Nêu cảm nhận của em về tình cảm cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản Trở gió

Nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả Nguyễn Ngọc Tư được thể hiện trong văn bản Trở gió. Đây là nội dung câu hỏi số 5 trang 46 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống phần trả lời câu hỏi cuối bài sau khi đọc văn bản Trở gió. Sau đây là một số mẫu đoạn văn nêu cảm nhận về tình cảm của tác giả trong văn bản Trở gió hay và chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh.

Câu 5 trang 46 SGK Văn 7 tập 1 KNTT

Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả Nguyễn Ngọc Tư được thể hiện trong văn bản Trở gió

Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả qua văn bản Trở gió

Trở gió là một tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Khi đọc văn bản Trở gió, ta cảm nhận được tâm trạng xao xuyến của tác giả mỗi khi giớ chướng về. Đối với tác giả, gió chương như một người bạn thân đi xa lâu ngày rồi lại về vào cuối năm, có những giận hờn bực bội nhưng nếu không về sẽ nhớ da diết. Gió chương về mang theo những kỉ niệm ngọt lành của thời thơ ấu. Có thể nói Trở gió là những cảm nhận tinh tế của tác giả về những hương vị đặc sắc của quê hương mà không nơi đâu có được.

Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả Nguyễn Ngọc Tư được thể hiện trong văn bản Trở gió

Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện ngay trong văn bản "Trở gió". Đó là sự thấp thỏm, mong chờ đến bực mình vì gió chướng mãi chưa đến. Đó là cảm giác nhớ, da diết nếu chẳng may phải đi xa xứ, nơi mà hằng năm đều có gió chướng. Tình cảm của tác giả đối với gió chướng cũng chính là tình cảm dành cho những điều gắn bó, yêu thương, là tình cảm quê hương.

Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả Nguyễn Ngọc Tư được thể hiện trong văn bản Trở gió

– Qua văn bản văn bản Trở gió (Nguyễn Ngọc Tư) người đọc hình dung được sự thay đổi của cảnh vật dịp cuối năm và cũng thấy được sự thay đổi trong cách cảm, cách nghĩ của con người. Thông qua cách cảm nhận đó chúng ta tình yêu quê hương, đất nước tha thiết của tác giả. Phải yêu quê hương, nặng lòng với quê hương thì mới có những cảm nhận sâu sắc, tỉ mỉ đến như vậy.

– Văn bản đã thể hiện tình cảm mộc mạc, bình dị của tác giả dành cho quê hương, cho những điều đơn giản. Tác giả yêu gió chướng vì những thứ gần gũi, thân quen, yêu gió chướng cũng là yêu mến chút hồn quê giản dị, gắn bó với cuộc sống của người dân lao động lam lũ. Trở gió không chỉ sâu sắc bởi những cảm nhận tinh tế của tác giả mà còn phảng phất hương vị quê hương bởi những điều bình dị, thiết thân.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
21 9.893
0 Bình luận
Sắp xếp theo