(Mới cập nhật) Nói và nghe Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
Soạn bài Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
Nói và nghe Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động là nội dung bài học trang 95 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 2 Kết nối tri thức sau khi các em đã được học bài Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. Sau đây là gợi ý soạn bài Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động lớp 7 trang 95 giúp các em có thêm thông tin tham khảo trước khi học.
Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động trang 95 KNTT
1. Trước khi nói
a. Chuẩn bị nội dung nói
Trong phần Viết, em đã thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động. Dựa trên bài viết, em hãy chọn nội dung cho hoạt động nói theo những gợi ý sau:
- Đánh dấu đoạn giải thích quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động trong bài viết.
- Tóm lược những ý chính của đoạn văn đó.
- Chuẩn bị tranh ảnh, hình vẽ dạng sơ đồ, dụng cụ (nếu có) liên quan đến trò chơi hay hoạt động.
Chú ý: Em có thể chuẩn bị thuyết trình bằng hình thức trình chiếu để người nghe hiểu rõ hơn về trò chơi hay hoạt động.
b. Tập luyện
Em có thể tập luyện theo một số hình thức sau:
- Tập nói thành tiếng một tiếng một mình; vừa nói vừa giới thiệu tranh ảnh, hình vẽ, dụng cụ (nếu có).
- Nếu em chuẩn bị thuyết trình thì nói theo bản trình chiếu đã chuẩn bị.
2. Trình bày bài nói
a. Mở đầu
Hãy thu hút người nghe bằng thái độ hào hứng của em đối với trò chơi hay hoạt động. Em có thể đặt câu hỏi cho người nghe như: Các bạn đã bảo giờ chơi trò … (tham gia hoạt động …) chưa? Hoặc miêu tả một chi tiết trong trò chơi hay hoạt động và hỏi: Các bạn có biết trò chơi (hoạt động) này không? Các bạn có muốn chơi (tham gia) không? …
b. Triển khai
- Trình bày theo dàn ý đã chuẩn bị (hoặc nói kết hợp với việc sử dụng bản trình chiếu).
- Trong khi nói, em có thể dùng cử chỉ, điệu bộ để mô phỏng động tác của trò chơi hay hoạt động.
c. Kết luận
Khẳng định sự thú vị của trò chơi hay hoạt động; hẹn các bạn cùng tham gia trò chơi hay hoạt động vào một dịp phù hợp.
Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi trốn tìm
Xin kính chào quý thầy cô và các bạn.
Trong bề dày truyền thống văn hóa của người Việt có rất nhiều trò chơi dân gian thú vị hấp dẫn. Và một trong số các trò chơi dân gian được rất nhiều các bạn yêu thích có lẽ phải kể đến trò chơi trốn tìm.
Để chơi được trò chơi trốn tìm trước hết ta cần phải có một không gian rộng rãi để có nhiều chỗ trốn. Địa điểm chơi trốn tìm có thể ở trong nhà, ở ngoài sân đình, sân sinh hoạt chung... Trò chơi trốn tìm không phân biệt tuổi tác, bất cứ ai cũng có thể chơi được. Tuy nhiên, đối tượng chơi trốn tìm đa số là trẻ em. Số lượng người chơi cũng rất linh hoạt, chỉ cần 2, 3 người trở lên là đã có thể chơi trốn tìm được rồi. Tuy nhiên chơi trốn tìm càng đông thì sẽ càng vui.
Luật chơi của trốn tìm rất đơn giản. Đầu tiên mọi người cùng nhau oản tù xì để xác định người thua cuộc. Sau đó người thua cuộc sẽ nhắm mắt đọc từ 1 đến 100, trong thời gian đó những người còn lại sẽ chạy đi tìm chỗ trốn. Sau khi đọc xong 100 thì người thua sẽ bắt đầu đi tìm những người đã trốn. Nếu tìm thấy hết tất cả mọi người thì người đi tìm sẽ giành chiến thắng. Nếu không tìm thấy hết, những người không được tìm ra sẽ là người thắng cuộc.
Kết thúc trò chơi, người thua sẽ lại oẳn tù tì để tìm ra người đi tìm và những người đi trốn.
Có thể nói, trốn tìm là một trò chơi bổ ích giúp trẻ em vừa vận động cơ thể lại vừa linh hoạt suy nghĩ để tìm ra những chỗ ẩn nấp của người chơi. Ngoài ra, trò chơi này còn giúp tăng thêm sự đoàn kết giữa các người chơi với nhau và là một nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam. Vì vậy chúng ta cần gì giữ và truyền bá để trò chơi này không bị mai một.
Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi ô ăn quan
Xin chào tất cả các bạn! Các bạn đã bao giờ chơi trò chơi Ô ăn quan hay chưa? Mình đã từng chơi trò này với mẹ của mình và mình thấy đây là một trò chơi rất thú vị.
Để chơi được trò chơi này, người chơi sẽ cần bàn chơi, quân chơi và hiểu được cách bố trí quân chơi. Bàn chơi thường được vẽ trên một mặt phẳng, trước đây được kẻ bằng gạch hoặc vẽ trên nền đất. Bàn chơi chứa 10 ô vuông bằng nhau, mỗi bên có 5 ô đối xứng, mỗi ô có 5 quân, đây cũng là hai phía của hai người chơi. Ở hai cạnh ngắn của hình chữ nhật được vẽ thêm hai hình bán nguyệt gắn liền với cạnh đó. Vậy một bàn chơi hoàn chỉnh sẽ có 10 ô vuông là ô dân, còn hai hình bán nguyệt bên ngoài được gọi là ô quan. Trò chơi bắt đầu khi hai người cùng oẳn tù xì để dành được lượt đi trước, người đi trước có quyền chọn bất cứ ô nào ở bên phía mình rải đều vào các ô, mỗi ô rải 1 quân. Khi rải đến quân cuối cùng thì tuỳ những tình huống khác nhau mà người chơi phải xử lí. Ví dụ nếu sau ô đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng cả số quân của ô đó để rải. Còn nếu liền sau ô đó là ô trống, thì người chơi có quyền ăn được tất cả số quân ở sau ô trống đó (nếu ô sau ô trống có quân). Trong trường hợp ô quan có chứa quân hoặc có hai ô trống trở lên thì người chơi sẽ bị mất lượt và phải nhường quyền chơi cho đối phương. Về cơ bản sẽ có những trường hợp xảy ra như vậy. Cuộc chơi sẽ dừng lại khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết.
Mình thấy rằng để chơi được trò này, các bạn cần có những bước đi cẩn thận và thông minh, làm sao để có thể ăn hết các quân và đặc biệt là các quan. Hy vọng trong tương lai gần, mình sẽ có thể được chơi trò chơi này với các bạn trọng lớp mình.
Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi kéo co
Chào hỏi, giới thiệu:
Xin chào Cô và các bạn. Em tên là…………………., học lớp……., trường……………..
Thưa cô cùng các bạn, đời sống văn hóa của con người Việt Nam từ bao đời nay là vô cùng phong phú và đa dạng. Trước khi có sự xuất hiện của Internet, các hình thức giải trí game online, những trò chơi dân gian luôn dành được sự yêu thích của rất nhiều người. Trong những trò chơi dân gian lâu đời của dân tộc nhất định phải kể đến trò chơi kéo co, một trò chơi đề cao tinh thần đồng đội, sức mạnh tập thể để giành chiến thắng. Sau đây em xin giới thiệu về trò chơi hấp dẫn này.
Kéo co là một trò chơi dân gian của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Môn thể thao này hay xuất hiện tại các cuộc họp mặt, giao lưu giữa các thôn làng, các lớp, ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là các lễ hội truyền thống. Đây được xem là môn thể thao không chỉ dùng sức mà còn dùng trí tuệ để đạt được thành tích cao nhất.
* Tương tự các trò chơi dân gian khác, để chơi kéo co bạn cần một vài dụng cụ đơn giản như:
– Dây thừng: dài cỡ 7-15m tùy số lượng người tham gia.
– Dây đỏ: Đánh dấu giữa sợi dây thừng.
– Vạch kẻ phân chia ranh giới hai đội.
* Về luật chơi thì tại mỗi địa phương, tuỳ thuộc vào quy mô mà có đề xuất những luật đi kèm thêm, tuy nhiên về cơ bản chúng ta sẽ có:
Hai đội với số lượng thành viên như nhau, ngang nhau về thể lực để tạo nên sự công bằng. Tất cả các thành viên tham gia sẽ cùng nắm vào dây thừng chuẩn bị từ trước sao cho dây đỏ nằm chính giữa hai đội. Mỗi đội được tự do lựa chọn cách sắp xếp thành viên, vị trí đứng. Khi có tín hiệu của trọng tài, hai đội dùng sức kéo dây thừng về phía mình, đội nào kéo phần dây đỏ lệch về phía mình trước thì sẽ giành chiến thắng.
Ngoài ra, có thể chọn luật thắng như sau: Vẽ thêm 2 đường thua cuộc ở 2 bên đối xứng với vạch chuẩn. Sợi dây đỏ ở giữa dây thừng của đội nào vượt qua vạch thua cuộc của bên đối thủ là đội thua.
Để công bằng, kéo co thường tổ chức 3 lượt đấu, ai dành chiến thắng 2 hiệp sẽ được xem là thắng cuộc. Phần vạch kẻ có thể thêm 2 đường kẻ phụ phân định kéo co qua mức đó mới tính là chiến thắng.
Sau đây là một số lưu ý giúp bạn chiến thắng trong trò chơi kéo co
Thứ nhất cần sắp xếp đội hình chuẩn:
Kéo co quan trọng lực kéo mạnh, do đó sắp xếp vị trí của các thành viên cũng là cách để tăng thêm sức mạnh. Khi sắp xếp đội hình thì bạn cần lưu ý: Cả đội chơi có thể đứng so le hoặc cùng đứng về một bên. Tuy nhiên nếu có nhiều người khỏe, trụ cột của đội thì nên đứng về một bên để tập trung lực. Ngoài ra các thành viên đứng giãn đều nhau, tránh va chạm, dẫm đạp lên nhau khi kéo.
Người đứng đầu tiên nên là người có sức khỏe tốt, bàn tay to để bám chắc tay và có kinh nghiệm khi chơi kéo co để có thể điều khiển được sợi dây thừng trong quá trình thi đấu.
Người đứng cuối cùng giữ vai trò cực kỳ quan trọng và họ sẽ điều hướng dây thừng sao cho thẳng để tập trung lực được tốt nhất. Đứng ở vị trí cuối cần chọn người có một sức khỏe tốt, dáng người cao to và có thể điều hướng dây.
Thứ 2 về tư thế kéo co:
Bên cạnh đội hình bạn cần có một tư thế vững chắc để có thể tạo được lực nhiều nhất. Tư thế kéo co chuẩn đó là bạn cần kẹp dây thừng kéo co vào nách thật chặt, chân đứng theo kiểu đứng tấn để có được lực trọng tâm lớn nhất. Nếu bạn thuận tay phải, hãy đứng về bên trái dây co và ngược lại cho tay trái. Ngoài ra, để tăng độ bám đất và hệ số ma sát thì bạn nên chuẩn bị cho mình một đôi giày vải, có nhiều gân dưới đế và rãnh sâu.
Thứ 3 cần giữ chặt tay và dây kéo:
Trong quá trình thi đấu bạn cần liên tục giữ chặt tay và dây thừng để tạo điểm ma sát giúp dây không bị trượt khỏi tay cũng như là hạn chế trầy xước, chấn thương trong quá trình kéo co. Điều bạn cần làm là kéo chân di chuyển cùng lúc với các thành viên trong đội để kéo sợi dây về phía mình. Lưu ý không nên kéo bằng tay bạn chỉ nên kéo bằng chân.
Kết thúc bài nói:
Trên đây là tổng hợp chi tiết những lưu ý khi chơi kéo co, luật chơi, dụng cụ cần thiết cũng như các mẹo để dành được chiến thắng. Mong rằng, trò chơi kéo co sẽ còn được phát huy hơn nữa trong các giờ ra chơi, các cuộc thi đua ở các lớp học, trường học để thế hệ trẻ sau này có thể cảm nhận và gìn giữ trò chơi dân gian tuyệt vời này.
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe bài chia sẻ của em. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ mọi người.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Soạn bài Bản tin về hoa anh đào ngắn nhất
11 Đề thi cuối kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức 2024 (có ma trận, đáp án, bản đặc tả)
Đoạn văn cảm nhận về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô
Thực hành tiếng Việt 7 tập 2 trang 83 KNTT
Nêu cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ Nói với con
(Cực hay) Viết đoạn văn trình bày hiểu biết của em về biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống
(Cực hay) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống ý kiến phản đối lớp 7 (có dàn ý)
- Soạn bài Bầy chim chìa vôi lớp 7 (trang 16)
- Thực hành tiếng Việt trang 17 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức tập 1
- Soạn bài Đi lấy mật ngắn nhất
- Nêu cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An. Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu nào?
- Em có ấn tượng như thế nào về con người và rừng phương Nam?
- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật
- Qua văn bản Đi lấy mật, viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật An
- Tóm tắt nội dung câu chuyện của má nuôi An
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật An trong văn bản Đi lấy mật
- Theo em nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở đâu? Điều gì khiến em khẳng định như vậy?
- Tóm tắt văn bản đi lấy mật đủ mẫu (ngắn nhất, dài)
- Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 24 Kết nối tri thức tập 1
- Soạn bài Ngàn sao làm việc ngắn nhất
- Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài trang 27 KNTT
- Nói và nghe trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 32 lớp 7 Kết nối tri thức dễ hiểu
- Soạn bài Thực hành đọc Ngôi nhà trên cây
- Soạn bài Đồng dao mùa xuân sách mới ngắn gọn, dễ hiểu
- Viết đoạn văn 5 đến 7 câu nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Đồng dao mùa xuân
- Cảm nhận về tình cảm mà đồng đội và nhân dân dành cho những người lính hy sinh trong bài Đồng dao mùa xuân
- Chia sẻ cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ siêu hay
- Soạn văn 7 bài Gặp lá cơm nếp ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 47 Kết nối tri thức
- Soạn văn Trở gió ngắn nhất
- Soạn Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ lớp 7 KNTT
- Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học siêu hay (8 mẫu)
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 55 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT
- Soạn bài Thực hành đọc Chiều sông Thương lớp 7 KNTT
- Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ trang 64 ngắn nhất
- Cảm nhận về tính cách của người bố trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
- Khi vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ nhân vật tôi đã phát hiện bí mật gì?
- Nhan đề Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ gợi điều thú vị gì?
- Cảm xúc của nhân vật tôi khi nghe bố giảng giải về những món quà
- Phân tích nhân vật tôi trong văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
- Phân tích nhân vật người cha trong văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ lớp 7
- Top 5 mẫu tóm tắt văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ ngắn gọn
- Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu về một món quà em đặc biệt yêu thích lớp 7 KNTT
- Soạn văn 7 Thực hành tiếng Việt trang 64 Kết nối tri thức tập 1
- Soạn bài Người thầy đầu tiên lớp 7
- Top 3 bài phân tích đặc điểm nhân vật thầy Đuy sen trong văn bản Người thầy đầu tiên
- Đoạn văn kể lại phần 1 hoặc phần 4 Người thầy đầu tiên theo ngôi kể thứ 3
- Các nhân vật người kể chuyện trong đoạn trích Người thầy đầu tiên có mối quan hệ như thế nào?
- Tóm tắt văn bản Người thầy đầu tiên lớp 7
- Xác định người kể chuyện và ngôi kể trong từng phần của đoạn trích Người thầy đầu tiên
- An-tư-nai đã dành cho thầy Đuy-sen tình cảm như thế nào?
- Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 72 ngắn nhất
- Soạn bài Quê hương lớp 7 Kết nối tri thức
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học lớp 7 KNTT
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học An-tư-nai
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học Người thầy đầu tiên
- Phân tích nhân vật Dế mèn trong đoạn trích Dế mèn bênh vực kẻ yếu
- Phân tích đặc điểm nhân vật Lucky trong đoạn trích Tập bay
- Phân tích đặc điểm nhân vật “cậu ấm" trong Một cuộc đua của Quế Hương
- Phân tích đặc điểm nhân vật Mạnh trong củ khoai nướng
- Soạn bài Nói và nghe lớp 7 trang 81 KNTT
- Soạn bài Trong lòng mẹ lớp 7 trang 84
- Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc lớp 7
- Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng lớp 7
- Soạn bài Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt - Vũ Bằng
- Soạn Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 110 Tập 1 KNTT
- Soạn bài Chuyện cơm hến - Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Thực hành tiếng Việt trang 116 lớp 7 tập 1 KNTT
- Soạn Văn bài Hội lồng tồng siêu hay
- Viết văn bản tường trình lớp 7 Kết nối tri thức
- Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại (6 mẫu)
- Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến
- Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam
- Soạn bài Con hổ có nghĩa lớp 7
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)
- Nghị luận Thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ?
- Nghị luận Không thầy đố mày làm nên và Học thầy chẳng tày học bạn, câu nào là chân lí?
- Văn nghị luận có công mài sắt có ngày nên kim lớp 7 ngắn nhất
- Chuyên đề nghị luận về một vấn đề đời sống (trình bày ý kiến tán thành)
- Có ý kiến cho rằng sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết với giới trẻ hiện nay lớp 7
- Phân tích bài viết tham khảo Trường học đầu tiên
- Nói và nghe kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 Kết nối tri thức tập 2
- Soạn bài củng cố mở rộng trang 22 Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức
- Soạn bài Cuộc chạm trán trên đại dương
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 34 Kết nối tri thức tập 2
- Soạn bài Đường vào trung tâm vũ trụ
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 41 Kết nối tri thức tập 2
- Soạn bài Dấu ấn Hồ Khanh
- Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức
- Thảo luận về vai trò của công nghệ đối với đời sống con người
- Củng cố mở rộng trang 50 SGK văn 7 tập 2 KNTT
- Soạn bài Chiếc đũa thần
- Soạn bài Bản đồ dẫn đường
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 59 tập 2 Kết nối tri thức
- Soạn bài Hãy cầm lấy và đọc
- Thực hành tiếng Việt 7 tập 2 trang 64 Kết nối tri thức
- Soạn bài Nói với con lớp 7 Kết nối tri thức
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)
- Nghị luận vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương
- Nghị luận có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích
- Nghị luận Tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất chỉ là việc làm hình thức, không có tác dụng vì chẳng tiết kiệm điện được bao nhiêu
- Nghị luận Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó
- Chuyên đề nghị luận về một vấn đề đời sống (trình bày ý kiến phản đối)
- Viết bài văn nghị luận phản đối quan niệm cuộc sống chỉ cần gia đình không cần bạn bè
- Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống trang 71
- Củng cố và mở rộng trang 73 lớp 7
- Soạn bài Câu chuyện về con đường ngắn gọn
- Soạn bài Thủy tiên tháng 1
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 tập 2 trang 59 Kết nối tri thức
- Thực hành tiếng Việt 7 tập 2 trang 83 KNTT
- Soạn bài Lễ rửa làng của người Lô Lô
- Đoạn văn cảm nhận về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô
- Soạn bài Bản tin về hoa anh đào
- Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động lớp 7 KNTT
- Nói và nghe Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
- Củng cố, mở rộng trang 97 lớp 7 tập 2 Kết nối tri thức
- Thực hành đọc Thân thiện với môi trường
- Soạn bài Thách thức đầu tiên Chinh phục những cuốn sách mới
- Soạn bài Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội
- Soạn bài Mon và Mên đang ở đâu?
- Soạn Thách thức thứ hai Từ ý tưởng đến sản phẩm
- Nói và nghe Về đích Ngày hội với sách
- Soạn bài Ôn tập học kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 7 KNTT
Soạn Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 110 Tập 1 KNTT
Soạn văn 7 trang 92 SGK Kết nối tri thức tập 1
Soạn bài Mon và Mên đang ở đâu?
Phân tích đặc điểm nhân vật Mạnh trong củ khoai nướng
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học An-tư-nai
(Ngắn gọn) Viết bài văn nghị luận phản đối quan niệm cuộc sống chỉ cần gia đình không cần bạn bè