Đề thi giữa kì 2 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức
Đề thi giữa kì 2 môn GDCD 7 KNTT 2025
Đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 7 KNTT - Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc mẫu đề thi GDCD lớp 7 giữa học kì 2 - Kết nối tri thức có đầy đủ ma trận đề thi, bản đặc tả ma trận đề thi cùng với gợi ý đáp án chi tiết. Đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô giáo cùng các em học sinh trong kì thi giữa học kì 2 sắp tới. Sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 sách Kết nối tri thức, mời các bạn cùng tham khảo.
- Đề thi giữa kì 2 Tin học 7 Kết nối tri thức có đáp án
- Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 7 Kết nối tri thức có đáp án
1. Đề thi giữa học kì 2 Giáo dục công dân 7 CV 7991
Hoatieu xin chia sẻ đến quý thầy cô mẫu đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 sách Kết nối tri thức mới được các thầy cô biên soạn theo đúng cấu trúc mới tại hướng dẫn của Công văn 7991. Mời các thầy cô và các em cùng tham khảo:
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
Môn: Giáo dục công dân 7
I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (3,0 điểm)
Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án trả lời đúng
Câu 1. Biểu hiện nào dưới đây là bạo lực học đường? (NL1)
A. Giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, hoạn nạn.
B. Chê bai, xúc phạm đến ngoại hình của người khác.
C. Động viên, khích lệ bạn trong học tập.
D. Gần gũi, yêu thương, giúp đỡ bạn bè.
Câu 2. Hành vi nào sau đây là bạo lực học đường? (NL1)
A. Mượn đồ dùng của bạn nhưng quên không trả.
B. Bịt tai mỗi khi bạn phát biểu hoặc nói chuyện.
C. Tự ý giật lấy đồ ăn sáng trên tay của bạn.
D. Mỗi buổi sáng rủ bạn cùng nhau đến trường.
Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 3, 4
Cách đây mấy hôm T bị N và các bạn của N chặn đánh trên đường đi học về vì cho rằng T đã “coi thường” và không chào N. Tuy bị đánh rất đau nhưng T không dám kể sự việc với ai và luôn lo lắng sợ hãi.
Câu 3. Hành vi của N và các bạn của N là hành vi gì? (NL1)
A. Hành vi bạo lực học đường.
B. Hành vi bạo lực gia đình.
C. Hành vi tệ nạn xã hội.
D. Hành vi lo lắng thái quá.
Câu 4. Hành động nào phù hợp sau khi T bị đánh trong tình huống trên? (NL2)
A. Đánh lại nhóm của bạn.
B. Báo với thầy cô, người thân.
C. Sợ bị đánh không dám đến trường.
D. Im lặng, không kể với ai.
Câu 5. Khi bị bạo lực học đường (NL2)
A. Báo với thầy cô giáo để kịp thời xử lí.
B. Gọi phụ huynh lên giải quyết với những bạn kia.
C. Rủ anh, chị, bạn bè đánh nhau với mấy bạn kia.
D. Chịu đựng hành vi bạo lực học đường của những bạn kia.
Câu 6. Cách ứng phó khi bị bạo lực học đường? (NL2)
A. Tham gia, cổ vũ hành vi bạo lực học đường.
B. Mặc kệ không quan tâm đến nạn nhân bị bạo lực.
C. Báo với giáo viên để có biện pháp xử lí kịp thời.
D. Quay video đăng mạng xã hội cho mọi người xem.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc quản lý tiền hiệu quả? (NL2)
A. Khiến con người dễ nhận được tiền của người khác.
B. Giúp con người biết chi tiêu thoải mái, hoang phí.
C. Khiến con người chi tiêu thoải mái tiền của người khác.
D. Rèn luyện thói quen chi tiêu tiết kiệm, hợp lí.
Câu 8. Việc làm nào dưới đây là lợi ích của việc quản lý tiền hiệu quả? (NL2)
A. Tạo dựng cuộc sống ổn định.
B. Tạo dựng cuộc sống xa hoa.
C. Tạo dựng cuộc sống bình thường.
D. Tạo dựng cuộc sống giàu sang.
Câu 9. Chi tiêu hợp lý sẽ (NL1)
A. kìm hãm nhu cầu của con người.
B. trở thành người bủn xỉn, hà tiện.
C. giúp chúng ta cân bằng tài chính hiện tại.
D. bị hạn chế các mối quan hệ bạn bè.
Câu 10. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện việc chi tiêu hợp lý? (NL1)
A. Mua sắm những vật dụng mà mình thích.
B. Không mua sắm bất cứ vật dụng gì.
C. Mua sắm những vật dụng cần thiết.
D. Tập trung cất giữ tiền mà không chi tiêu.
Câu 11. Quản lí tiền tiết kiệm là (NL1)
A. Phân chia thành các khoản khác nhau để sử dụng hợp lí.
B. Mua bất cứ thứ gì mình thích với số tiền có được.
C. Giữ thật kĩ, không để mất đi đồng nào.
D. Luôn hỏi người khác trước khi sử dụng.
Câu 12. Biểu hiện nào thể hiện một người biết quản lí tiền? (NL1)
A. Vay tiền người khác thường xuyên.
B. Bỏ heo đất hằng ngày để tiết kiệm.
C. Khảo bạn bè ăn uống thường xuyên.
D. Thường mua quần áo mới khi có tiền.
II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI ( 4,0 điểm)
(Trong mỗi ý a, b, c, d của từng câu học sinh chỉ trả lời Đúng hoặc Sai)
Câu 1. Vào tháng 3/2020, trên mạng xã hội lan truyền clip ba nữ sinh lớp 7 đánh hội đồng, vung tay tát liên tục vào mặt một nữ sinh lớp 8, vì nữ sinh này dám “xưng chị, gọi em trên Facebook". Đáng chú ý, trong đoạn clip này, các bạn học sinh còn đưa điện thoại để bạn quay lại sau đó đăng tải lên mạng xã hội vào tối cùng ngày. Trong khi đó, những bạn khác đứng ngoài chỉ nhìn xem và không hề can ngăn. Hậu quả, nữ sinh lớp 8 này bị xây xát mặt, bấm vùng thái dương hai bên.
a. Ba bạn nữ sinh lớp 7 đã biết cách giải quyết mâu thuẫn. | Sai |
b. Hành vi của ba nữ sinh lớp 7 gây hậu quả nặng nề đến người khác | Đúng |
c. Ủng hộ với việc học sinh quay clip bạo lực rồi đăng tải lên mạng xã hội. | Sai |
d. Ý thức của các học sinh khác đứng ngoài là vô cảm, thiếu trách nhiệm. | Đúng |
Câu 2. Do M không đồng ý cho N chép bài trong giờ kiểm tra nên N đã hẹn gặp M sau giờ học để nói chuyện. Tuy nhiên khi gặp mặt hai bạn đều tỏ gay gắt dẫn đến xô xát đánh nhau khiến cho cả hai đều bị xây xước.
a. Hành vi của hai bạn M và N là bạo lực học đường | Đúng |
b. Việc làm của N trong tình huống là cách xử lí phù hợp. | Sai |
c. Cổ vũ hai bạn trong tình huống trên đánh nhau. | Sai |
d. Nhanh chóng báo sự việc cho bác bảo vệ và thầy cô giáo. | Đúng |
Câu 3. Đầu năm mới, B nhận được một khoản tiền mừng tuổi và dự định dùng số tiền để mua một chiếc máy tính xách tay phục vụ cho việc học Tiếng Anh. Nhưng khi thấy cửa hàng ở gần nhà bán một số đồ chơi hấp dẫn, B đã dùng hết số tiền này để mua mà quên mất dự định của mình.
a. Việc làm của B chưa biết cách quản lý tiền hiệu quả. | Đúng |
b. Hành vi của bạn B sẽ không thực hiện được mục tiêu ban đầu | Đúng |
c. Ủng hộ việc mua đồ chơi của bạn B . | Sai |
d. Khuyên bạn sử dụng tiền đúng kế hoạch. | Đúng |
Câu 4. A có thói quen ghi chép lại các khoản tiền mình có, lập kế hoạch quản lý tiền một cách hợp lí. Khi nhận được tiền mừng tuổi, tiền học bổng hay người thân cho, A đều tính toán cân đối giữa tiết kiệm và chi tiêu. A ưu tiên cho mục tiêu tiết kiệm chiếm khoảng 30% số tiền có được để thực hiện các dự định của bản thân. Số tiền còn lại, A sử dụng cho nhu cầu thiết yếu (ăn sáng, mua đồ dùng học tập) với tỉ lệ khoảng 50%; chỉ tiêu cá nhân (giải trí, cho đi,...) 20%. Nhờ vậy, mỗi năm A đều có được một số tiền để thực hiện các dự định của bản thân.
a. Dùng 50% số tiền có được cho những nhu cầu thiết yếu cho bản thân A. | Đúng |
b. Kế hoạch chi tiêu của A đã mang lại một khoản tiết kiệm lớn cho mình. | Đúng |
c. Chi tiêu thoả mái theo ý thích của mình nếu còn thừa thì mới tiết kiệm | Sai |
d. Xác định rõ mục tiêu quản lí tiền của bản thân để thực hiện hiệu quả kế hoạch. | Đúng |
III. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc tình huống sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Bố mất sớm nên kinh tế gia đình của G rất khó khăn. Ngoài giờ học, G còn đi tìm rau tập tàng và bán cho những người trong xóm để kiếm thêm tiền phụ gia đình.
Hỏi:
a. Em có đồng ý với cách tạo nguồn thu nhập của G hay không? Vì sao?
b.Theo em, việc quản lý tiền hiệu quả có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
Câu 2. (1,0 điểm)
Để không sa vào bạo lực học đường, theo em chúng ta cần phải làm gì?
Đáp án chi tiết mời các bạn xem trong file tải về.
2. Đề thi Giáo dục công dân lớp 7 giữa học kì 2
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước phương án đúng
Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây là bạo lực học đường?
A. Giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, hoạn nạn.
B. Chê bai, xúc phạm đến ngoại hình của người khác.
C. Động viên, khích lệ bạn trong học tập.
D. Gần gũi, yêu thương, giúp đỡ bạn bè.
Câu 2: Quy định nào dưới đây thể hiện đầy đủ nhất biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường?
A. Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.
B. Giáo dục, trang bị kiến thức, kĩ năng về phòng chống xâm hại người học, lập nhóm trao đổi học tập.
C. Giáo dục, tư vấn kiến thức, kĩ năng tự bảo vệ cho người học, thường xuyên tham gia các hoạt động trải nghiệm.
D. Thực hiện ngay các biện pháp chăm sóc, tư vấn đối với người bị bạo lực, tang cường hoạt động hướng nghiệp.
Câu 3: Hành vi nào sau đây không phải biểu hiện của bạo lực học đường?
A. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập.
B. Xâm phạm thân thể, sức khỏe.
C. Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
D. Lo lắng thái quá, hồi hộp, mất tự tin.
Câu 4: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể là biểu hiện của:
A. hành vi bạo lực thể chất.
B. hành vi bạo lực tinh thần.
C. hành vi bạo lực thể lực.
D. hành vi bạo lực thể chất và tinh thần
Câu 5: Bạo lực học đường gây ra tác hại gì?
A. Không gây tổn thương về thân thể.
B. Không tạo ra sự phát triển nhân cách lệch lạc cho học sinh
C. Làm giảm sút kết quả học tập của học sinh, ảnh hưởng đến gia đình và nhà trường.
D. Không ảnh hưởng về tâm lý cho nạn nhân.
Câu 6: Đâu là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến bạo lực học đường?
A. Do sự xúi giục của người khác đối với các em học sinh.
B. Do stress căng thẳng kéo dài, áp lực học giỏi.
C. Do thiếu sự quan tâm từ gia đình, thường xuyên đi chơi game.
D. Do đặc điểm tâm sinh lý học sinh, thiếu hiểu biết, ảnh hưởng từ môi trường gia đình, xã hội…
Câu 7: Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc quản lý tiền hiệu quả?
A. Giúp con người biết chi tiêu thoải mái, hoang phí.
B. Khiến con người chi tiêu thoải mái tiền của người khác.
C. Rèn luyện thói quen tiết kiệm.
D. Khiến con người dễ nhận được tiền của người khác.
Câu 8: Việc làm nào dưới đây là lợi ích của việc quản lý tiền hiệu quả?
A. Tạo dựng cuộc sống ổn định.
B. Tạo dựng cuộc sống xa hoa.
C. Tạo dựng cuộc sống bình thường.
D. Tạo dựng cuộc sống giàu sang.
Câu 9. Biết cách quản lí tiền giúp chúng ta chủ động
A. hoàn thành công việc trong lao động.
B. làm những gì mình thích, không phụ thuộc ai.
C. trong cuộc sống và có nhiều cơ hội phát triển.
D. tìm kiếm việc làm, mua sắm tự do.
Câu 10. Đâu không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?
A. Giúp con người có một cơ thể khỏe mạnh.
B. Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai.
C. Đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra.
D. Có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
Câu 11: Câu nào sau đây không thể hiện ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?
A. Có tiền tiết kiệm.
B. Tâm lí luôn căng thẳng.
C. Có vốn đầu tư.
D. Tạo dựng cuộc sống ổn định.
Câu 12: Biểu hiện nào sau đây thể hiện việc quản lý tiền hiệu quả, tiết kiệm?
A. Vay tiền của bạn bè để mua sắm.
B. Nhịn ăn sáng để mua cuốn truyện yêu thích.
C. Tổ chức sinh nhật linh đình.
D. Tiết kiệm tiền để mua sách vở.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)
Câu 1 (1.0 điểm). Em hãy trình bày các cách ứng phó sau khi bị bạo lực học đường?
Câu 2 (3.0 điểm): Theo em, việc quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa gì trong cuộc sống? Trình bày một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả?
Câu 3 (3.0 điểm)
Tình huống: Trong giờ kiểm tra môn Toán, Bạn B đòi mượn bài kiểm tra của bạn A để chép. A không đồng ý vì sợ bị thầy phát hiện. Vì không đạt được mục đích của mình nên bạn B đã đe doạ khi tan học về sẽ đánh A một trận.
a. Em có đồng ý với việc làm của bạn B không ? Vì sao?
b. Em hãy chia sẻ những việc em đã làm để phòng, chống bạo lực học đường?
Đáp án mời các bạn xem trong file tải về.
3. Đề thi GDCD lớp 7 giữa học kì 2
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
MÔN: GDCD 7
NĂM HỌC: .....
Thời gian làm bài: 45 phút (Không tính thời gian phát đề)
I. PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3, 0 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước phương án đúng nhất .
Câu 1: Em đồng tình với cách ứng phó với tâm lí căng thẳng nào dưới đây?
A. Xem ti vi, xem phim liên tục.
B. Dành nhiều thời gian chơi điện tử.
C. Đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng.
D. Hút thuốc, uống rượu, bia.
Câu 2: Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ là một số biểu hiện của
A. học sinh lười học.
B. cơ thể bị căng thẳng.
C. học sinh chăm học.
D. người trưởng thành.
Câu 3: Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng ta không nên làm gì sau đây?
A. Luyện tập thể thao, hòa mình với thiên nhiên.
B. Xác định phương pháp học tập khoa học, phù hợp.
C. Chia sẻ, tâm sự với người thân và bạn bè xung quanh.
D. Tách biệt với mọi người, không trò chuyện với bất kì ai.
Câu 4: Khi thấy bạn thân của mình bị tâm lí căng thẳng về học tập em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Động viên, giúp đỡ bạn vượt qua được khó khăn.
B. Làm bài cho bạn để bạn không phải căng thẳng.
C. Kệ bạn, bạn thân - thân ai người ấy lo.
D. Cho bạn chép bài khi đến giờ kiểm tra.
Câu 5: Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường là gì?
A. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.
B. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.
C. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.
D. Tác động từ các game có tính bạo lực.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tác hại của bạo lực học đường?
A. Gây ra những tổn thương về thân thể và tâm lý cho nạn nhân
B. Người bị bạo lực học đường có thể bị giảm sút kết quả học tập.
C. Gây không khí căng thẳng trong gia đình và xã hội thiến an toàn.
D. Người gây bạo lực học đường không phải chịu các hình thức kỉ luật.
Câu 7: Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần tránh hành vi nào dưới đây?
A. Giữ kín và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn.
B. Rời khỏi vị trí nguy hiểm.
C. Kêu cứu để thu hút sự chú ý.
D. Yêu cầu sự trợ giúp về mặt y tế hoặc tâm lí.
Câu 8: Nếu nhìn thấy tình trạng các bạn học sinh đang đánh nhau, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Không làm gì cả vì đó không phải việc của mình
B. Lấy điện thoại quay clip rồi tung lên fakebook.
C. Reo hò, cổ vũ các bạn tiếp tục đánh nhau.
D. Nhanh chóng báo cho những người lớn đáng tin cậy.
Câu 9: Việc làm nào sau đây không thể hiện tính tiết kiệm?
A. Bố cho A tiền tiêu ăn sáng mỗi ngày 20.000d, A chỉ ăn hết 10.000d và số tiền còn lại A bỏ vào lợn tiết kiệm.
B. Bạn B đang trên đường đi học, thấy một cụ bà chuẩn bị sang đường, bạn B đã giúp cụ bà qua đường an toàn.
C. Thấy T xả nước ra chậu rất nhiều để nghịch nước, mẹ đã tắt vòi nước và dạy cho T hiểu cần phải tiết kiệm nước.
D. H có thói quen khóa vòi nước và tắt điện nhà vệ sinh sau khi sử dụng xong.
Câu 10: Thiếu đức tính tiết kiệm, con người dễ rơi vào
A. phung phí, hư hỏng.
B. hoàn thiện.
C. hà tiện.
D. bao dung.
Câu 11: Trong các câu thành ngữ, tục ngữ dưới đây, câu nào nói về đức tính tiết kiệm?
A. Học, học nữa, học mãi.
B. Có công mài sắt có ngày nên kim.
C. Tích tiểu thành đại.
D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Câu 12: Câu nói: "Cơm thừa gạo thiếu" nói đến vấn đề gì?
A. Lãng phí, thừa thãi.
B. Cần cù, siêng năng.
C. Trung thực, thẳng thắn.
D. Tiết kiệm.
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7,0 điểm)
Câu 1: Thế nào là quản lý tiền? Nêu một số nguyên tắc quản lý tiền có hiệu quả?
Câu 2: Nêu một số cách ứng phó tích cực với tâm lí căng thẳng mà em biết?
Câu 3: Tình huống:
Biết tin Đ bị S bạn học cùng lớp bắt nạt nhiều lần, bạn thân của Đ là T vô cùng tức giận. T có ý định sẽ rủ thêm bạn chặn đường dạy cho S một bài học.
a. Em hãy nhận xét về hành vi của S, T trong tình huống trên?
b. Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói gì với Đ và T?
Đáp án
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm): Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | C | B | D | A | B | D | A | D | B | A | C | A |
Câu 1:
* Khái niệm.
Quản lí tiền là biết cách sử dụng tiền hợp lí, có hiệu quả.
* Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả.
Để quản lí tiền hiệu quả, em cần:
- Sử dụng tiền hợp lí: Chi tiêu có kế hoạch, chỉ vay tiền khi thực sự cần thiết và phải trả đúng hẹn.
- Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền: Đặt mục tiêu tiết kiệm, không lãng phí điện nước, thức ăn.
- Học cách kiếm tiền phù hợp: Kiếm tiền bằng việc tái chế, làm đồ thủ công để bán, làm phụ giúp bố mẹ
Câu 2: Nêu một số c ách ứng phó tích cực với tâm lí căng thẳng :
- Khi bị căng thẳng, em cần nhận diện được những biểu hiện của cơ thê và cảm xúc của bản thân.
- Tìm hiểu nguyên nhân gây ra căng thẳng sau đó có cách ứng phó tích cực.
- Một số cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng là:
+ Đối mặt và suy nghĩ tích cực.
+ Vận động thể chất.
+ Tập trung vào hơi thở.
+ Yêu thương bản thân.
- Khi cảm thấy quá căng thẳng hay mối lo quá lớn không thể tự mình xử lí được, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy như người thân, thầy cô, bạn bè,…
Câu 3:
a. Hành vi của Đ và T trong tình huống trên là sai vì đó là những biểu hiện của bạo lực học đường, vi phạm kỷ luật trường lớp, vi phạm pháp luật.
b. Nếu chứng kiến sự việc trên e m sẽ khuyên Đ và T trước tiên phải thật bình tĩnh, không được chặnđường đánh S, vì như thế là vi phạm pháp luật. Thay vào đó, T phải động viên, khích lệ Đ nói chuyện bị S bắt nạt với bố mẹ hoặc thầy cô giáo để nhận được sự trợ giúp kịp thời. Đồng thời khuyên Đ dừng ngay lại những hành vi bắt nạt bạ Nếu bạn không nghe sẽ báo cho thầy cô, cha mẹ biết để xử lý.
4. Ma trận đề thi giữa kì 2 GDCD 7 KNTT CV 7991
TT | Bài học | Mức độ đánh giá | Tổng | Tỉ lệ % điểm | ||||||||||
TNKQ | Tự luận |
|
| |||||||||||
Nhiều lựa chọn | Đúng - Sai |
| ||||||||||||
Biết | Hiểu | VD | Biết | Hiểu | VD | Biết | Hiểu | VD | Biết | Hiểu | VD |
| ||
01 | Bài 7. Phòng, chống bạo lực học đường | C1,C2,C3, (I) C4,C5,C6 (II) | 1a, 2a (I) | 1b, 2b (I) | 1c, 1d, 2c (II) 2d (III) | 1C (III) | 8 | 2 | 5 | 45% | ||||
02 | Bài 8. Quản lí tiền | C7,C8 (II) C9,C10, C11, C12 (I) | 3a, 4a (II) | 3b, 4b (II) | 3c, 3d, 4c, 4 d (II) | 1C (III) | 8 | 3 | 4 | 55% | ||||
Tổng số câu | 12 |
|
| 4ý | 4ý | 8ý |
| 1 | 1 | 16 | 5 | 9 | 30 | |
Tổng số điểm | 3,0 |
|
| 1,0 | 1,0 | 2,0 |
| 2,0 | 1,0 | 4,0 | 3,0 | 3,0 | 10 | |
Tỉ lệ % | 30% | 40% | 30% | 40% | 30% | 30% | 100% |
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết bộ đề thi giữa học kì 2 GDCD 7 KNTT.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Trần Thu Trang
- Ngày:
Đề thi giữa kì 2 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức
91,9 KB 07/03/2025 8:58:00 SATải Đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 7 KNTT pdf
09/03/2023 3:39:49 CH
Tham khảo thêm
Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Cánh Diều 2024 có đáp án (3 đề)
Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo 2024
Đề thi giữa kì 2 Tin học 7 Cánh Diều 2025
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo (2 đề)
Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Văn có đáp án
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 Chân trời sáng tạo 2025
Top 3 Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo 2024 có đáp án
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Ngữ Văn
- Toán
- KHTN
- Lịch sử Địa lí
- Đề thi giữa kì 1
- Đề thi cuối kì 1
- Đề thi cuối kì 1 Địa lí 7 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Lịch sử 7 Cánh Diều
- Đề thi cuối kì 1 Địa lí 7 Cánh Diều
- Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Cánh Diều
- Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Lịch sử 7 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
- Đề thi Địa lý lớp 7 cuối học kì 1
- Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí 7 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 2
- Đề thi cuối kì 2
- GDCD
- Công nghệ
- HĐTN
- GD Địa phương
- Tin học
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028

Bài viết hay Đề thi lớp 7
11 Đề thi cuối kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức 2024 (có ma trận, đáp án, bản đặc tả)
Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
Đề thi giữa kì 2 Tin học 7 Kết nối tri thức có đáp án
Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức file word
Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Cánh Diều
Đề thi Giáo dục địa phương lớp 7 cuối kì 1 Vĩnh Phúc