Soạn bài Ôn tập trang 112 Ngữ văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Ôn tập trang 112 Ngữ văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo. Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn đọc mẫu soạn văn 7 tập 2 trang 112 CTST. Đây là bài Ôn tập bài 10 sách giáo khoa Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo. Sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Ngữ văn 7 trang 112 Chân trời sáng tạo tập 2, mời các bạn cùng tham khảo.

Soạn bài Ôn tập bài 10 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo

Câu 1 trang 112 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Em đã học ba bài thơ Đợi mẹ, Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi, Mẹ. Hãy so sánh các văn bản và rút ra nhận xét chung bằng cách điền vào phiếu học tập sau (kẻ vào vở):

Trả lời

Văn bản

Nét độc đáo

Đợi mẹ

Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi

Mẹ

Từ ngữ

Vầng trăng non, ngọn lửa bếp chưa nhen, căn nhà tranh trống trải, đom đóm bay, bàn chân mẹ lội bùn ì oạp, trời khuya lung linh trắng.

Trái tim mèo, đôi mắt biếc, hàm răng dài nhọn hoắt, mùa đông nằng nặng đám mây chì, lâng lâng như hạnh phúc, nghe trái tim mình ca hát,...

Lưng còng, thẳng, ngọn xanh rờn - đầu bạc trắng, cao – thấp, gần giời – gần đất, cau khô – (mẹ) gầy.

Hình ảnh

Người con ngồi đợi mẹ đi làm đồng chưa về

Mèo nằm trên ngực nhân vật “tôi”

Cây cau

Vần, nhịp

Vần lưng – Nhịp 3/3, 2/3, 3/2

Vần cách – Nhịp 3/5, 4/5, 3/4

Vần cách – Nhịp 2/2

Biện pháp tu từ

Ẩn dụ

Điệp từ, so sánh

Đối lập, so sánh

Nhận xét chung

Từ ngữ

Thân thuộc, dễ hiểu

Tình cảm

Tình cảm, gần gũi

Hình ảnh

Thể hiện tình cảm gần gũi, thân thiết, sâu nặng của con dành cho mẹ.

Bộc lộ tình yêu thương chân thành của nhân vật “tôi” với chú mèo

Thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ, cho những vất vả, hy sinh của đời mẹ

Vần, nhịp

Nhịp điệu linh hoạt nhằm giàu sức gợi, giản dị và đầy tự nhiên.

Nhịp điệu linh hoạt khi thôi thúc, lúc nhẹ nhàng, tăng sức biểu đạt mạnh mẽ về tình cảm.

Dễ thuộc, dễ nhớ.

Biện pháp tu từ

Tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

Nhấn mạnh lời hát ru.

Tăng tính gợi hình, biểu cảm.

Câu 2 trang 112 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Qua việc học các bài thơ trên, em rút ra kinh nghiệm gì khi đọc thể loại này?

Trả lời

Kinh nghiệm khi đọc thể loại thơ là:

- Hiểu được tâm trạng của nhân vật trữ tình

- Tìm được những từ ngữ, hình ảnh nổi bật.

- Xác định được vần, nhịp của bài thơ và xem nó có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề bài thơ.

- Xác định các biện pháp tu từ bổ trợ.

Câu 3 trang 112 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Đọc đoạn thơ sau:

Đâu chỉ lên trăng, thơ ta còn bay1khắp

Theo những con tàu cập bến các vì sao

Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng

Biết bay2 rồi ta lại muốn bay3 cao

(Xuân Quỳnh, Khát vọng)

a. Dựa vào ngữ cảnh, em hãy giải thích nghĩa của các từ “bay” trong đoạn thơ trên.

b. Nghĩa của các từ “bay” có liên quan với nhau hay không?

Trả lời

a. Nghĩa các từ “bay”

- bay1: được dùng với nghĩa thông thường là “di chuyển ở trên không”

- bay2, bay3: được dùng với nghĩa bóng để chỉ ý “trưởng thành, phát triển”

b. Nghĩa các từ bay không liên quan đến nhau.

Câu 4 trang 112 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Hoàn chỉnh sơ đồ sau về đặc điểm của bài văn biểu cảm (về con người).

Câu 4 trang 112 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Câu 5 trang 112 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Qua bài học này, em rút ra kinh nghiệm gì khi trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống?

Trả lời

Qua bài học này, em rút ra kinh nghiệm khi trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống là:

- Cần chuẩn bị trước các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục về vấn đề sẽ trình bày

- Khi nói cần nói rõ, rành mạch, tự tin, nhìn vào người nghe khi nói, sử dụng giọng điệu và điệu bộ hợp lí

- Ghi nhận và phản hồi nhưng câu hỏi của người nghe một cách thỏa đáng

- Bảo vệ ý kiến trước sự phản bác của người nghe một cách lích sự, không gây xung đột

Câu 6 trang 112 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Ba tác phẩm Đợi mẹ, Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi, Mẹ và đoạn trích Lời trái tim đều nói về những cung bậc cảm xúc khác nhau, những “tiếng nói” của “trái tim”. Những điều em học được từ các văn bản này gợi cho em những suy nghĩ về cách lắng nghe trái tim mình? Theo em, vì sao chúng ta cần lắng nghe trái tim mình?

Trả lời

- Cách lắng nghe trái tim mình là cảm nhận mọi điều bằng cả trái tim, biết rung động, trân trọng trước những tình cảm, sự vật diễn ra xung quanh chúng ta; suy xét mọi điều thật kỹ trước khi quyết định.

- Chúng ta cần lắng nghe trái tim mình để cảm nhận nhịp đập, sự rung cảm từ những gì nhỏ bé nhất. Lắng nghe trái tim để biết mình sai ở đâu, mình nên làm gì, mình phải làm gì để cuộc sống trở nên có ý nghĩa.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 2.630
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm