Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Văn có đáp án

Tải về

Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Văn có đáp án được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này bao gồm các mẫu đề kiểm tra giữa kì môn Ngữ văn 7 có đáp án chi tiết giúp các em nắm được các nội dung kiến thức trọng tâm để ôn tập giữa kì 2 môn Văn sao cho hiệu quả. Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 được các thầy cô giáo biên soạn đúng theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em.

1. Nội dung bộ đề giữa kì 2 Ngữ văn 7 sách mới

Bộ đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 được Hoatieu chia sẻ dưới đây là tổng hợp các  mẫu đề thi giữa kì 2 môn Văn 7 của các bộ sách trong chương trình mới. Các đề được xây dựng đúng cấu trúc với ngữ liệu văn học ngoài chương trình có kèm theo đáp án sẽ là tài liệu ôn tập bổ ích cho các em học sinh.

Ngoài các đề thi đã hiển thị trên trang web, còn có thêm 10 đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 7 chương trình mới có đáp án trong file tải về. Mời các bạn đọc sử dụng file tải về trong bài để xem toàn bộ nội dung chi tiết.

2. Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Cánh Diều

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Môn Ngữ văn lớp 7

(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau biếu người quản voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.

Đoạn năm thầy ngồi bàn tán với nhau.

Thầy sờ vòi bảo:

- Tưởng con voi như thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

- Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.

- Thầy sờ tai bảo:

- Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.

Thầy sờ chân cãi:

- Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình.

Thầy sờ đuôi lại nói:

- Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn.

Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.

(Thầy bói xem voi, Theo Trương Chính, NXB Giáo dục 2018)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0,5 điểm) Những yếu tố nào sau đây là căn cứ để thể hiện truyện Thầy bói xem voi thuộc thể loại truyện ngụ ngôn?

  1. Truyện kể về các sự kiện và nhân vật ít nhiều có liên quan đến lịch sử, thông qua sự tưởng tượng, hư cấu.
  2. Truyện kể về những xung đột trong gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và thể hiện ước mơ đổi thay số phận chính họ.
  3. Truyện viết cho trẻ em, có những yếu tố gây cười để nhằm phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
  4. Truyện nêu lên những tư tưởng, đạo lí, bài học cuộc sống và nhân vật có thể là con người hoặc con vật, đồ vậtđược nhân hóa.

Câu 2 (0,5 điểm)Câu chuyện trên được kể bằng lời của ai?

  1. lời của nhân vật người quản voi
  2. lời của nhân vật người đi đường
  3. lời của người kể chuyện
  4. lời của nhân vật thầy bói

Câu 3 (0,5 điểm) Xác định một phó từ có trong câu: Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi thế nào.

  1. nào
  2. cũng
  3. hình
  4. voi

Câu 4 (0,5 điểm) Sắp xếp các sự kiện sau cho phù hợp với thứ tự cốt truyện:

A. Có năm thầy bói mù, tất cả đều chưa biết con voi như thế nào.

1

B. Cách xem voi của các thầy là dùng tay sờ voi, cho nên mỗi người chỉ sờ được một bộ phận.

2

C. Nhân buổi ế hàng, có voi đi qua, các thầy bèn rủ nhau đi xem.

3

D. Thế là họ cãi nhau dẫn đến cuộc đánh nhau sứt đầu mẻ trán.

4

Câu 5 (0,5 điểm) Câu văn: Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu đã thể hiện sai lầm gì của năm ông thầy bói?

  1. tin những gì mình nhìn thấy
  2. nhận thức chỉ đúng một bộ phận
  3. phản bác ý kiến người khác
  4. khẳng định ý kiến của mình

Câu 6 (0,5 điểm) Trong các câu Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi thế nào tác giả sử dụng phép liên kết gì?

  1. phép thế
  2. phép nối
  3. phép lặp
  4. dùng từ đồng nghĩa

Câu 7 (0,5 điểm) Hãy khoanh tròn vào phương án Đúng hoặc Sai để chọn ý đúng về thái độ của các thầy bói xem voi:

TT

Thái độ của các thầy bói xem voi

Phương án

A

Công nhận ý kiến người khác

Đ

S

B

Khẳng định mình đúng.

Đ

S

Câu 8 (0,5 điểm)

Dòng nào sau đây đúng nhất khi nói đến ý nghĩa của truyện Thầy bói xem voi?

  1. phê phán những người chủ quan, kiêu ngạo
  2. muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện
  3. phê phán những người chủ quan, ích kỉ
  4. phê phán sự hồ đồ của nghề thầy bói

Câu 9 (1,0 điểm)

Qua câu chuyện Thầy bói xem voi , em rút ra được bài học gì trong cuộc sống?

Câu 10 (1,0 điểm)

Trong cuộc sống, n ếu gặp những người có tính cách như năm ông thầy bói trong câu chuyện, em sẽ khuyên họ điều gì?

II. VIẾT (4.0điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tình bạn đối với sự trưởng thành của mỗi người.

HƯỚNG DẪN CHẤM 

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

D

0,5

2

C

0,5

3

B

0,5

4

1 - A, 2 - C, 3 - B, 4 - D

0,5

5

B

0,5

6

A

0,5

7

S, Đ

0,5

8

B

0,5

9

- Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.

- Không nên bảo thủ, phải biết tiếp thu ý kiến của người khác.

(GV khuyến khích những ý kiến khác của HS, miễn sao thuyết phục và phù hợp với chuẩn mực đạo đức)

1,0

10

- Cần đánh giá, xem xét phải toàn diện, khách quan, có tính tổng hợp

- Bảo vệ ý kiến cá nhân song cũng cần lắng nghe ý kiến người khác.

- Không dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.

- Sai lầm về phương pháp sẽ dẫn đến kết quả sai.

(GV tôn trọng và ghi nhận những ý kiến khác của học sinh miễn hợp lí, thuyết phục)

1,0

II

VIẾT

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

0,5

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vai trò của thầy cô đối với sự trưởng thành của mỗi người

0,25

c. Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vai trò của thầy cô đối với sự trưởng thành của mỗi người.

HS có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách, cần đảm bảo theo các định hướng sau:

- Nêu được vấn đề “suy nghĩ của em về vai trò của tình bạn đối với sự trưởng thành của mỗi người” và ý kiến chung về vấn đề trên.

- Trình bày được sự tán thành với ý kiến cần bàn luận bằng nhiều ý nhỏ.Kết hợp đưa lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ sự tán thành là có căn cứ.

Sau đây là một vài gợi ý:

+ Bày tỏ sự tán thành, đồng tình về vai trò to lớn của tình bạn với sự trưởng thành của mỗi người.

+ Đưa ra lí lẽ kết hợp với bằng chứng cụ thể:

* Tình bạn giúp con người ta hoàn thiện được nhân cách.

* Tình bạn giúp ta cảm thấy trưởng thành hơn, giàu nghị lực hơn trong cuộc sống.

* Tình bạn giúp cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều.

- Khẳng định được tính xác đáng của ý kiến trên và sự cần thiết của vấn đề.

- Tình bạn tuy đẹp nhưng vẫn có những con người sống không vì bạn bè, xem thường thứ tình cảm này.Phê phán những tình bạn giả dối, lợi dụng lẫn nhau.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp:

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lựa chọn bằng chứng tiêu biểu, linh hoạt, đa dạng, lí lẽ thuyết phục, chặt chẽ...

0,5

3. Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc bài thơ sau :

ÁNH TRĂNG

Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.

(Ánh trăng, Nguyễn Duy, NXB Tác phẩm mới, 1984)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Bài thơ Ánh trăng được làm theo thể thơ nào?

  1. Bốn chữ
  2. Tự do
  3. Năm chữ
  4. Lục bát

Câu 2. Khi gặp lại vầng trăng trong một tình huống đột ngột, nhà thơ đã có cảm xúc như thế nào?

  1. Rưng rưng
  2. Lo âu
  3. Ngại ngùng
  4. Vô cảm

Câu 3. Trong bài thơ trên, tác giả nhắc tới những thời điểm nào?

  1. Hồi nhỏ
  2. Hồi về thành phố
  3. Hồi nhỏ, hồi chiến tranh và hồi về thành phố.
  4. Hồi chiến tranh.

Câu 4. Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa là gì?

  1. Người bạn rất thân, hiểu rõ lòng mình
  2. Biết được giá trị của người nào đó
  3. Người có hiểu biết rộng
  4. Biết ơn người khác đã giúp đỡ mình

Câu 5. Từ “ngỡ” trong câu “ngỡ không bao giờ quên” đồng nghĩa với từ nào?

  1. Nói
  2. Bảo
  3. Thấy
  4. Nghĩ

Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “như là đồng là bể - như là sông là rừng?

  1. Nhân hóa
  2. So sánh
  3. Nói quá
  4. Nói giảm, nói tránh

Câu 7. Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho điều gì?

  1. Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy.
  2. Hình ảnh của quá khứ nghĩa tình, vẫn tròn đầy, trọn vẹn.
  3. Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn.
  4. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng.

Câu 8. Vì sao đến cuối bài thơ, tác giả lại “giật mình” ?

  1. Vì tác giả chợt nhận ra sự vô tình của mình và thấy cần phải trân trọng những gì đã qua.
  2. Vì tác giả vốn hay bị giật mình trước những tình huống bất ngờ.
  3. Vì vầng trăng đã gợi lại kỉ niệm xưa.
  4. Vì bất ngờ “ta”gặp lại vầng trăng xưa.

Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu:

Câu 9 . Câu chuyện trong bài thơ Ánh trăng muốn nhắc nhở chúng ta điều gì về thái độ sống?

Câu 10. Em hãy tìm một câu tục ngữ diễn tả chính xác nội dung của chủ đề tác phẩm.

II. LÀM VĂN (4.0điểm)

Em hãy viết một bài văn thuyết minh về luật lệ trong trò chơi kéo co.

HƯỚNG DẪN CHẤM 

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

1

ĐỌC HIỂU

6,0

1

C

0,5

2

A

0,5

3

C

0,5

4

A

0,5

5

D

0,5

6

B

0,5

7

B

0,5

8

A

0,5

9

Bài thơ gợi lên những suy nghĩ về đạo lý, lẽ sống của người Việt ta. Câu chuyện trong bài thơ nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quên quá khứ, đừng bao giờ trở thành kẻ vô tình, bạc bẽo.

1

10

Tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”

1

II

VIẾT

4.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Giải thích quy tắc hay luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động.

0,25

c. Thuyết minh về luật lệ trong trò chơi kéo co.

Học sinh có thể thuyết minh theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu sau:

- Giới thiệu được trò chơi.

- Miêu tả cách chơi (quy tắc).

- Miêu tả luật chơi.

- Nêu tác dụng của trò chơi.

Nêu ý nghĩa của trò chơi.

2,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, tri thức chính xác, cô đọng, miêu tả sinh động hấp dẫn.

0,5

4. Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo

Ma trận đề kiểm tra môn Văn 7 giữa kì 2 CTST

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản Nghị luận

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Đề kiểm tra môn Văn 7 giữa kì 2 CTST

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

Môn:Ngữ văn 7

I. ĐỌC HIỂU ( 6.0điểm)

Đọc văn bản sau:

Những ai tự hào với với kết quả công việc của mình và luôn cố gắng tạo ra trải nghiệm ngày càng ý nghĩa hơn cho người thưởng thức là những người luôn thành công trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ngay cả nhân viên phục vụ ở tiệm bán thức ăn nhanh cũng có thể được xem là thành công khi anh ta dốc hết sức mình cho công việc: vừa nhận đơn đặt hàng qua điện thoại, vừa tươi cười với thực khách, vừa nhanh tay đóng gói thực phẩm khách mua về....

Bất cứ việc gì cũng đòi hỏi chúng ta phải thật sự chú tâm, giống như những nghệ sĩ trên sân khấu. Nếu bạn làm vì niềm vui, sự phấn khởi, vì những thử thách mà công việc ấy mang đến cho bạn và lòng tự hào về những gì làm được, bạn sẽ không ngừng phát triển bản thân. Nếu làm việc chỉ vì danh tiếng, tư lợi bạn sẽ dậm chân tại chỗ. Suy cho cùng, sự khen tặng, ái mộ mọi người dành cho bạn rồi cũng tan biến đi, khi cảm giác mới lạ trong họ không còn nữa. Còn nếu bạn muốn lặp lại những việc tương tự chỉ để nhận lấy những lời khen cũ rích thì bạn sẽ chẳng có động lực nội tại nào thúc đẩy bản thân tiến bước xa hơn.

(Trích, 10 qui luật cuộc sống- Dan Sulivan Catherine Nomura, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr. 49 - 50).

Câu 1: Ở đoạn văn thứ nhất, tác giả đã đưa ra ý kiến gì?

A. Để thành công, con người phải tự hào với kết quả công việc và luôn cố gắng tạo ra trải nghiệm

B. Để thành công, con người phải tạo ra những trải nghiệm cần thiết nhất.

C. Để thành công, con người phải luôn cố gắng, hoàn thiện mình.

D. Để thành công, con người phải biết cầu tiến, luôn tiếp cận với cái mới.

Câu 2: Theo đoạn trích, nếu làm việc chỉ vì danh tiếng, tư lợi thì bạn sẽ trở nên như thế nào?

A. Không phát triển được bản thân.

B. Dậm chân tại chỗ.

C. Không tạo được niềm vui.

D. Bị xã hội cô lập.

Câu 3: Phép liên kết nào được sử dụng trong hai câu sau?

“Bất cứ việc gì cũng đòi hỏi chúng ta phải thật sự chú tâm, giống như những nghệ sĩ trên sân khấu. Nếu bạn làm vì niềm vui, sự phấn khởi, vì những thử thách mà công việc ấy mang đến cho bạn và lòng tự hào về những gì làm được, bạn sẽ không ngừng phát triển bản thân”

A. Phép nối.

B. Phép thế.

C. Phép lặp.

D. Phép liên tưởng.

Câu 4: Văn bản trên viết ra nhằm mục đích gì?

A. Giúp chúng ta hiểu đúng vai trò của tinh thần trách nhiệm.

B. Giúp chúng ta hiểu đúng vai trò của tinh thần tự giác.

C. Giúp chúng ta hiểu đúng vai trò của tinh thần cầu tiến.

D. Giúp chúng ta hiểu đúng vai trò của tinh thần hợp tác.

Câu 5: Nội dung chính của đoạn văn trên là:

A. Ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm, sự chú tâm trong công việc.

B. Ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm, sự cầu tiến trong công việc.

C. Ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm, sự cố gắng trong công việc.

D. Ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm, sự ham học hỏi trong công việc.

Câu 6: Để làm rõ nội dung trên, cụm từ nào diễn đạt đúng chủ đề của văn bản?

A. Cầu tiến, học hỏi.

B. Cố gắng, cầu tiến.

C. Cố gắng, chú tâm.

D. Chú tâm, học hỏi.

Câu 7: Dòng nào nói đúng tác dụng của phép so sánh trong câu văn “Bất cứ việc gì cũng đòi hỏi chúng ta phải thật sự chú tâm, giống như những nghệ sĩ trên sân khấu”

A. Khẳng định được độ khó của bất cứ ngành nghề nào trong xã hội.

B. Khẳng định được sự kiên trì của con người khi làm việc.

C. Khẳng định vai trò của sự chú tâm trong đời sống.

D. Khẳng định ý nghĩa trọng của sự kiên trì trong đời sống.

Câu 8: Tại sao có thể khẳng định rằng khi ta có nhiều trải nghiệm thì ta sẽ dễ đạt được thành công?

A. Giúp ta trưởng thành hơn, biết khám phá được chính bản thân mình.

B. Giúp ta trưởng thành hơn, biết lựa chọn những điều đúng đắn.

C. Giúp ta trưởng thành hơn, có những định hướng đúng đắn.

D. Giúp ta trưởng thành hơn, có trách nhiệm với bản thân mình.

9. Em rút ra được bài học gì cho bản thân từ văn bản trên?

10. Em đồng tình hay không đồng tình với vấn đề đặt ra trong văn bản?

II.VIẾT ( 4.0 điểm)

Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự tha thứ trong cuộc sống.

Đáp án đề Văn 7 giữa học kì 2 CTST

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

A

0,5

2

B

0,5

3

A

0,5

4

A

0,5

5

A

0,5

6

C

0,5

7

C

0,5

8

B

0,5

9

Bài học: phải biết chủ động, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc

1,0

10

Mỗi học sinh có thể đưa ra ý kiến và phải lí giải được sự chọn lựa đó

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Ý nghĩa của sự tha thứ trong cuộc sống

0,25

c.Triển khai các nội dung và vận dụng tốt phương pháp viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

- Giải thích được nghĩa tha thứ là gì? Là biết bỏ qua lỗi lầm của họ…

- Biểu hiện của tha thứ: cảm thông, rộng lượng trước sai lầm của người khác, tạo điều kiện để người khác sửa sai…

- Ý nghĩa:

+ Giúp ta biết sửa chữa sai lầm

+ Biết buông bỏ hận thù

+ Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp

+ …

2,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn.

0,5

Để xem thêm các đề thi giữa kì 2 Văn 7 của các bộ sách Chân rời sáng tạo, Kết nối tri thức,  Cánh Diều, mời các bạn xem trong đường link bên dưới:

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
19 10.439
Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Văn có đáp án
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng