Viết đoạn văn từ 10 đến 12 câu nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản Ông Một

Viết đoạn văn từ 10 đến 12 câu nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản Ông Một. Văn bản Ông Một của tác giả Vũ Hùng được trích từ truyện ngắn Phía tây Trường Sơn và được giới thiệu đến các em học sinh trong chương trình Ngữ văn lớp 7 của bộ sách Chân trời sáng tạo. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số mẫu đoạn văn nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản Ông Một, đoạn văn cảm nhận về văn bản Ông Một của tác giả Vũ Hùng.

1. Đoạn văn cảm nhận về văn bản Ông Một

Đoạn trích Ông Một là một trích đoạn từ tác phẩm văn học Phía Tây Trường Sơn của nhà văn Vũ Hùng. Sau khi đọc tác phẩm em cảm thấy vô cùng xúc động về tình cảm của chú voi và người quản tượng cũng như dân bản. Có thể thấy, tuy là con vật nhưng Ông Một lại có những cảm xúc tương đồng giống như con người. Khi xa đề đốc Lê Trực, ông Một tỏ ra buồn bã, ủ rũ bỏ ăn. Đây cũng là những tình cảm hết sức bình thường đối với con người nhưng ở một chú voi thì điều này khiến ta phải suy ngẫm kĩ càng hơn về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên và muôn loài.

2. Cảm nhận của em sau khi học xong văn bản Ông Một

Văn bản trên cho ta thấy rằng con người và động vật cũng có mối quan hệ thân thiết và hỗ trợ lẫn nhau. Con Voi có tình cảm rất sâu nặng với Đề đốc Lê Trực và người quản tượng. Nó xem họ như người thân, luôn yêu thương và nhớ về họ. Người quản tượng chăm sóc vỗ về con voi như anh em một nhà. Không chỉ quản tượng mà cả dân làng cũng coi con voi như người nhà của họ. Họ quan tâm quý mến và luôn háo hức mỗi khi voi về thăm. Cúng chính vì thế mà  chúng ta hiểu rằng con người và thế giới tự nhiên không ai hơn ai cả. Qua văn bản Ông Một em đã cảm nhận được không chỉ con người mới thân thiết với nhau mà đối với động vật chúng ta cũng có những tình cảm không thể chia rẽ được. Chính vì vậy chúng ta phải biết bảo vệ, giữ gìn thế giới tự nhiên ngày càng tươi đẹp hơn.

Cảm nhận về văn bản Ông Một

3. Cảm nhận về văn bản Ông Một

Nhà văn Vũ Hùng từng là cựu học sinh tại trường Chu Văn An và Đại học Bách khoa Hà Nội, năm 1950 ông nhập ngũ, phụ trách Đài trưởng Đài Vô tuyến điện của Trung đoàn. Với phong cách sáng tác: các tác phẩm của ông viết về chủ đề thiên nhiên, động vật, rừng núi, quãng thời gian quân ngũ với những cuộc hành quân đã mang lại nhiều khám phá về thiên nhiên, đất nước, phong tục tập quán của các dân tộc Việt, Lào chung sống trên dải đường Trường Sơn. Trong đó có lẽ để lại ấn tượng với tôi nhất là đoạn trích “Ông Một”.

Đoạn trích được trích từ Phía Tây Trường Sơn, in trong Những truyện hay viết cho thiếu nhi - Vũ Hùng, tập truyện gồm bốn truyện: Sao sao, Các bạn của Đam Đam, Phía Tây Trường Sơn, Ngày hè. Phía Tây Trường Sơn kể về chuyến đi của ba chiến sĩ trẻ ở Trung đoàn quân tình nguyện Việt Nam đến vùng Nam Lào vào năm 1947. Thời điểm đó, bộ đội Lào tặng cho bộ đội Việt Nam ba con voi để vận chuyển hàng hóa, vũ khí trên dãy Trường Sơn.

Tác phẩm Phía Tây Trường Sơn: Ba chiến sĩ Hưng, Sơn, Đức được giao nhiệm vụ vượt dãy Trường Sơn, đến bản Bun Mi, làng Vông Xay để học làm quản tượng rồi dong voi về. Trong chuyến đi kéo dài hơn một năm, họ được khám phá thế giới tự nhiên, học hỏi được nhiều điều mới lạ và thú vị về loài voi, những con vật thông minh, dũng cảm, trung thnafh và rất tình nghĩa với con người. Đồng thời, họ được trải nghiệm những phong tục tập quán, văn hóa của “đất nước” triệu voi như tục phóng sinh, ăn Tết, té nước, lễ chào đón một em bé ra đời, cách săn voi,... Chuyến đi đã để lại cho họ nhiều bài học về cách sống hài hòa với thiên nhiên, về thái độ trân trọng sự sống của muôn loài

Đoạn trích trong “Ông Một” nằm trong phần đầu của Phía Tây Trường Sơn. Ba chiến sĩ cùng với ông Cao - người dẫn đường cho họ vượt Trường Sơn - tình cờ gặp con voi (mà ông trân trọng gọi là ông Một) của Đề đốc Lê Trực, một lãnh tụ của nghĩa quân trong thời kì kháng chiến chống Pháp vào cuối thế kỉ XIX. Sau khi bị giặc vây hãm, nghĩa quân dần tan tác, Đề đốc Lê Trực buộc phải về quê, ông đã tặng con voi cho người quản tượng thân tín của mình chăm sóc. Ông Cao đã kể cho ba chiến sĩ nghe câu chuyện về con voi và người quản tượng.

Con voi được dân làng thân thương gọi cho cái tên Ông Một và đối với người quản tượng con voi như một người chiến hữu, một người thân của ông. Người quản tượng hiểu cho nỗi lòng nhớ rừng của voi nên ông đã để voi về với rừng già. Không ai biết voi đi đâu hay đến đâu nhưng hễ cứ đến mùa thu thì voi lại quay về nhà cũ và thăm người quả tượng.

Cứ như vậy được mười năm thì người quản tượng mất, khi voi về không thấy chủ cũ đâu nó đã về nhà cũ quỳ xuống, rống gọi, rên rỉ mãi mà không thấy người quản tượng đi ra. Con voi như một gười thể hiện niềm chua xót của mình khi mất người thân nó chạy quanh làng để tìm ông rồi những tiếng rên rỉ nghe buồn não lòng. Cứ như vậy cách vài năm voi lại quay về thăm làng một lần.

Đối với người quả tượng voi như người thân trong gia đình của ông thì đối với voi có lẽ người quả tượng không còn là chủ nữa mà là người thân ruột thịt của mình. Họ đối xử với nhau bằng sự chân thành, tình yêu thương tha thiết và sự thấu hiểu vậy nên trong lòng người quản tượng hay chú voi thì họ chính là ruột thịt của nhau.

Qua đoạn trích “Ông Một”, em thấy được thái độ và hành vi của con người sẽ tác động không nhỏ trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên. Chúng ta cần tôn trọng, có cách cư xử thân thiện, xây dựng một mối quan hệ qua lại đối với giới tự nhiên. Đó chính là cốt lõi về lối ứng xử biết ơn đối với tự nhiên mà con người cần hướng đến. Hãy coi động vật cũng như là một người bạn, giúp ích mình trong cuộc sống.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
22 15.315
0 Bình luận
Sắp xếp theo