Soạn bài Bản đồ dẫn đường lớp 7 ngắn gọn nhất

Soạn văn 7 bài Bản đồ dẫn đường - Bản đồ dẫn đường là một đoạn trích từ cuốn sách “Những bức thư gửi cháu Sam” của tác giả Đa-ni-en Gốt-li-ep. Trong chương trình Ngữ văn lớp 7 tập 2 bộ Kết nối tri thức các em học sinh sẽ được làm quen với văn bản Bản đồ dẫn đường trang 56 SGK. Sau đây là gợi ý soạn bài Bản đồ dẫn đường giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về văn bản cũng như trả lời các câu hỏi trang 56-59 SGK văn 7 tập 2 KNTT.

Soạn Bản đồ dẫn đường tác giả tác phẩm

1. Tác giả

- Đa – ni en Gót – li – ép sinh năm 1946. Người Mĩ.

- Nhà tâm lí học thực hành, Bác sĩ điều trị tâm lí đồng thời là chuyên gia sức khỏe tâm thần.

- Một số TP tiêu biểu: Tiếng nói của xung đột (2001), Những bức thư gửi cháu Sam (2008), Học từ trái tim (2008)

2. Tác phẩm.

Văn bản trích Bản đồ dẫn đường trích từ cuốn sách “Những bức thư gửi cháu Sam”.

3. Bố cục Bản đồ dẫn đường

*Phần 1: Giới thiệu vấn đề "Chúng ta cần phải bước vào bóng tối")

=> Nêu vấn đề nghị luận( kể lại một câu chuyện có tính chất ngụ ngôn).

*Phần 2: Giải quyết vấn đề:

(Tiếp … đến “chính kinh nghiệm của mình”):

=> Chính tấm bản đồ quyết định cách nhìn của chúng ta đối với cuộc sống với mọi người và chính bản thân mình. Nó cũng mang ý nghĩa quyết định đối với thành bại của chúng ta trong cuộc sống .

*Phần 3: Kết thúc vấn đề: Đoạn còn lại => Nhắc lại thông điệp mỗi người cần có riêng cho mình một “tấm bản đồ”.

Soạn bài Bản đồ dẫn đường ngắn gọn

1. Tóm tắt văn bản Bản đồ dẫn đường:

Soạn bài Bản đồ dẫn đường ngắn gọn

2. Vì sao khách du lịch thường chuẩn bị một tấm bản đồ trước khi đến một miền đất lạ?

Khi lần đầu tiên có mặt ở một miến đất lạ, tấm bản đổ có tác dụng chỉ đường, giúp ta đến được nơi cần đến và không bị lạc đường.

3. Đến với tương lai, mỗi người phải tự tìm cho mình một “con đường” hay đã có “con đường” do ai đó vạch sẵn?

Trên đời này không có bất cứ một điều gì là được vạch sẵn, để đi đúng hướng thì mỗi người phải tự tìm cho riêng mình một bản đồ riêng.

4. Đọc hiểu văn bản Bản đồ dẫn đường

1. Văn bản được mở đầu bằng cách kể lại một câu chuyện có tính chất ngụ ngôn

- Câu chuyện về người đàn ông nọ tìm chìa khóa nhà.

2. Cách giải thích hình ảnh “tấm bản đồ dẫn đường”

- “tấm bản đồ dẫn đường”: là cách nhìn về cuộc đời này bao gồm cả cách nhìn về con người.

3. Vai trò của “tấm bản đồ dẫn đường” đối với đường đời của con người

- Nó quyết định cách nhìn với cuộc sống, với mọi người và với chính bản thân mình, quyết định đối với những thành bại của chúng ta trong cuộc sống.

4. Những khó khăn của “ông” khi tìm kiếm “tấm bản đồ” cho mình

- Những gì ông thấy không giống như lời bố mẹ ông nói. Ông cảm thấy yêu mến và tin tưởng tất cả mọi người xung quanh.

5. Cách kết thúc văn bản

- Đưa ra lời khuyên “ông” dành cho “cháu”.

Sau khi đọc trang 58 SGK văn 7 tập 2 KNTT

Câu 1 trang 58 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 KNTT

Từ câu chuyện có tính chất ngụ ngôn, bao giờ người ta cũng rút ra được một bài học, một kinh nghiệm nào đó. Ở đây, bài học được rút ra đã được kết nối khéo léo với vấn đề nghị luận. Cách giới thiệu vấn đề như vậy khiến người đọc chú ý hơn.

Câu 2 trang 58 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 KNTT

Chìa khoá vốn để cạnh cửa ra vào mà lại tìm ở ngoài đường. Sự kì khôi thể hiện: Ra chỗ sáng sẽ nhìn rõ hơn, mặc dù chỗ sáng chẳng liên quan gì đến chiếc chìa khoá.

- Chi tiết này của câu chuyện có ý nghĩa rất sâu sắc. Nếu cái “bản đồ” (tức là quan niệm, cách thức hành động mà người ta vạch ra trong đầu) không phù hợp với thực tế đời sống thì sẽ thất bại. Tình huống đời sống vốn vô cùng phong phú, nên mỗi người cần có cách suy nghĩ, phán đoán, đánh giá và đưa ra “bản đồ” sao cho phù hợp nhất. Mối liên hệ giữa câu chuyện và vấn để đưa ra để bàn bạc chính là câu trong VB: Sam, ông chợt nhớ lại câu chuyện ngụ ngôn này khi nghĩ tới những tấm bản đồ dẫn đường cho chúng ta. Rất nhiều khi chúng ta tìm kiếm câu trả lời nơi sáng sủa, trong khi cái chúng ta cần là phải bước vào bóng tối.

Câu 3 trang 59 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 KNTT

- Tấm bản đồ là cách nhìn về cuộc đời, con người

+ Lí lẽ: Cách nhìn nhận về cuộc đời và con người tất yếu sẽ hình thành ở mỗi chúng ta, được truyền từ bố mẹ, được điều chỉnh theo hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay kinh nghiệm bản thân. Nếu có hai cách nhìn cuộc đời và con người không giống nhau một cách nhìn tin tưởng, lạc quan; một cách nhìn thiếu tin tưởng, bi quan tất yếu sẽ dẫn đến hai sự lựa chọn khác nhau về đường đời.

+ Bằng chứng: Câu chuyện về sự khác nhau trong cách nhìn đời của mẹ “ông” và của bản thân “ông” dẫn đến hai quan điểm sống khác nhau.

- Tấm bản đồ là cách nhìn nhận về bản thân

+ Lí lẽ: Đoạn văn đặt ra hàng loạt câu hỏi để triển khai ý “nhìn nhận về bản thân”: Tôi có phải là người đáng yêu? Tôi có giàu có, có thông minh? Tôi có quá yếu đuối và dễ dàng bị người khác làm cho tổn thương? Khi gặp khó khăn, tôi sẽ gục ngã, hay chiến đấu một cách ngoan cường? Người viết lí giải: Từng câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ là từng nét vẽ tạo nên hình dáng tấm bản đồ mà chúng ta mang theo trong tâm trí minh.

+ Bằng chứng: Câu chuyện về chính cuộc đời ông: Sau vụ tai nạn, ông đã có thay đổi đáng kể để từ đó hiểu mình là ai, ý nghĩa cuộc sống là gì.

Câu 4 trang 59 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 KNTT

Qua lời kể, “ông” tiết lộ rằng, từ nhỏ, cái nhìn về cuộc đời và con người của “ông” hoàn toàn trái ngược với cách nhìn của mẹ “ông” (và cả bố “ông” nữa). “Ông” thì yêu mến và tin tưởng mọi người xung quanh, thấy cuộc đời là chốn an toàn; ngược lại, mẹ “ông” thấy cuộc đời là nơi đầy hiểm nguy, cần luôn đề phòng, cảnh giác. Chính điều đó đã làm cho “ông” mất tự tin với quan điểm của mình, và trở nên vô cùng khó khăn trong việc xác định tấm bản đồ riêng cho bản thân.

- Kể lại kinh nghiệm không vui của cuộc đời mình, dường như “ông” muốn “cháu” hiểu rằng: Mình có thể nhận được từ người thân những tình cảm cao quý, sự quan tâm, nhưng tấm bản đồ của riêng mình thì không nên lệ thuộc. Sự tự nhận thức về cuộc đời, quan điểm, tình cảm của mình đối với người khác và đối với bản thân – đó mới là yếu tố quyết định.

Câu 5 trang 59 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 KNTT

Phải có một quan niệm khách quan, toàn diện về cuộc sống, không thổi phồng bất cứ biểu hiện nào cũng như không bất chấp những sự thật hiển nhiên. Với thái độ đó, có thể khẳng định: Cuộc sống dù không hiếm những buồn khổ, lo âu, nhưng cũng vô cùng đáng quý. Hai mặt này không loại trừ nhau.

Câu 6 trang 59 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 KNTT

- Trong lời khuyên của “ông“ muốn “ cháu“ làm hai điều:

+ Thứ nhất: phải kiếm tìm bản đồ cho chính mình.

+ Thứ hai: tấm bản đồ đó“cháu“ phải tự vẽ ra bằng chính kinh nghiệm của mình.

- Việc làm của cháu sẽ giúp cháu biết tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chính cuộc đời mình.

Viết kết nối với đọc trang 59 SGK văn 7 tập 2 KNTT

Trên “con đường” đi tới tương lai của bản thân, “tấm bản đồ” có vai trò như thế nào? Hãy trả lời câu hỏi trên đây bằng một đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu).

Gợi ý:

- Về nội dung:

+ Làm rõ được trên hành trình đến với tương lai, mỗi người cần có riêng cho mình một “Tấm bản đồ”.

+ “Tấm bản đồ” giúp con người chủ động, tự tin vào hướng mình lựa chọn: nó có thể giúp con người vượt qua những khó khan thử thách trên từng bước đường đời….

- Về hình thức:

+ Số câu cần đúng với quy định, đoạn văn không ngắn quá hoặc dài quá, có phần Mở đoạn, Thân đoạn và Kết đoạn rõ ràng.

+ các câu trong đoạn phải đúng ngữ pháp, tập trung vào chủ đề, liên kết với nhau bằng các phương tiện phù hợp.

+ Hạn chế lỗi về chính tả và diễn đạt.

Bài mẫu

Trên hành trình đến với tương lai, mỗi người cần có riêng cho mình một “tấm bản đồ”. “Tấm bản đồ” giúp con người chủ động, tự tin vào hướng đi mình lựa chọn. Nó có thể giúp con người vượt qua những khó khăn thử thách trên từng bước đường đời. Mỗi người có một hành trình riêng. Trong quá trình trưởng thành, bài học chỉ được rút ra từ trải nghiệm của bản thân, kể cả thành công và thất bại, không thể bắt chước, vay mượn kinh nghiệm sống của bất kì ai khác.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
24 9.310
0 Bình luận
Sắp xếp theo