Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Soạn bài Trở gió câu 1

Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào? Đây là nội dung câu hỏi số 1 trang 46 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức trong văn bản Trở gió của tác giả Nguyễn Ngọc Tư. Sau đây là một số gợi ý giúp các em học sinh trả lời câu hỏi để chuẩn bị phần soạn bài Trở gió sao cho thật tốt trước khi học văn bản.

Câu 1 trang 46 SGK ngữ Văn tập 1 KNTT

Soạn bài Trở gió câu 1

Đề bài: Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Gợi ý 1:

– Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:

+ Mới đầu thì gió nhẹ nhàng, e dè thông qua âm thanh chuông gió “âm thanh từng giọt tinh tang, thoảng và e dè”.

+ Về sau gió thành dòng, vội vàng, gấp rút. Gió mạnh cồn cào, nồng nhiệt mà cũng “thiệt dịu dàng”.

Gợi ý 2:

Tác giả chờ đợi gió về

+ Gió thổi vào chuông gió

+ Gió chướng gợi nhắc mùa thu hoạch và Tết sắp về.

Gợi ý 3:

Nhà văn đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa để miêu tả gió chương, làm cho gió chướng hiện lên sống động, giống như con người: hơi thở gió rất gần; âm thanh ấy sẽ càng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không; mừng húm; hừng hực; dạt dào; cồn cào; nồng nhiệt; dịu dàng…

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 3.022
1 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • 🖼️
    Đỗ Quỳnh

    Tuỵt vời qué 


    Thích Phản hồi 08/11/22
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm