Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử là một trong những nội dung các em học sinh sẽ được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7 tập 2 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống. Với đề bài Em hãy viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc sẽ giúp các em hiểu thêm về các nhân vật lịch sử cũng như những đóng góp to lớn của họ cho thế giới.

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử 

Để làm bài viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử lớp 7 sao cho hay và đúng, trước hết nhân vật được lựa chọn phải có vai trò (dù ít hay nhiều) trong bối cảnh lịch sử đương thời. Sự việc được kể liên quan đến nhân vật đó phải có thật, sự việc đó phải có ý nghĩa trong bối cảnh lịch sử nhất định. Bài viết phải kể được sự việc theo trình tự hợp lí và nêu được suy nghĩ, ấn tượng của người viết và có sử dụng yếu tố miêu tả.

1. Dàn ý Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử

Dàn ý Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử 

2. Dàn ý viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử chi tiết

Mở bài:

- Dẫn dắt, giới thiệu về sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử: Bác Hồ là một vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Bác là một nhân vật lịch sử lỗi lạc và sự kiện tiêu biểu nhất trong cuộc đời của Bác chính là Bác đã ra đi tìm đường cứu nước.

- Cảm xúc chung của em về câu chuyện đó: Câu chuyện về sự ra đi tìm đường cứu nước của Bác với bao niềm tiếc thương của mọi mọi người đã để lại trong em nhiều cảm xúc suy nghĩ ấn tượng sâu sắc.

Thân bài:

1. Vì sao em biết được câu chuyện về nhân vật đó

- Câu chuyện về về vị lãnh tụ vĩ đại em biết được trong tiết học Ngữ Văn, Khi em được học bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

- Em cảm thấy rất yêu thương và cảm phục trước tình cảm của Bác dành cho cho Các anh đội viên và dành cho nhân dân

- Chính vì vậy em đã về nhà và tìm hiểu kỹ hơn về Bác và tình cờ biết được câu chuyện về sự ra đi tìm đường cứu nước của Bác.

2. Giới thiệu nguồn gốc xuất thân, lai lịch của nhân vật lịch sử

- Bác tên khai sinh là là Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 19/05/1890. Tên hiện tại được đa số mọi người biết đến Hồ Chí Minh.

- Bác sinh ngày 19 /5 /1890 Tại xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nhà Nho yêu nước.

- Chị và anh của Người đều tham gia khắng chiến và bị tù đày.

- Là một người dũng cảm yêu nước Bác đã quyết định đứng lên giành lại độc lập.

3. Kể lại diễn biến câu chuyện liên quan đến nhân vật lịch sử

- Vào ngày 5/6/1911 một mình cậu thanh niên trẻ tuổi đã quyết định từ bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.

- Hành trang Bác mang theo chính là lòng yêu nước nhiệt thành và sự quyết tâm giành lại độc lập.

- Bác đã bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước của mình và kết quả là nó kéo dài hơn 30 năm.

- Bác đã không chọn đi sang nước Nhật hay Châu Á mà sang nước Pháp, đến tận nơi nước đang cai trị mình- nơi có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt để tìm hiểu xem làm cách nào để trở về cứu nước.

- Sau một thời gian ở Pháp Bác tiếp tục đi qua nhiều châu lục khác.

- Cuộc sống nhiều gian khổ nhưng Bác không chùn bước trái lại càng tôi luyện và hun đúc thêm lòng yêu nước nồng nàn.

- Tranh thủ mọi thời cơ để học hỏi nghiên cứu các học thuyết cách mạng.

- Sau nhiều tháng ngày tìm tòi học hỏi về lý luận và hoạt động trong phong trào công nhân quốc tế Bác đã tìm đến với chủ nghĩa Mác Lênin

- Sớm nhận thức được xu thế phát triển của lịch sử và tính chất của thời đại mới mà cách mạng tháng Mười mở ra Bác đã khám phá ra chân lý chỉ có Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức.

- 1917 Bác trở về Pháp tham gia những hoạt động của đảng xã hội Pháp

- Khi tiếp cận được với luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa thì cái đích Người cần tìm đã đạt được

- Bác đã tìm ra chân lý chỉ có Chủ nghĩa xã hội, chỉ có cách mạng vô sản mới là con đường giải phóng chúng ta

- Sau 30 năm bôn ba ngày 28/1/1941 Bác trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng

- Độc lập dân tộc gắn với Chủ nghĩa Xã hội là sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác Lênin- Đó cũng chính là quan điểm xuyên suốt trong toàn bộ tư tưởng và sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh

- Thực tế lịch sử đã cho thấy đó chính là sự lựa chọn đúng đắn- đất nước ta đã hoàn toàn giải phóng

Kết bài

- Khẳng định lại ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện về Bác đã để lại những dư âm sâu sắc trong lòng em: Em càng yêu mến, biết ơn công lao to lớn của Người. Nếu không có Bác ra đi ngày ấy liệu rằng đất nước chúng ta có thể tồn tại được đến ngày nay hay không

- Bài học: Chúng ta cần phải rèn luyện cho mình tấm lòng yêu nước và sự quyết tâm. Luôn ý thức được trách nhiệm của mình trong việc Xây dựng quê hương, bảo vệ đất nước

3. Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Bác Hồ

“Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng duỗi con tàu đưa tiễn Bác…”

(Người đi tìm hình của nước- Chế Lan Viên)

Bác Hồ- vị lãnh tụ tuyệt vời, kính của dân tộc Việt Nam hình bóng của Bác chắc hẳn luôn in đậm trong trái tim mỗi đồng bào. Bác là một nhân vật lịch sử vĩ đại của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung. Và sự kiện tiêu biểu nhất trong cuộc đời của Bác có lẽ chính là sự ra đi tìm đường cứu nước. Chính câu chuyện ấy đã để lại trong lòng em nhiều cảm xúc, suy nghĩ và ấn tượng vô cùng sâu sắc.

Câu chuyện về vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh em được biết vào tiết Ngữ văn, khi chúng em được học bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”. Em cảm thấy vô cùng yêu thương và cảm phục trước tình cảm của Bác dành cho các anh đội viên và dành cho nhân dân. Chính vì điều đó em đã về nhà tìm hiểu kỹ hơn về cuộc đời Bác và tình cờ đọc được câu chuyện chi tiết về sự ra đi tìm đường cứu nước của Người. Khi đọc được câu chuyện đó lòng em trào dâng niềm tự hào khâm phục và biết ơn Bác vô hạn.

Bác Hồ tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 19/5/1969. Quê Bác ở xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Người được sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước với bố mẹ đều là nông dân, chị và anh trai của Bác đều tham gia kháng chiến và bị tù đày. Là một người thanh niên dũng cảm mang trong mình tình yêu nước Bác đã quyết tâm đứng lên giành lại độc lập dân tộc.

Chính vào ngày 5/6/ 1911, người thanh niên yêu nước tên Nguyễn Tất Thành đã từ bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Tuy đi đến đâu và đi đến những nước nào bản thân Người cũng không biết trước được nhưng Bác vẫn quyết tâm ra đi và cuộc hành trình tìm đường cứu nước kéo dài trong hơn 30 năm ấy đã bắt đầu. Với sự nhạy cảm đặc biệt Người đã không sang nước Nhật mà sang nước Pháp đến tận nơi nước đăng cai trị mình, đến tận Châu Âu nơi có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, văn hóa, chính trị để tìm hiểu cách làm thế nào để trở về cứu giúp đồng bào.

Sau một thời gian ở Pháp người thanh niên yêu nước ấy đã tiếp tục cuộc hành trình đi qua nhiều châu lục khác. Suốt chặng đường bôn ba tuy cuộc sống nhiều gian khổ nhưng không làm Người chùn bước trái lại càng tôi luyện và hun đúc thêm lòng yêu nước nồng nàn với mục tiêu giải phóng dân tộc kiên định. Bác tranh thủ mọi thời cơ để học hỏi nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Với những tháng ngày tìm tòi, học hỏi không mệt mỏi về lý luận hoạt động trong phong trào công nhân quốc tế, người thanh niên Việt Nam đã bất chấp mọi nguy hiểm tìm đến với chủ nghĩa Mác Lênin và trở thành nhà hoạt động quốc tế xuất sắc Nguyễn Ái Quốc. Nhận thức được xu thế phát triển của lịch sử và tính chất của thời đại mới mà cách mạng tháng Mười mở ra Người đã khám phá ra chân lý: Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức.

Năm 1917, Bác trở về Pháp tham gia những hoạt động của đảng xã hội Pháp và tham gia những hoạt động của những người yêu nước Việt Nam tại Pháp. Khi tiếp cận được với luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa thì cái đích người cần tìm đã đạt được. Chính là chỉ có chủ nghĩa xã hội, chỉ có cách mạng vô sản mới là con đường giải phóng chúng ta. Sau hơn 30 năm bôn ba nước ngoài ngày 28 1/1941 Nguyễn Ái Quốc đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng. Độc lập dân tộc gắn với Chủ nghĩa Xã hội là sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác Lênin. Đó cũng chính là quan điểm xuyên suốt trong toàn bộ tư tưởng và sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh. Thực tế lịch sử cuối cùng đã chứng minh sự lựa chọn đó là sự lựa chọn đúng đắn và duy nhất không thể có sự lựa chọn thứ hai - đất nước ta đã hoàn toàn giải phóng

Câu chuyện về Bác đã để lại trong lòng em những dư âm sâu sắc, em càng yêu mến, biết ơn công lao to lớn của Người. Nếu không có Bác ra đi ngày ấy liệu rằng đất nước chúng ta có thể tồn tại được đến ngày hôm nay hay không? Chúng ta- thế hệ học sinh ngày nay cần cố gắng học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phải rèn luyện cho mình một tấm lòng yêu nước và sự quyết tâm. Luôn ý thức được trách nhiệm của mình trong việc xây dựng quê hương bảo vệ đất nước. Cố gắng học tập tu dưỡng đạo đức để không phụ sự mong mỏi của Bác lúc sinh thời: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không…, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”

4. Kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử lớp 7 KNTT - Bác Hồ ngắn gọn

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của người là một tấm gương sáng ngời cho mỗi người dân Việt Nam noi theo. Và những câu chuyện về Người cũng luôn để lại bài học giá trị cho chúng ta.

Truyện kể rằng trong những năm tháng sống ở Việt Bắc, mỗi lần đi công tác, Bác đều có hai đồng chí đi cùng. Sợ Bác mệt, hai đồng chí đã bày tỏ ý muốn mang ba lô giúp Bác. Nhưng Bác không đồng ý. Bác nói:

- Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân đều ra cho cả ba người.

Hai đồng chí đành làm theo lời Bác, đem chia vật dụng vào ba chiếc ba lô. Bác hỏi lại:

- Các chú đã chia đều rồi chứ?

Hai đồng chí trả lời:

- Thưa Bác, rồi ạ!

Sau đó, cả ba cùng lên đường. Qua một chặng, lúc nghỉ, Bác đến chỗ các đồng chí và xách chiếc ba lô lên. Bác hỏi:

- Tại sao ba lô của các chú nặng mà của Bác lại nhẹ?

Bác liền mở ra xem thì thấy bên trong ba lô của mình chỉ có chăn màn.

Bác tỏ ra không hài lòng, rồi nói:

- Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.

Sau đó, Bác lại yêu cầu hai đồng chí chia đều vật dụng vào ba chiếc ba lô mới chịu tiếp tục lên đường.

Câu chuyện nhỏ nhưng để lại bài học lớn. Có thể thấy, Bác là một người yêu lao động. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn. Việc gì có thể tự làm, Bác đều tự mình hoàn thành. Cách sống của Bác giúp cho mỗi người nhận ra giá trị của lao động, cũng như có ý thức tự giác học tập và làm việc hơn.

Quả thật, những câu chuyện về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thật ý nghĩa. Từ đó, chúng ta luôn nhận ra được nhiều bài học bổ ích cho bản thân.

5. Kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử lớp 7 trang 45

Có một câu nói mà con người của muôn thời đại đều cần phải khắc ghi, đó là nếu đánh mất và bỏ mặc quá khứ, bạn không bao giờ có hiện tại và tương lai. Hay một cách ngắn gọn, nó đằm mình trong câu tục ngữ truyền thống bao đời của dân tộc ta "Uống nước nhớ nguồn”. Chính vì thế, hàng năm, vẫn có những lễ hội truyền thống để nhắc nhở con cháu đời đời về nguồn cội vĩnh hằng của cha ông, lễ hội đền hùng chính là mang ý nghĩa thiêng liêng ấy.

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”

Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3 trở thành ngày lễ trọng đại của dân tộc. Tôi cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh, những câu chuyện lịch sử về các vị vua Hùng - những người đã dựng xây đất nước đã in sâu trong tâm trí tôi.

Lễ hội đền Hùng là dịp những đứa con ở khắp nơi trên tổ quốc cùng trở về Phú Thọ quê tổ để cùng thể hiện lòng thờ kính thiêng liêng dành cho nguồn cội lịch sử của dân tộc ta, để tri ân các vị vua Hùng đã có công dựng nước để con cháu sau này đời đời được sống trên mảnh đất giàu truyền thống và mang những nét đẹp tâm hồn riêng. Hàng năm, cứ vào dịp này, những người con đất Việt từ khắp nơi trên tổ quốc, thậm chí cả kiều bào ta sinh sống công tác ở nước ngoài cũng luôn lắng lòng để tưởng nhớ về lễ hội truyền thống của dân tộc. Chính vì mang trong nó không chỉ tính nghi lễ mà còn bao chứa cả lớp trầm tích văn hóa lịch sử ngàn đời cùng đạo lí dân tộc sâu sắc, mà ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương được xem là ngày quốc lễ của dân tộc ta.

Giỗ Tổ bao gồm có 2 phần riêng biệt đó là phần lễ và phần hội. Lễ Rước Kiệu với các đền, chùa trên núi, các vị lãnh đạo của đất nước dâng hương lên vua Hùng tổ chức tại đền Thượng. Các nghi thức tổ chức, dâng hương sẽ được tổ chức long trọng, thành kính và sẽ được báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin. Đồng bào trong cả nước được dâng lễ trong các đền, chùa, với sự thành kính và cầu mong yên bình, làm ăn thành công.

Bên cạnh đó phải nhắc đến lễ Dâng Hương các đền, chùa trên núi. Lễ hội còn giúp người dân tham gia sinh hoạt văn hoá cổ xưa. Người dân sẽ được xem các trò chơi như đấu vật, chọi gà, rước kiệu, đánh cờ người…. Còn có sân khấu riêng của các đoàn nghệ thuật: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Các nghệ sĩ, nghệ nhân từ nhiều nơi về đây để trình diễn những làn điệu hát xoan mượt mà, đặc sắc mang đến cho cho lễ hội đền Hùng đặc trưng riêng của Đất Tổ.

Những người đến đây không chỉ là xem lễ hội mà còn thể hiện sự tâm linh, thành kính với quê hương đất Tổ, ai cũng biết đây là nơi gốc gác linh thiêng, cội nguồn của dân tộc. Hàng năm, cứ đến mùng 10 tháng 3, người dân và du khách tham gia trẩy hội đền Hùng, đây là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Lễ hội rất linh thiêng và thể hiện sự biết ơn công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
61 22.621
0 Bình luận
Sắp xếp theo