Soạn Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ lớp 7 trang 22

Soạn Ngữ văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 23 được Hoatieu chia sẻ trong nội dung bài viết sau đây là những gợi ý chi tiết giúp các em trả lời các câu hỏi trang 23 SGK Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo tập 1 để chuẩn bị trước nội dung bài học Viết: Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

Để làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ lớp 7 sao cho hay, trước hết các em cần sử dụng từ ngữ, hình ảnh phù hợp để thể hiện cách nhìn, cảm xúc của bản thân về cuộc sống. Sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp để tạo nên những liên tưởng độc đáo, thú vị. Việc gieo vần, ngắt nhịp một cách hợp lý để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ. Đặt nhan đề phù hợp với nội dung văn bản cũng như đảm bảo đủ số chữ ở các dòng thơ theo yêu cầu của thể loại.

Làm một bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ lớp 7 trang 23

Soạn bài Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ lớp 7 trang 23

Câu 1 trang 23 SGK Ngữ văn 7 tập 1 CTST

Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Trả lời

Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ

Câu 2 trang 23 SGK Ngữ văn 7 tập 1 CTST

Để miêu tả bức tranh sống động của mùa đông, tác giả đã dùng những hình ảnh và biện pháp nghệ thuật nào?

Trả lời

Để miêu tả bức tranh sống động của mùa đông, tác giả đã dùng những hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật:

- Hình ảnh: Cây khoác tấm áo nâu, Áo trời thì xám ngắt, Mưa phùn giăng đầy ngõ, Lối quê gió lạnh đầy, Màn sương ôm dáng mẹ…

- Các biện pháp: nhân hóa, so sánh

Câu 3 trang 23 SGK Ngữ văn 7 tập 1 CTST

Vì sao khi sáng tác thơ, văn, cần sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để miêu tả sự vật, hiện tượng?

Trả lời

Khi sáng tác thơ, văn, cần sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để miêu tả sự vật, hiện tượng vì:

- Phép nhân hóa giúp cho các sự vật trở nên sinh động hơn trong suy nghĩ, đem lại cho người đọc cảm giác gần gũi, thân thiết.

- Phép so sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn.

Câu 4 trang 23 SGK Ngữ văn 7 tập 1 CTST

Làm thơ không phải chỉ là miêu tả sự vật, hiện tượng mà còn phải thể hiện cảm xúc và cách nhìn mới lạ, thú vị về cuộc sống. Hai khổ thơ cuối có thể hiện các đặc điểm đó không?

Trả lời

Làm thơ không phải chỉ là miêu tả sự vật, hiện tượng mà còn phải thể hiện cảm xúc và cách nhìn mới lạ, thú vị về cuộc sống, hai khổ thơ cuối đã biểu thị được các đặc điểm đó. Vì tác giả đã ẩn dụ dáng mẹ với đốm nắng đang trôi trên bầu trời, giọt nắng hồng trong nụ cười của mẹ tạo hình ảnh mới mẻ, độc đáo

Câu 5 trang 23 SGK Ngữ văn 7 tập 1 CTST

Trong bài thơ này, tác giả đã sử dụng những loại vần nào?

Trả lời

Trong bài thơ này, tác giả đã sử dụng vần lưng (giấu - sâu, dáng - đang…) và vần chân (đâu - nâu, lửa - đưa…)

Câu 6 trang 23 SGK Ngữ văn 7 tập 1 CTST

Từ cách viết của tác giả trong bài thơ trên, em học được điều gì về cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ?

Trả lời

Từ cách viết của tác giả trong bài thơ, em học được cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, đó là:

- Đặt nhan đề phù hợp với nội dung

- Bài thơ sử dụng chủ yếu vần chân hoặc vần lưng

- Cách ngắt nhịp 2/2 cho thơ bốn chữ hoặc 3/2, 2/3 cho thơ năm chữ

- Bài thơ thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận của người viết về cuộc sống

Hướng dẫn quy trình viết:

Hãy làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ thể hiện cảm xúc của em về một sự vật, hiện tượng nào đó của thiên nhiên hoặc cuộc sống

Tham khảo

Làm một bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ lớp 7

Dưới đây là một số mẫu bài thơ 4, 5 chữ hay và ngắn gọn các em có thể tham khảo thêm để có them cảm hứng sáng tác một bài thơ 4 chữ 5 chữ.

Nắng hồng - Bảo Ngọc

Cả mùa đông lạnh giá
Mặt trời trốn đi đâu
Cây khoác tấm áo nâu
Áo trời thì xám ngắt

Se sẻ giấu tiếng hát
Núp sâu trong mái nhà
Cả chị ong chăm chỉ
Cũng không đến vườn hoa

Mưa phùn giăng đầy ngõ
Bảng lảng như sương mờ
Bếp nhà ai nhóm lửa
Khói lên trời đong đưa

Ngõ quê in chân nhỏ
Lối quê gió lạnh đầy
Nép mình trong áo ấm
Vẫn cóng buốt bàn tay

Màn sương ôm dáng mẹ
Chợ xa đang về rồi
Chiếc áo choàng màu đỏ
Như đốm nắng đang trôi

Mẹ bước chân đến cửa
Mang theo giọt nắng hồng
Trong nụ cười của mẹ
Cả mùa xuân sáng bừng

Mùa hè (Sưu tầm)

Hè về hè về
Phượng nở phượng nở
Ve kêu ve ve
Hè tới hè về.
Sáng bừng ánh lửa
Sáng cháy màu hoa
Màu hoa phượng đỏ
Báo hiệu hè về.
Tiếng ve râm ran
Trong lòng vui sướng
Đồng ca mùa hạ
Là của nhà ve.
Hè về hè đến
Tụi nhỏ rất vui
Mặt Trời tỏa nắng
Cháy bỏng mùa hè.

Trưa hè (Sưu tầm)

Trưa hè gió thổi
Hoa phượng lung lay
Cánh hoa rụng bay
Như bầy bướm lượn
Tiếng ve ca rộn
Nghe như tiếng đàn
Trưa hè liên hoan
Hoa bay ve hát.

Cuối hè (Sưu tầm)

Cuối hè mây trắng
Đi tìm ca dao
Mưa giông mưa rào
Đi tìm ruộng hạn
Trái bòng rám nắng
Đi tìm mắt em
Cành phượng im lìm
Đi tìm lá biếc
Dòng sông trong vắt
Tìm cánh buồm xa
Có bác trâu già
Đi tìm bóng mát
Gió buông câu hát
Đi tìm bờ tre
Mùa cạn ngày hè
Em mơ đến lớp.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
60 15.631
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi