Soạn bài Câu chuyện về con đường ngắn gọn

Câu chuyện về con đường là một đoạn trích từ tác phẩm Gửi em mây trắng của tác giả Đoàn Công Lê Huy. Văn bản Câu chuyện về con đường hiện được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 7 tập 2 KNTT bài Thực hành đọc trang 73. Sau đây là một số thông tin tìm hiểu về văn bản Câu chuyện về con đường giúp các em có thêm tư liệu trả lời các câu hỏi trong SGK.

Thực hành đọc Câu chuyện về con đường

Thực hành đọc Câu chuyện về con đường

1. Câu chuyện về con đường tác giả tác phẩm

1. Tác giả

Đoàn Công Lê Huy (1963), quê ở Thừa Thiên-Huế. Ông là nhà văn thường viết cho lứa tuổi học trò.

2. Tác phẩm

Trích từ cuốn “Gửi em mây trắng”, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016, Tr.7-12.

a. Phương thức biểu đạt: nghị luận.

b. Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (Từ đầu … đến "Con đường có ý nghĩa sớm hơn em tưởng."): Nêu vấn đề nghị luận

- Phần 2 (Tiếp … đến “không bao giờ là yếu tố quyết định thành công”): Bàn luận vấn đề- những ý nghĩa phong phú của hình ảnh “con đường”

- Phần 3 (Đoạn còn lại): Kết thúc vấn đề- vai trò của các nhân trong việc lựa chọn đường đi cho cuộc đời mình.

c. Vấn đề bàn luận: Ý nghĩa của hình ảnh “con đường” và vai trò của cá nhân trong việc lựa chọn đường đi cho cuộc đời mình.

2. Những ý nghĩa phong phú của hình ảnh “con đường” và vai trò của cá nhân trong việc lựa chọn con đường đi cho cuộc đời mình.

- “Con đường là chứng nhân đợi chờ em lớn lên”;

- “Con đường mở ra văn minh nhân loại, là biểu tượng cho sự trưởng thành của một quốc gia”;

- “Con đường gắn chặt với số phận mỗi người. Ấy là “đường đời””.

- Mỗi cá nhân có vai trò quyết định trong việc lựa chọn đường đi cho cuộc đời mình:

+ “ Không ai có thể trả lời câu ỏi đó giúp em”;

+ “Để đi đến đích, em phải trải qua không ít khó khăn, thử thách, gian nan”

+ “Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi, mà vì lòng người ngại núi e sông”

Sự quyết tâm, nỗ lực mới giúp con người đi đến thành công trên những con đường đã chọn.

3. Mối quan hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận.

Các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau, bổ sung cho nhau và làm nổi bật vấn đề nghị luận.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 121
0 Bình luận
Sắp xếp theo