Đọc kết nối chủ điểm Tục ngữ và sáng tác văn chương trang 32

Đọc kết nối chủ điểm Tục ngữ và sáng tác văn chương trang 32 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 2 bộ Chân trời sáng tạo bao gồm 2 văn bản Nàng Bân và Chim trời, cá nước...” - xưa và nay. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu gợi ý soạn Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 32 sẽ giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi Suy ngẫm và phản hồi trang 35 SGK văn 7 tập 2 CTST.

Soạn văn 7 tập 2 CTST bài Tục ngữ và sáng tác văn chương

Soạn văn 7 tập 2 CTST bài Tục ngữ và sáng tác văn chương

Câu 1 trang 35 SGK văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo

Sau khi đọc truyện Nàng Bân, em hiểu thế nào về cái rét nàng Bân được nhắc đến trong câu tục ngữ Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân?

Trả lời

Gợi ý 1

Nhân dân ta đã mượn hình ảnh nàng Bân may áo rét cho chồng để nói về cái rét. Đó là cái rét cuối cùng của mùa đông xảy ra vào tháng 3, khi mà thời tiết đột nhiên trở lạnh ngay giữa những ngày nắng liên tiếp.

Gợi ý 2

Rét nàng Bân là đợt rét cuối cùng của mùa đông, là đợt rét đậm, kèm theo mưa phùn nhỏ xảy ra vào khoảng đầu tháng Ba âm lịch ở miền Bắc Việt Nam, chỉ kéo dài trong khoảng vài ngày. Rét nàng Bân gắn liền với câu chuyện Nàng Bân, gắn liền với những tình cảm ấm áp của vợ dành cho chồng, của cha dành cho con gái.

Câu 2 trang 35 SGK văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo

Câu trả lời của tía nuôi nhân vật "tôi" ở cuối văn bản thứ hai giúp em hiểu gi thêm về câu tục ngữ Chim trời cá nước, ai được nấy ăn?

Trả lời

Theo em, câu Chim trời cá nước, ai được nấy ăn được hiểu là những động vật sống trong tự nhiên xưa nay vốn không thuộc về ai. Chúng là những của cải mà tự nhiên ban tặng cho con người, ai bắt được thì thuộc quyền sở hữu của người đó chứ không có sự chiếm hữu.

Câu 3 trang 35 SGK văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo

Em hãy nêu tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản "Chim trời, cá nước..." - xưa và nay. Tìm một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương.

Trả lời

- Tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời, cá nước...” - xưa và nay: làm tăng độ tin cậy, sức thuyết phục cho câu nói của nhân vật tôi đồng thời giúp độc giả nhận thức đúng đắn hơn về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và cách dùng câu tục ngữ này.

- Một số câu tục ngữ được sử dụng trong văn chương:

+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

+ Có công mài sắt, có ngày nên kim.

+ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

+ Con trâu là đầu cơ nghiệp.

+ Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.

Câu 4 trang 35 SGK văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo

Đọc văn bản Nàng Bân, "Chim trời, cá nước..." - xưa và nay, em rút ra được những lưu ý gì khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ?

Trả lời

Cần sử dụng đúng ngữ cảnh, đúng ý nghĩa về câu chuyện được nói đến trong văn bản.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
43 10.924
0 Bình luận
Sắp xếp theo