Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức 2025
Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn KHTN - Kết nối tri thức
Kỳ thi giữa kỳ 2 sắp đến, bạn cần mẫu đề thi giữa kì 2 Khoa học Tự nhiên 7 Kết nối tri thức chuẩn, bám sát chương trình học? Bộ đề này tổng hợp các dạng bài quan trọng, giúp học sinh hệ thống kiến thức, rèn kỹ năng làm bài hiệu quả. Đề thi có cả trắc nghiệm và tự luận, kèm theo đáp án chi tiết để dễ dàng đối chiếu. Tải ngay đề thi giữa kì 2 Khoa học Tự nhiên 7 KNTT để ôn tập hiệu quả và tự tin đạt điểm cao!
1. Đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7 KNTT song song
I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm). Hãy khoanh tròn trước chữ cái với phương án đúng
Câu 1: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm các nguyên tố
A. kim loại và phi kim
B. phi kim và khí hiếm
C. kim loại và khí hiếm
D. kim loại, phi kim và khí hiếm
Câu 2: Một chất có số hiệu nguyên tử là (15 +) số electron lớp ngoài cùng là bao nhiêu:
A. 5.
B. 6
C. 7
D. 8
Câu 3: Hợp chất H2SO4 có khối lượng phân tử là bao nhiêu amu?
A. 97 amu
B. 98 amu
C. 79 amu
D. 89 amu
Câu 4: Biết khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: C = 12 amu, H = 1 amu, O = 16 amu, Na = 23 amu, Cl = 35,5 amu. Hợp chất nào có khối lượng phân tử lớn nhất
A. Carbon dioxide (gồm 1 C và 2 O).
B. Methane (gồm 1 C và 4 H).
C. Sodium chloride (gồm 1 Na và 1 Cl).
D. Nước (gồm 1 O và 2 H).
Câu 5: Ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng, có tính chất là
A. ảnh ảo, lớn hơn vật B. ảnh ảo, bé hơn vật
C. ảnh ảo, bằng vật D. ảnh thật, bằng vật
Câu 6: Khi có phản xạ khuếch tán ta thấy ảnh của vật như thế nào?
A. Ảnh của vật ngược chiều. B. Ảnh của vật cùng chiều.
C. Ảnh của vật quay một góc bất kì. D. Không quan sát được ảnh của vật.
Câu 7: Đâu là một ứng dụng về tập tính học được của động vật trong chăn nuôi?
A. Nhìn thấy con quạ bay trên trời, gà con nấp vào cánh gà mẹ.
B. Nuôi lợn theo đàn để tăng lượng thức ăn của các cá thể.
C. Nghe tiếng gọi “chích chích” gà chạy tới.
D. Trồng cỏ và ủ men cho bò ăn để tăng khả năng hấp thụ thức ăn cho bò.
Câu 8: Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng nào sau đây?
A. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao.
B. Rễ cây phát triển đều quanh gốc cây.
C. Thân cây uốn cong theo phía ngược lại với bờ ao.
D. Thân cây mọc thẳng nhận ánh sáng phân tán đều.
Câu 9: Sinh trưởng ở sinh vật là:
A. Quá trình tăng về chiều cao của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
B. Quá trình tăng về kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
C. Quá trình tăng về chiều cao và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
D. Quá trình tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
Câu 10: Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau như thế nào?
A. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển, phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.
B. Phát triển tạo tiền đề cho sinh trưởng, làm nền tảng cho phát triển.
C. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình độc lập, không liên quan đến nhau.
D. Sinh trưởng và phát triển mâu thuẫn với nhau.
Câu 11: Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là
A. Mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ.
B. Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
C. Mô phân sinh lá và mô phân sinh thân.
D. Mô phân sinh ngọn và mô phân sinh rễ.
Câu 12: Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?
A. ra hoa. B. tạo hạt. C. tăng kích thước. D. rụng lá, hoa.
Câu 13: Trong hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên, cây con có thể được tạo ra từ những bộ phận nào sau đây của cây mẹ?
1- Lá 2 - Hoa 3 - Hạt 4 - Rễ 5 - Thân
A. 1, 2, 3.
B. 2, 3, 4.
C. 3, 4, 5.
D. 1, 4, 5.
Câu 14: Trong các phương pháp sau, phương pháp nhân giống vô tính nào có hiệu quả nhất hiện nay?
A. Gieo từ hạt. B. Chiết cành C. Nuôi cấy mô. D. Giâm cành.
Câu 15: Để nhân giống cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành vì
A. cây con dễ trồng và ít công chăm sóc.
B. phương pháp này giúp nhân giống nhanh và nhiều.
C. phương pháp này giúp tránh được sâu bệnh gây hại.
D. phương pháp này giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
Câu 16: Các hình thức sinh sản ở thực vật gồm có:
A. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. B. Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử.
C. Sinh sản bằng hạt và sinh sản bằng chồi. D. Sinh sản bằng rễ và bằng thân và bằng lá.
II. Phần tự luận: 6 điểm
Câu 17: Nhìn Ô nguyên tố học cho ta biết điều gì? (0,75điểm)
Câu 18: Phân tử là gì? hãy tính khối lượng phân tử của hợp chất Al2(SO4)3. (1điểm)
Câu 19: Dựa vào tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của vật sau. (1điểm)
Câu 20: Chiếu một tia sáng tới hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc 30o. Tính giá trị góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới? (1 điểm)
Câu 21: Nêu các ví dụ ứng dụng hiện tượng cảm ứng hoặc tập tính của động vật trong chăn nuôi mà em biết?(1 điểm)
Câu 22: Người trồng rừng đã điều khiển quá trình phát triển của các cây lấy gỗ bằng cách để mật độ dày khi cây còn non và khi cây đã đạt đến chiều cao mong muốn thì tỉa bớt. Giải thích ý nghĩa của việc làm này.(0,5 điểm)
Câu 23: Sinh sản vô tính ở thực vật và động vật có điểm gì giống nhau? (0,75 điểm)
2. Đề giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 KNTT
I. TRẮC NGIỆM: 6 điểm
Câu 1: Có những cách nào để nhận biết hai cực của một thanh nam châm
A. Màu sắc
C. Dựa vào nam châm khác
B. Tên cực in trên thanh
D. Dùng bột sắt
Câu 2: Khi cho hai cực Bắc của hai thanh nam châm lại gần nhau thì
A. Hai thanh nam châm hút nhau
B. Hai thanh nam châm đẩy nhau
C. Không có hiện tượng gì
D. Hai thanh ban đầu hút nhau sau đó đẩy nhau
Câu 3: Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào sau đây
A. Khi cọ xát thì hút các vật nặng
B. Khi nung nóng lên thì hút các vụn sắt
C. Có thể hút các vật bằng sắt
D. Một đầu có thể hút, một đầu đẩy các vụn sắt
Câu 4 – 7: Đánh dấu X vào ô em cho là đúng
STT | Nói về từ trường | Đúng | Sai |
C4 | Từ trường chỉ có ở xung quang nam châm vĩnh cửu | ||
C5 | Từ trường tồn tại xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện và Trái đất | ||
C6 | Kim nam châm tự do là dụng cụ xác định tại một điểm nào đó có từ trường hay không | ||
C7 | La bàn là dụng cụ xác định phương hướng, không thể dùng để xác định sự tồn tại của từ trường |
Câu 8: Khi tăng dòng điện chạy trong ống dây của một nam châm điện thì
A. Từ trường nam châm điện tăng
B. Từ trường nam châm điện giảm
C. Từ trường nam châm điện không đổi
D. Từ trường nam châm điện tăng giảm luân phiên
Câu 9: Lõi sắt non trong ống dây có tác dụng gì đối với nam châm điện
A. Làm giảm từ trường
B. Không có tác dụng gì
C. Làm tăng từ trường
D. Làm tăng trọng lượng
Câu 10: Chọn các đáp án đúng bằng cách nối các ô bên trái sao cho phù hợp
Cấu tạo của nam châm điện | Ống dây dẫn | |
Nguồn điện | ||
Công tắc | ||
Thỏi sắt non |
Câu 11: Quá trình trao đổi chất là:
A. Quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường.
B. Quá trình cơ thể trực tiếp lấy các chất từ môi trường sử dụng các chất này cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường.
C. Quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể.
D. Quá trình biến đổi các chất trong cơ thể cơ thể thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường.
Câu 12: Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình nào?
A. Quá trình trao đổi chất và sinh sản.
B. Quá trình chuyển hóa năng lượng.
C. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
D. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng.
Câu 13: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể sinh vật
A. phát triển kích thước theo thời gian
B. tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động
C. tích lũy năng lượng
D. vận động tự do trong không gian
Câu 14: Yếu tố bên ngoài nào sau đây không ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh?
A. Nước. B. Khí oxygen.
C. Khí cacbon dioxide. D. Ánh sáng.
Câu 15: Những yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh là:
A. Nước, ánh sáng, nhiệt độ.
B. Nước, khí cacbon dioxide, nhiệt độ.
C. Nước, ánh sáng, khí oxygen, nhiệt độ.
D. Nước, ánh sáng, khí cacbon dioxide, nhiệt độ.
Câu 16: Yếu tố ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh như thế nào?
A. Ánh sáng quá mạnh thì hiệu quả quang hợp càng tăng.
B. Ánh sáng càng yếu thì hiệu quả quang hợp càng tăng.
C. Ánh sáng quá mạnh sẽ làm giảm hiệu quả quang hợp.
D. Ánh sáng quá mạnh thì sẽ không ảnh hưởng đến quang hợp.
Câu 17. Ý nghĩa của việc trồng cây xanh trong phòng khách:
A. Cây xanh có khả năng hấp thụ một số khí độc và hấp thụ các bức xạ phát ra từ những thiết bị điện tử.
B. Cây xanh có khả năng biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbohidrat.
C. Vì O2 được giải phóng ra khí quyển.
D. Vì diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng.
Câu 18: Hô hấp tế bào là:
A. quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
B. quá trình tế bào phân giải chất vô cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
C. quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sinh sản.
D. quá trình tế bào phân giải chất vô cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sinh trưởng và phát triển.
Câu 19: Hô hấp tế bào có vai trò như thế nào trong hoạt động sống của sinh vật?
A. Cung cấp khí oxygen cho hoạt động sống của sinh vật.
B. Cung cấp khi carbon dioxiode cho hoạt động sống của sinh vật.
C. Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của sinh vật.
D. Cung cấp nước và nhiệt cho hoạt động sống của sinh vật.
Câu 20. Điều gì sẽ xảy ra nếu đường dẫn khí bị nghẽn?
A. Sẽ không có CO2 để cung cấp cho sự hô hấp của các tế bào khiến tế bào không có năng lượng để sử dụng đồng thời O2 không được đào thải ra ngoài môi trường khiến tế bào bị chết gây nguy hiểm cho tính mạng con người.
B. O2 không được đào thải ra ngoài môi trường khiến tế bào bị đầu độc.
C. Tế bào sẽ chết, gây nguy hiểm cho tính mạng của con người.
D. Sẽ không có O2 để cung cấp cho hô hấp của các tế bào, đồng thời CO2 cũng không được đào thải ra ngoài môi trường, nếu kéo dài tế bào sẽ chết, gây nguy hiểm cho tính mạng con người.
Câu 21. Sử dụng các từ: Glucose, Carbon, Carbon dioxide, ATP, Nước, Oxygen vào chỗ trống cho phù hợp
.............. + | ................... | ................. + | ..................+ | ................ |
Câu 22. Khí khổng có vai trò gì đối với lá cây?
A. Giúp cây quang hợp và hô hấp
B. Giúp cây tổng hợp chất dinh dưỡng
C. Giúp lá có màu xanh.
D. Giúp trao đổi các loại khí và thoát hơi nước.
Câu 23. Hai tế bào tạo thành khí khổng có hình dạng gì?
A. Hình hạt đậu
B. Yên ngựa
C.Lõm 2 mặt
D. Hình thoi
Câu 24.
Sơ đồ mô tả đường đi của khí qua khí khổng ở lá cây trong quá trình quang hợp và quá trình hô hấp
A. Carbon dioxide từ môi trường -> khí khổng -> khoang chứa khí -> tế bào thịt lá.
B. Oxygen được tạo ra từ tế bào thịt lá -> khoang chứa khí à khí khổng -> môi trường ngoài.
C. Oxygen từ môi trường à khí khổng -> khoang chứa khí -> tế bào thịt lá.
D. Carbon dioxide từ tế bào thịt lá -> khoang chúa khí -> khí khổng -> môi trường ngoài.
II. TỰ LUẬN: 4 điểm
Câu 25 (1 điểm): Quang hợp là gì? Viết phương trình quang hợp ở cây xanh?
Câu 26 (1 điểm): Ở thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng khí Oxygen, nếu đưa que đóm còn tàn đỏ lên miệng ống nghiệm mà que đóm không cháy, theo em nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó? Em hãy đề xuất cách nhận biết khác trong thí nghiệm chứng minh quang hợp đã giải phóng khí oxygen.
Câu 27 (1 điểm): Vẽ đường sức từ của một thanh nam châm thẳng
Câu 28 (1 điểm): Một bác công nhân không may làm đổ 1 túi bột sắt và 1 túi bột nhôm vào với nhau. Em hãy đề xuất một phương án để giúp bác công nhân tách riêng hai túi bột trên.
Đáp án
Xem trong file tải về.
3. Ma trận đề thi giữa kì 2 KHTN 7 KNTT
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng | Điểm | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Số câu hỏi | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Chương VI: Từ | 1.1 Bài 18: Nam châm | 2 |
| 1 | 1 |
|
|
|
| 3 | 1 | 1.75 |
1.2 Bài 19: Từ trường | 4 |
|
|
|
|
|
|
| 4 |
| 1 | ||
1.3 Bài 20 Chế tạo nam châm điện đơn giản |
|
|
| 3 | 1 |
| 3 | 1 | 1.75 | ||||
2 | Chương VII: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật | 2.1. Bài 21: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng | 3 |
|
|
|
| 3 | 0,75 | ||||
2.2. Bài 22: Quang hợp ở thực vật | 1/2 | 1/2 |
|
| 1 | 1 | |||||||
2.3. Bài 23: Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp | 3 |
|
| 1 |
|
| 4 | 1 | |||||
2.4. Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh |
|
|
|
| 1 | 1 | 1 | ||||||
2.5. Bài 25: Hô hấp tế bào | 2 |
|
|
|
| 2 | 0,5 | ||||||
2.6. Bài 26: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào |
|
| 1 |
|
|
|
| 1 | 0,25 | ||||
2.7. Bài 27: Thực hành: Hô hấp ở thực vật |
|
|
|
| |||||||||
2.8. Bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật |
| 4 |
|
|
| 4 | 1 | ||||||
Số đơn vị kiến thức |
| 14 | 1/2 | 6 | 1+1/2 | 4 | 1 |
| 1 | 24 | 4 | ||
Điểm số |
| 3,5 | 0,5 | 1,5 | 1,5 | 1 | 1 |
| 1 | 6 | 4 |
| |
Tổng số điểm |
| 4 điểm | 3 điểm | 2 điểm | 1 điểm | 10 điểm | 10 | ||||||
| Tỉ lệ (%) |
| 40% | 30% | 20% | 10% | 100% | 10 |
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Trần Thu Trang
- Ngày:
Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức 2025
143,2 KB 24/02/2024 10:50:00 SATham khảo thêm
(5 đề) Đề thi cuối kì 2 môn Văn 7 Cánh Diều 2024 có đáp án
11 Đề thi cuối kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức 2024 (có ma trận, đáp án, bản đặc tả)
Đề thi giữa kì 2 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức
Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức có đáp án
Top 3 Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo 2024 có đáp án
Top 8 Đề thi Ngữ văn lớp 7 cuối học kì 2 Chân trời sáng tạo 2024
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Ngữ Văn
- Toán
- KHTN
- Lịch sử Địa lí
- Đề thi giữa kì 1
- Đề thi cuối kì 1
- Đề thi cuối kì 1 Địa lí 7 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Lịch sử 7 Cánh Diều
- Đề thi cuối kì 1 Địa lí 7 Cánh Diều
- Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Cánh Diều
- Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Lịch sử 7 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
- Đề thi Địa lý lớp 7 cuối học kì 1
- Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí 7 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 2
- Đề thi cuối kì 2
- Đề cương
- GDCD
- Công nghệ
- HĐTN
- GD Địa phương
- Tin học
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028

Bài viết hay Đề thi lớp 7
Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 cuối kì 1 Chân trời sáng tạo 2024 (6 đề)
Đề thi học sinh giỏi lớp 7 môn tiếng Anh 2024
Bộ đề thi học sinh giỏi lớp 7 môn Khoa học tự nhiên lớp Có đáp án
Đề thi giữa kì 1 tiếng Anh 7 I-Learn Smart World mới nhất
Đề thi cuối kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 7 Chân trời sáng tạo
Đề kiểm tra học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo (3 đề)