc.
C. lưu luyến, vấn vương.
D. ngỡ ngàng, vui sướng.
Câu 6. Ý nào khái quát nội dung chính của văn bản?
A. Bức tranh mùa xuân tươi sáng, trong lành, đầy sức sống.
B. Bức tranh mùa xuân thanh bình, yên ả.
C. Bức tranh mùa xuân buồn bã, tĩnh vắng.
D. Bức tranh mùa xuân đơn sơ, mộc mạc.
Câu 7. Ý nghĩa của hình ảnh đôi mắt người thiếu nữ trong câu “Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong”.
A. Vẻ đẹp đôi mắt của cô gái.
B. Sự quyến rũ, thơ mộng của cô gái.
C. Vẻ đẹp trong xanh của bầu trời.
D. Vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng của cô gái.
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Giá trị biểu cảm của từ láy “xun xoe” trong câu thơ “Từng đàn con trẻ chạy xun xoe”.
Câu 9. Nét đẹp văn hóa làng quê Việt Nam qua hai câu thơ:
“Trên đường cát mịn, một đôi cô,
Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.”
Câu 10. Anh/Chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Đọc bài thơ sau:
“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ..."
(Bài học đầu cho con - Đỗ Trung Quân)
Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận về tình yêu quê hương của tác giả.
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | C | 0,5 | |
2 | D | 0,5 | |
3 | D | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | D | 0,5 | |
6 | A | 0,5 | |
7 | D | 0,5 | |
8 | Giá trị biểu cảm của từ láy “xun xoe” trong câu thơ “Từng đàn con trẻ chạy xun xoe”: - Thể hiện tâm trạng nô nức, háo hức… - Niềm vui sướng của con trẻ khi xuân về Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 0,5 | |
9 | Nét đẹp văn hóa làng quê Việt Nam qua hai câu thơ: “Trên đường cát mịn, một đôi cô, - Trang phục truyền thống - Lễ hội mùa xuân Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 1.0 | |
10 | Gợi ý thông điệp tích cực rút ra từ văn bản: - Sống hòa hợp, gắn bó, yêu thiên nhiên - Trân trọng những giá trị của làng quê, hồn quê Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương 02 ý như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 1.0 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề | 0,25 | |
| b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình yêu quê hương của tác giả trong bài thơ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. | 0,25 | |
| c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: | 2.0 | |
| - Tình yêu quê hương giản dị, mộc mạc, sâu lắng: + Quê hương là nơi gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ + Quê hương gắn liền với những tình cảm ruột rà - Nghệ thuật: Điệp, câu hỏi tu từ, hình ảnh giàu sức gợi, nhịp điệu…. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. . | ||
| - Đánh giá chung: + Tình yêu quê hương là một tình cảm thiêng liêng, cao quý… + Vẻ đẹp nghệ thuật thơ Đỗ Trung Quân. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm. | 0,5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0,5 | |
| e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,5 | |
I + II |
|
| 10 |
.........................
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Trần Thu Trang
- Ngày:
Đề kiểm tra Ngữ văn 10 học kì 1 Chân trời sáng tạo
21/12/2022 4:44:00 CHTham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Toán
- Giữa học kì 1
- Cuối học kì 1
- Giữa học kì 2
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 10 môn Toán trắc nghiệm
- Đề thi giữa kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo
- Đề thi giữa kì 2 Toán 10 Kết nối tri thức
- Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 10
- Bộ đề kiểm tra giữa học kì 2 Toán 10 Cánh Diều
- Bộ đề kiểm tra giữa học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo
- Bộ đề kiểm tra giữa học kì 2 Toán 10 Kết nối tri thức
- Cuối học kì 2
- Đề cương ôn tập
- Ngữ văn
- Lịch sử
- Giữa học kì 1
- Cuối học kì 1
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 sách Kết nối tri thức 2025
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 sách Chân trời sáng tạo
- Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10
- Đề thi học kì 1 Lịch sử 10 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Đề kiểm tra học kì 1 Lịch sử 10 học sinh khuyết tật
- Giữa học kì 2
- Cuối học kì 2
- Địa lí
- Hóa học
- Vật lí
- Sinh học
- Công nghệ
- Tiếng Anh
- Giáo dục Kinh tế & Pháp luật
- Hoạt động trải nghiệm
- Tin học
- HSG
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028

Bài viết hay Đề thi lớp 10
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ 11 Cánh Diều 2024-2025
Đề thi giữa học kì 2 môn Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức 2024-2025
Bộ đề kiểm tra giữa học kì 2 Hóa học 10 Kết nối tri thức (Sách mới)
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 10 năm 2024 - 2025
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán 10 Cánh Diều năm 2024 - 2025 (Sách mới)
Đề thi học kì 1 Hóa 10 Kết nối tri thức