Chuyên đề nghị luận về một vấn đề đời sống (trình bày ý kiến phản đối)
Chuyên đề nghị luận xã hội về một vấn đề đời sống ý kiến phản đối
Chuyên đề nghị luận về một vấn đề đời sống (trình bày ý kiến phản đối) là những hướng dẫn chi tiết và cụ thể giúp các em học sinh nắm được những vấn đề cơ bản nhất cần có khi làm một bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề trong đời sống thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề. Sau đây là hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống lớp 7 ý kiến phản đối có kèm theo dàn ý và các bài văn mẫu cụ thể, mời các em cùng tham khảo.
Hướng dẫn làm bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống thể hiện ý kiến phản đối
A. Về kiểu bài viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề)
Trong đời sống, trước một vấn đề, thường với những ý kiến khác nhau. Trong đó có thể có ý kiến chúng ta không thể đồng tình. Biết tán thành với ý kiến đúng thì cũng cần biết phản đối ý kiến sai. Nhiều trường hợp, sự phản đối được thể hiện bằng bài văn nghị luận. Để việc phản đối có sức thuyết phục, người viết văn nghị luận cần đưa ra ý kiến rõ ràng, lí lẽ sắc nét, bằng chứng tiêu biểu, xác thực dựa trên những tiêu chuẩn chân lí được thừa nhận rộng rãi.
B. Yêu cầu bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề)
Chúng ta cần:
- Nêu được vấn đề, làm rõ thực chất của vấn đề.
- Trình bày rõ ràng ý kiến phản đối của người viết về một quan niệm, cách hiểu khác.
- Đưa ra được lý lẽ và bằng chứng để chứng tỏ ý kiến phản đối là hoàn toàn có cơ sở.
C. Thực hành viết
1. Trước khi viết
a. Lựa chọn đề tài
Cần quan sát thực tế diễn ra hàng ngày (có thể quan sát trực tiếp hoặc qua các phương tiện YouTube, báo, đài…) để nhận thấy: trong cuộc sống hiện nay có những quan niệm chưa đúng đắn, tác động không nhỏ đến đời sống cộng đồng, cần phải tỏ thái độ phản đối.
Em có thể tham khảo một số ý kiến sau đây để lựa chọn cho bài viết của mình:
- Vệ sinh trường học là trách nhiệm của người lao công đã được nhà trường trả lương.
- Chỉ cần học tốt các môn Toán, Văn, Anh, còn các môn khác không cần thiết.
- Tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất là việc làm hình thức, không có tác dụng, vì chẳng tiết kiệm điện được bao nhiêu.
- Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn mình có thể viết, vẽ vào đó.
b. Tìm ý
Sau khi lựa chọn được đề tài, cần tiến hành tìm ý bằng cách trả lời một số câu hỏi:
- Vấn đề cần bàn luận ở bài viết là gì?
Vấn đề cần bàn luận phải được nêu ra và có thể giải thích thêm để người đọc nắm được thực chất của vấn đề.
- Trước ý kiến trái ngược với quan điểm của bản thân, cần thể hiện ý kiến của mình như thế nào?
Nhận thức của người viết về tính đúng/ sai của một quan niệm, một ý kiến phải rõ ràng dứt khoát. Nếu đúng cần khẳng định, nếu sai cần phản đối. Thái độ này được thể hiện rõ trong một ý.
- Làm cách nào để ý kiến của mình thuyết phục được người đọc?
Ý kiến tán thành hay phản đối phải có cơ sở. Muốn người đọc hiểu được quan điểm của mình cần tìm phải trình bày thành ý rõ ràng, có lý lẽ và bằng chứng cụ thể, xác thực thì mới có sức thuyết phục.
c. Lập dàn ý
Sắp xếp các ý đã tìm được vào các phần của bài viết theo một trật tự hợp lý. Nhiệm vụ của từng phần được thể hiện rõ trong dàn ý:
Mở bài | Nêu được vấn đề nghị luận và bày tỏ ý kiến phản đối cách nhìn nhận về vấn đề. |
Thân bài | - Ý 1. Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu ra để bàn luận. - Ý 2. Phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm bằng các lý lẽ, bằng chứng. - Ý 3. Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống bằng các lí lẽ, bằng chứng. |
Kết bài | Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối. |
2. Viết bài
Khi viết bài, các em cần đặt dàn ý trước mặt để thường xuyên tự kiểm soát việc viết từng phần và triển khai từng ý.
- Mở bài: Nêu được vấn đề nghị luận. Có thể bắt đầu bằng một tình huống, một câu chuyện liên quan hay giới thiệu trực tiếp vấn đề
- Thân bài: Các ý chính được trình bày rành mạch, mỗi ý thường triển khai trong một đoạn văn riêng, rõ ràng, mạch lạc, bằng chứng cụ thể, thuyết phục. Khi viết, cần chú ý mạch văn trôi chảy, kết nối các câu trong đoạn và các đoạn trong bài chặt chẽ, hợp lí. Tránh cách viết kể lể, dài dòng.
- Kết bài: khẳng định lại ý nghĩa của việc bàn luận giúp người đọc suy nghĩ đúng về vấn đề để có sự thay đổi trong nhận thức và hành động.
3. Chỉnh sửa bài viết
Đối chiếu bài viết với yêu cầu của bài văn nghị luận thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, cách hiểu khác về vấn đề trong đời sống và dàn ý để tự đánh giá mức độ đáp ứng của bài viết, từ đó ta gửi chỉnh sửa theo gợi ý sau:
Yêu cầu | Gợi ý chỉnh sửa |
Nêu vấn đề nghị luận và ý kiến cần phản đối. | Chỉnh sửa nếu thấy vấn đề nghị luận và ý kiến phản đối còn mơ hồ. |
Trình bày rõ sự phản đối của người viết về ý kiến vừa nêu. | Diễn đạt cho rõ nếu thấy việc phản đối chưa được thể hiện rõ ràng. |
Đưa ra được lý lẽ và bằng chứng để việc phản đối có sức thuyết phục. | Củng cố lý lẽ nếu thế chưa vững chắc, bổ sung bằng chứng nếu thấy còn thiếu. |
Nêu được ý nghĩa của việc phản đối ý kiến trái ngược về vấn đề. | Bổ sung nếu thấy chưa nêu được ý nghĩa hoặc nêu chưa rõ. |
Rà xóa lỗi về từ ngữ, câu, đoạn văn, liên kết các câu và các đoạn, cách trình bày bài viết. | Sửa chữa những lỗi phát hiện được. |
Nghị luận về ý kiến Mạng xã hội chỉ mang lại những tiêu cực và phiền toái
Gợi ý dàn bài |
Mở bài: Nêu được vấn đề nghị luận và bày tỏ ý kiến phản đối cách nhìn nhận về vấn đề. Những năm gần đây, mạng xã hội (MXH) đã có bước phát triển mạnh mẽ, tác động lớn đến đời sống xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. MXH đã trở thành một thuật ngữ phổ biến với những tính năng đa dạng cho phép người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả. Ngày nay, bất kỳ ai chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, một máy tính bảng hay máy tính cá nhân có kết nối internet đều có thể tham gia vào MXH. Với nội dung phong phú và cách thức sử dụng dễ dàng, mạng xã hội mang lại rất nhiều tiện ích. Vì thế, không thể cho rằng MXH chỉ mang lại những tiêu cực và phiền toái. |
Thân bài: - Ý 1. Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu ra để bàn luận. + MXH là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn, trò chuyện trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác. + MXH là tập hợp các mối quan hệ giữa các cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức trên môi trường internet. Chính vì thế, MXH có thể coi là một loại hình cộng đồng song mang tính chất ảo, trong đó bao gồm nhiều cộng đồng trực tuyến khác nhau nhằm thỏa mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người. + Một số cộng đồng như Facebook, Youtube, Zalo, Tiktok… thu hút một số lượng lớn người tham gia, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. - Ý 2. Phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm bằng các lý lẽ, bằng chứng. + MXH ngày càng góp phần quan trọng trong việc củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và điều hành của Chính phủ. Để xây dựng một chính quyền gần dân, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, vai trò của MXH đã và đang được các cơ quan, tổ chức nhà nước sử dụng một cách có hiệu quả, giúp thu hẹp khoảng cách với người dân. Ví dụ như tháng 10/2015, Chính phủ đã lập 02 tài khoản Facebook là “Thông tin Chính phủ” và “Diễn đàn Cạnh tranh quốc gia” với kỳ vọng giúp người dân tiếp cận kịp thời các văn bản, quy phạm pháp luật mới ban hành, thông tin thời sự chính trị, kinh tế- xã hội, hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Việc này không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân, khuyến khích người dân đồng hành cùng chính phủ, góp phần thiết thực định hướng dư luận trên MXH. + MXH góp phần tích cực vào sự phát triển nhận thức, tư duy và kỹ năng sống của con người. MXH đang ngày càng trở thành nơi cung cấp tin tức, kiến thức về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chỉ với một vài thao tác đơn giản, người dùng sẽ luôn nhận được những thông tin cập nhật kịp thời về lĩnh vực, vấn đề mà mình quan tâm theo dõi. Qua đó giúp họ có thể nắm bắt được các xu thế của đời sống phục vụ cho công việc và cuộc sống của mình. Bên cạnh đó, trên MXH có nhiều trang dạy kỹ năng sống như ngoại ngữ, nấu ăn, sửa chữa, giao tiếp, tâm lý, thể thao… giúp người dùng có những kỹ năng cơ bản cần thiết trong cuộc sống hiện đại mà không cần đến lớp hay đóng học phí. + MXH góp phần tích cực vào sự phát triển của văn hóa cộng đồng. Văn hóa MXH là một bộ phận của văn hóa cộng đồng và có ảnh hưởng ngày càng lớn đến văn hóa cộng đồng. Nhờ áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật, MXH cho phép người dùng có thể kết nối, tương tác với bạn bè, gia đình, cộng đồng ngày một thuận tiện hơn. Người dùng có thể dễ dàng chia sẽ tình cảm, niềm vui, nỗi buồn… với cộng đồng. Sự tham gia của cá nhân vào các công việc chung của cộng đồng cũng được thúc đẩy. Thực tế từ khi MXH phát triển, công tác xã hội như cứu trợ thiên tai, xóa đói giảm nghèo… có nhiều khởi sắc; các hình thức kinh doanh online trên MXH của cá nhân và doanh nghiệp ngày càng phát triển, mang tính chuyên nghiệp….đóng góp lớn cho phát triển kinh tế xã hội. + MXH góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa của Việt Nam. Các MXH, nhất là MXH xuyên quốc gia như Facebook, Youtube… đã tạo ra những cơ hội, khả năng tiếp xúc, giao lưu văn hóa, thúc đẩy xích lại gần nhau, hiểu biết lẫn nhau giữa dân tộc ta với các dân tộc khác trên thế giới. Thông qua MXH, thế giới biết đến Việt Nam hơn như một dân tộc yêu chuộng hòa bình, tôn trọng công lý, năng động với một kho tàng các giá trị văn hóa phong phú, đầy bản sắc. - Ý 3. Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống bằng các lí lẽ, bằng chứng. Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, việc sử dụng mạng xã hội làm phương tiện kết nối đã và đang trở thành xu thế tất yếu. Hiện nay, tại Việt Nam có 40 triệu người dùng XH, chiếm hơn 40% dân số. Trung bình mỗi ngày người Việt Nam vào MXH hơn 2 giờ. Đối tượng sử dụng mạng internet thường xuyên nhất là nhóm lứa tuổi từ 15 - 40 tuổi. Nhìn chung, họ là những người trẻ, có điều kiện tiếp cận với máy tính và mạng internet, nhanh nhạy trong việc tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ cũng như những trào lưu mới trên thế giới. Với những tính năng vượt trội, mạng xã hội đã góp phần lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống, vì thế, nếu cho rằng MXH chỉ mang lại phiền toái,tiêu cực thật là một quan niệm phiến diện nếu không muốn nói là sai lầm, cực đoan. |
Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối. Mạng xã hội đang từng ngày, từng giờ tác động đến cuộc sống mỗi người, có khả năng làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng cũng có thể hủy hoại con người nếu như sử dụng không đúng cách. Vì vậy mỗi người dùng hãy sử dụng mạng xã hội một cách thông minh. Hãy tự quản lý thời gian sử dụng, ứng xử đúng mực, có văn hóa khi giao tiếp trên mạng xã hội, sáng suốt kiểm chứng tính xác thực của những thông tin mà mình quan tâm. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Có như vậy, mạng xã hội mới thực sự trở thành công cụ đắc lực để lan tỏa những điều tốt đẹp trong không gian mạng và trong cuộc sống. |
Nghị luận về ý kiến Học sinh cần được sử dụng điện thoại trong lớp
Gợi ý dàn bài |
Mở bài: Nêu được vấn đề nghị luận và bày tỏ ý kiến phản đối cách nhìn nhận về vấn đề. - Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 32 về Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó quy định “cho phép học sinh được sử dụng điện thoại di động nếu phục vụ cho việc học tập và được sự đồng ý từ giáo viên”. - Mặc dù smartphone kết nối chúng ta với thế giới theo cách chúng ta chưa bao giờ tưởng tượng nổi cách đây một thập kỷ, và có thể được sử dụng như một phương tiện dạy học trong nhà trường nhưng chúng làm dấy lên nhiều vấn đề mà những thế hệ đi trước chưa từng phải đối diện. Và bản thân tôi không đồng ý với việc cho phép HS sử dụng điện thoại di động ở lớp, ở trường. |
Thân bài: - Ý 1. Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu ra để bàn luận. Ai cũng biết, điện thoại bây giờ không không chỉ là nghe gọi mà còn là nơi cung cấp kho tàng kiến thức bằng việc kết nối Internet, 4G. Bởi vậy không sai khi nói rằng điện thoại di động phải được cho là một công cụ giáo dục. Bên cạnh đó, với điện thoại thông minh, học sinh ngày nay có khả năng tiếp cận rất nhiều nguồn kiến thức khác nhau bổ sung cho kiến thức mà giáo viên và sách giáo khoa cung cấp. Trong bối cảnh hiện nay, điện thoại chính là để duy trì mối liên hệ giữa phụ huynh và học sinh. Có điện thoại, phụ huynh cũng giảm mối lo về việc con cái đi đâu, làm gì sau tan học, nhất là với lượng học sinh phải đi đường xa đến trường. Tuy nhiên, tôi có nhiều lí do để phản đối việc học sinh sử dụng ĐTDĐ trong lớp. - Ý 2. Phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm bằng các lý lẽ, bằng chứng. + Cho học sinh sử dụng ĐTDĐ sẽ khiến giáo viên khó quản lí. Trong một lớp học đông học sinh, có khi lên đến 50 em thì việc một giáo viên quản lý các em xem thông tin gì trong điiện thoại thông minh với một tiết học 45 phút hầu như là bất khả kháng. Bởi vì, chỉ cần một cái gạt ngón tay, màn hình đã chuyển ngay sang nội dung khác. Câu nói, “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” luôn đúng trong các tình huống như vậy. Hơn nữa, giáo viên cũng không thể vừa giảng bài vừa quản lý mấy chục học sinh của mình đang xem gì trên điện thoại. Vì như vậy sẽ gây mất tập trung cho cả lớp và bài giảng cũng khó hoàn thành. + Học sinh đến lớp là để tiếp thu kiến thức từ nhà trường mà trực tiếp là giáo viên. Nếu như, mỗi học sinh ôm một cái điện thoại thông minh rồi chăm chăm vào đó thì làm sao có thể tiếp thu kiến thức và phương pháp mà giáo viên muốn truyền tải. Nếu chỉ vì để tra cứu kiến thức, nhà trường đã có các phòng học sử dụng máy chiếu, máy vi tính kết nối internet trong các phòng chuyên dụng. Hoặc có thể tra cứu khi kết thúc giờ lên lớp. Thậm chí, sẽ có học sinh tranh thủ dùng điện thoại để chát chít, chơi game, vào các trang mạng xã hội để xem những nội dung không lành mạnh, sai kiến thức, thiếu tính thẩm mỹ, nhảm nhí, thiếu tính giáo dục. + Bản thân những phụ huynh cũng khó kiểm soát con em sử dụng ĐTDĐ ở trường, về thời gian sử dụng và những nội dung được phép xem trong điện thoại thông minh. Chưa kể, sử dụng ĐTDĐ sẽ gây ra sự phân biệt đối xử bất bình đẳng giữa các học sinh. Điều này là tối kỵ trong môi trường giáo dục. Đó là sự đua đòi của các học sinh về những dòng máy đắt tiền có tính năng sử dụng ưu việt. Trong khi, với nhiều học sinh con nhà nghèo, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, việc sắm và sử dụng một chiếc điện thoại thông minh không phải dễ dàng. + Nhìn ra thế giới, nhiều nước có môi trường giáo dục và nền kinh tế phát triển hơn nước ta cũng có lí do để cấm sử dụng ĐTDĐ. Tháng 9/2018, Australia ban hành lệnh cấm sử dụng điện thoại di động trong trường học. Một trong số những quan ngại đó chính là hành vi bắt nạt trên mạng. Từ năm học 2018-2019, Pháp áp dụng lệnh cấm sử dụng điện thoại di động trong tất cả trường học trên cả nước. Theo đó, cấm sử dụng điện thoại di dộng, đồng hồ thông minh và máy tính bảng tại toàn bộ các trường tiểu học và trung học. Từ tháng 7/2020, học sinh cấp 2, 3 của Nhật Bản được phép mang điện thoại đến trường để liên lạc trong các trường hợp khẩn cấp. Sau khi tới trường, các em được yêu cầu để điện thoại vào tủ cá nhân để tránh mất tập trung trong giờ học. - Ý 3. Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống bằng các lí lẽ, bằng chứng. Ngoài những lí do trên, nếu cho phép học sinh sử dụng ĐTDĐ trong lớp, còn mang đến một số nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ, khả năng tiếp thu của học sinh như nguy cơ nghiện game, sa đà vào nội dung xấu trên mạng xã hội, khả năng tăng tỉ lệ cận thị và đặc biệt là giảm giao tiếp với thế giới xung quanh. |
Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối. Điện thoại di động và các ứng dụng của nó ngày nay đang tiêu tốn quá nhiều thời gian của học sinh sau giờ học, do vậy việc không kiểm soát được thời gian hữu ích sử dụng điện thoại trong lớp thì càng phát sinh nhiều hệ lụy hơn. Do vậy, đây chưa phải là thời điểm phù hợp để đưa điện thoại di động vào nhà trường. Và một điều hết cần thiết là nhà trường nên tổ chức các buổi chia sẻ về cách thức sử dụng điện thoại di động đúng cách tại nhà hoặc cách thức để học tập tốt hơn thông qua ứng dụng di động tại nhà. Điện thoại di động chỉ nên được sử dụng trong các buổi cắm trại, hoạt động ngoại khóa hoặc các buổi dạy học về ứng dụng di động. |
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
(2 dàn ý + 2 mẫu) Nghị luận vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương
Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về chủ đề Sách – người bạn đường
Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống trang 71
(Dàn ý + 5 mẫu) Nghị luận Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó
Soạn bài Thủy tiên tháng 1 (ngắn gọn, dễ hiểu)
(Cực hay) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống ý kiến phản đối lớp 7 (có dàn ý)
Soạn văn 7 tập 2 Kết nối tri thức văn bản Nói với con
Soạn bài Thuật ngữ lớp 7 Kết nối tri thức
- Soạn bài Bầy chim chìa vôi lớp 7 (trang 16)
- Thực hành tiếng Việt trang 17 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức tập 1
- Soạn bài Đi lấy mật ngắn nhất
- Nêu cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An. Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu nào?
- Em có ấn tượng như thế nào về con người và rừng phương Nam?
- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật
- Qua văn bản Đi lấy mật, viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật An
- Tóm tắt nội dung câu chuyện của má nuôi An
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật An trong văn bản Đi lấy mật
- Theo em nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở đâu? Điều gì khiến em khẳng định như vậy?
- Tóm tắt văn bản đi lấy mật đủ mẫu (ngắn nhất, dài)
- Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 24 Kết nối tri thức tập 1
- Soạn bài Ngàn sao làm việc ngắn nhất
- Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài trang 27 KNTT
- Nói và nghe trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 32 lớp 7 Kết nối tri thức dễ hiểu
- Soạn bài Thực hành đọc Ngôi nhà trên cây
- Soạn bài Đồng dao mùa xuân sách mới ngắn gọn, dễ hiểu
- Viết đoạn văn 5 đến 7 câu nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Đồng dao mùa xuân
- Cảm nhận về tình cảm mà đồng đội và nhân dân dành cho những người lính hy sinh trong bài Đồng dao mùa xuân
- Chia sẻ cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ siêu hay
- Soạn văn 7 bài Gặp lá cơm nếp ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 47 Kết nối tri thức
- Soạn văn Trở gió ngắn nhất
- Soạn Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ lớp 7 KNTT
- Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học siêu hay (8 mẫu)
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 55 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT
- Soạn bài Thực hành đọc Chiều sông Thương lớp 7 KNTT
- Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ trang 64 ngắn nhất
- Cảm nhận về tính cách của người bố trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
- Khi vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ nhân vật tôi đã phát hiện bí mật gì?
- Nhan đề Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ gợi điều thú vị gì?
- Cảm xúc của nhân vật tôi khi nghe bố giảng giải về những món quà
- Phân tích nhân vật tôi trong văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
- Phân tích nhân vật người cha trong văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ lớp 7
- Top 5 mẫu tóm tắt văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ ngắn gọn
- Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu về một món quà em đặc biệt yêu thích lớp 7 KNTT
- Soạn văn 7 Thực hành tiếng Việt trang 64 Kết nối tri thức tập 1
- Soạn bài Người thầy đầu tiên lớp 7
- Top 3 bài phân tích đặc điểm nhân vật thầy Đuy sen trong văn bản Người thầy đầu tiên
- Đoạn văn kể lại phần 1 hoặc phần 4 Người thầy đầu tiên theo ngôi kể thứ 3
- Các nhân vật người kể chuyện trong đoạn trích Người thầy đầu tiên có mối quan hệ như thế nào?
- Tóm tắt văn bản Người thầy đầu tiên lớp 7
- Xác định người kể chuyện và ngôi kể trong từng phần của đoạn trích Người thầy đầu tiên
- An-tư-nai đã dành cho thầy Đuy-sen tình cảm như thế nào?
- Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 72 ngắn nhất
- Soạn bài Quê hương lớp 7 Kết nối tri thức
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học lớp 7 KNTT
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học An-tư-nai
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học Người thầy đầu tiên
- Phân tích nhân vật Dế mèn trong đoạn trích Dế mèn bênh vực kẻ yếu
- Phân tích đặc điểm nhân vật Lucky trong đoạn trích Tập bay
- Phân tích đặc điểm nhân vật “cậu ấm" trong Một cuộc đua của Quế Hương
- Phân tích đặc điểm nhân vật Mạnh trong củ khoai nướng
- Soạn bài Nói và nghe lớp 7 trang 81 KNTT
- Soạn bài Trong lòng mẹ lớp 7 trang 84
- Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc lớp 7
- Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng lớp 7
- Soạn bài Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt - Vũ Bằng
- Soạn Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 110 Tập 1 KNTT
- Soạn bài Chuyện cơm hến - Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Thực hành tiếng Việt trang 116 lớp 7 tập 1 KNTT
- Soạn Văn bài Hội lồng tồng siêu hay
- Viết văn bản tường trình lớp 7 Kết nối tri thức
- Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại (6 mẫu)
- Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến
- Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam
- Soạn bài Con hổ có nghĩa lớp 7
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)
- Nghị luận Thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ?
- Nghị luận Không thầy đố mày làm nên và Học thầy chẳng tày học bạn, câu nào là chân lí?
- Văn nghị luận có công mài sắt có ngày nên kim lớp 7 ngắn nhất
- Chuyên đề nghị luận về một vấn đề đời sống (trình bày ý kiến tán thành)
- Có ý kiến cho rằng sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết với giới trẻ hiện nay lớp 7
- Phân tích bài viết tham khảo Trường học đầu tiên
- Nói và nghe kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 Kết nối tri thức tập 2
- Soạn bài củng cố mở rộng trang 22 Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức
- Soạn bài Cuộc chạm trán trên đại dương
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 34 Kết nối tri thức tập 2
- Soạn bài Đường vào trung tâm vũ trụ
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 41 Kết nối tri thức tập 2
- Soạn bài Dấu ấn Hồ Khanh
- Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức
- Thảo luận về vai trò của công nghệ đối với đời sống con người
- Củng cố mở rộng trang 50 SGK văn 7 tập 2 KNTT
- Soạn bài Chiếc đũa thần
- Soạn bài Bản đồ dẫn đường
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 59 tập 2 Kết nối tri thức
- Soạn bài Hãy cầm lấy và đọc
- Thực hành tiếng Việt 7 tập 2 trang 64 Kết nối tri thức
- Soạn bài Nói với con lớp 7 Kết nối tri thức
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)
- Nghị luận vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương
- Nghị luận có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích
- Nghị luận Tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất chỉ là việc làm hình thức, không có tác dụng vì chẳng tiết kiệm điện được bao nhiêu
- Nghị luận Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó
- Chuyên đề nghị luận về một vấn đề đời sống (trình bày ý kiến phản đối)
- Viết bài văn nghị luận phản đối quan niệm cuộc sống chỉ cần gia đình không cần bạn bè
- Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống trang 71
- Củng cố và mở rộng trang 73 lớp 7
- Soạn bài Câu chuyện về con đường ngắn gọn
- Soạn bài Thủy tiên tháng 1
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 tập 2 trang 59 Kết nối tri thức
- Thực hành tiếng Việt 7 tập 2 trang 83 KNTT
- Soạn bài Lễ rửa làng của người Lô Lô
- Đoạn văn cảm nhận về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô
- Soạn bài Bản tin về hoa anh đào
- Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động lớp 7 KNTT
- Nói và nghe Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
- Củng cố, mở rộng trang 97 lớp 7 tập 2 Kết nối tri thức
- Thực hành đọc Thân thiện với môi trường
- Soạn bài Thách thức đầu tiên Chinh phục những cuốn sách mới
- Soạn bài Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội
- Soạn bài Mon và Mên đang ở đâu?
- Soạn Thách thức thứ hai Từ ý tưởng đến sản phẩm
- Nói và nghe Về đích Ngày hội với sách
- Soạn bài Ôn tập học kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27