Nói và nghe: Kể lại một chuyện ngụ ngôn Ngữ văn 7 CTST trang 50 (9 mẫu)

Em đã đọc và sưu tầm thêm được nhiều truyện ngụ ngôn. Phần tiếp theo của bài học sẽ giúp em biết cách kể lại một truyện ngụ ngôn; biết vận dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, hài hước trong nói và nghe là nội dung phần Nói và nghe trang 50 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 bộ Chân trời sáng tạo. Trong bài viết sau đây Hoatieu xin chia sẻ dàn ý kể lại một chuyện ngụ ngôn cùng với các bài văn mẫu kể lại một câu chuyện ngụ ngôn em đã được học và sưu tầm hay và chi tiết. Mời các bạn cùng tham khảo.

Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.

1. Dàn ý kể lại 1 câu chuyện ngụ ngôn

kể lại 1 câu chuyện ngụ ngôn

- Mở đầu: giới thiệu câu chuyện, nhân vật và nêu câu hỏi để người nghe có thể dự đoán về bài học sau khi nghe kể

- Phần chính: kể theo diễn biến câu chuyện (từ sự kiện thứ nhất đến sự kiện cuối cùng); giọng điệu thay đổi phù hợp, thể hiện tính hài hước ở những thời điểm cần thiết; có thể xen vào lời kể một số từ ngữ, câu văn miêu tả dáng vẻ, điệu bộ của nhân vật;...

- Kết thúc: nêu nhận xét, đánh giá chung của bản thân về câu chuyện

2. Kể lại một truyện ngụ ngôn ngoài sách giáo khoa

Truyện ngụ ngôn là những  câu chuyện ngắn nhưng mang những bài học vô cùng sâu sắc về  cuộc sống. Và câu chuyện ngụ ngôn Kiến và ve sầu cũng vậy.

Câu chuyện kể về  chú ve sầu lười  nhác và bác kiến chăm chỉ. Cả một mùa hè ve sầu chỉ biết nằm lim dim hưởng thụ. Khi thấy bác kiến vẫn chăm chỉ làm việc ve liền bảo bác sao không tận hưởng mùa hè đi, làm việc mệt nhọc làm chi. Sau  khi nghe ve nói  vậy, bác kiến bảo phải chăm chỉ tích cóp thì mới sống sót qua mùa đông giá buốt được. Nghe bác kiến nói vậy, ve sầu lắc đầu và thấy bác kiến thật lẩm cẩm  vì hết hè thì còn cả mùa thu nữa, lúc ấy làm việc cũng chưa muộn. Thời gian thấm thoát trôi qua, thu qua rồi đông tới, thoáng chốc ánh nắng bảy màu rực rỡ của ngày hè đã bị những hạt tuyết màu trắng sữa xua đi. Lúc này ve sầu đang run lên vì đói, bọ dạng tiều tụy. Lúc này đi qua nhà bác kiến, thấy cả gia đình kiến đang quây quần bên bếp lửa ấm, thức ăn nóng sốt đã dọn sẵn đầy đủ trên bàn. Lúc này ve sầu mới thấy hối hận vì không nghe lời khuyên của bác kiến.

Câu chuyện trên đã mang đến cho chúng ta một bài học ý nghĩa về việc sống và làm việc cần  phải có kế hoạch. Phải biết tiết kiệm, lo xa, tính toán cho tương lai. Hãy luôn tự mình cố gắng, đừng bao giờ trông chờ hay phụ thuộc vào bất cứ ai.

3. Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 Chân trời sáng tạo

Aesop là một nhà văn Hy Lạp cổ đại. Ông là tác giả của rất nhiều truyện ngụ ngôn nổi tiếng trong đó có câu chuyện Con cáo và chùm nho.

Chuyện kể rằng, có một chú cáo đang rất đói bụng bỗng phát hiện ra một chùm nho căng mọng trên cây khiến cáo vô cùng thèm thuồng. Cáo ta bèn tìm cách hái chùm nho xuống. Nó đứng thẳng người vươn tay lên cũng không với tới, nó lại lấy đà nhảy thật cao nhưng vẫn không tài nào lấy được chùm nho xuống. Sau một hồi vòng quanh khu vườn nó phát hiện ra một chùm nho thấp hơn bèn đắc chí. Tuy nhiên dù đã cố gắng mọi cách con cáo vẫn không thể hái được chùm nho đang lủng lẳng trên cây.

Sau cùng, nó rầu rĩ nhủ thầm nho còn xanh thế này khéo vừa chua vừa chát, chắc gì đã ăn được rồi nó bỏ đi.

Qua câu chuyện Con cáo và chùm nho, ta thấy được bài học ý nghĩa về cuộc sống rằng  chúng ta nên biết được thực lực bản thân của mình. Đừng tự lấy cớ, tự dối lòng mình để tự biện minh cho khả năng thấp kém của mình.

4. Kể lại truyện ngụ ngôn Sư tử, báo và kền kền

Truyện ngụ ngôn là kho tàng những bài học nhân sinh của dân gian truyền lại qua nhiều thế kỉ. Từ khi còn học mẫu giáo, em đã được bà kể cho nghe những câu chuyện ngụ ngôn về loài vật rất lý thú. Trong đó em nhớ nhất là bài học về tính ích kỷ trong truyện ngụ ngôn “Sư tử, báo và kền kền”.

Có một câu chuyện ngụ ngôn kể về một con sư tử nhỏ và một con báo. Cả hai bị lạc trong một khu rừng. Trời thì oi bức và cả hai đều khát nước. Do vậy, chúng không thể ngồi đó chờ chết mà quyết định phải đi tìm một nguồn nước nào đó để uống. Chúng đi mãi, đi mãi, cuối cùng cũng tìm thấy một hố nước nhỏ, nhưng khốn nỗi miệng hố lại quá nhỏ hẹp nên chúng không thể cùng uống nước một lúc được. Thế là chúng bắt đấu tranh cãi với nhau rất kịch liệt xem ai là người được uống nước trước. Cuộc tranh giành càng lúc càng gay gắt, quyết liệt, chẵng con nào chịu nhường con nào, vì con nào cũng lo rằng, nếu để cho con kia uống trước thì biết đâu nó sẽ uống hết phần của mình. Lý do thật dễ hiểu ,hố nước chỉ đủ cho mỗi con vài ngụm cho đỡ khát.

Cuộc tranh cãi inh ỏi giữa sư tử với báo bị một bầy kền kền bay qua vô tình nghe được. Bầy kền kền cũng đang rất khát nước. Chúng bèn bàn kế với nhau tìm cách lừa sư tử và báo đi chỗ khác. Bàn mưu kế xong, bầy kền kền đồng loạt kêu thất thanh: “Vùng đất này sắp bị sụt lở! Vùng đất này sắp bị sụt lở!”. Nghe tiếng kêu la khủng khiếp của bầy kền kền, sư tử và báo hoảng quá vội bỏ chạy. Thế nhưng, chỉ lát sau, cả sư tử và báo đều cay đắng nhận ra rằng, chẳng hề có chuyện sụt lở đất gì cả. Chúng vội vàng quay lại để uống nước, thì hỡi ôi hố nước đã bị bấy kền kền uống sạch! Lúc này, chúng cảm thấy ân hận vì lòng nhỏ nhen, ích kỷ của mình nhưng đã muộn.

Câu chuyện ngụ ngôn thật giản dị nhưng đã để lại cho chúng ta bài học về tính ích kỷ. Qua đó, em thấy rằng trong cuộc sống cũng như trong học tập, phải biết chia sẽ, giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ và học tốt.

5. Kể lại truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

Cuối tuần mẹ thường đưa em đi nhà sách để chọn một quyển sách mà em yêu thích. Hôm nay, em đã chọn được cho mình một cuốn truyện ngụ ngôn rất thú vị. Đặc biệt là cây chuyện "Ếch ngồi đáy giếng" mang đến cho em rất nhiều cảm xúc.

Chuyện kể rằng có một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Cho đến một ngày trời mưa to, nước dâng lên cao đưa ếch ra khỏi giếng. Vì cái tính ngông nghênh sẵn có, không để ý đến xung quanh, nên chú ếch đã bị một trâu đi qua dẫm bẹp.

Câu chuyện đã phê phán thói huênh hoang, kiêu ngạo, tầm hiểu biết hạn hẹp, không coi ai ra gì đồng thời dạy em bài học về tính khiêm nhường, không được chủ quan và luôn luôn phải tìm tòi, học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết. Em rất thích câu chuyện này và sẽ chia sẻ nó cùng các bạn của em.

6. Kể lại truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi

Truyện kể về năm ông thầy bói mù lần đầu trong đời được xem voi.

Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói nói chuyện với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem. Mỗi người sờ một bộ phận của con voi. Thầy sờ vòi bảo nó sun sun như con đỉa. Thầy sờ ngà bảo nó chần chẫn như cái đòn càn. Thầy sờ tai bảo nó bè bè như cái quạt thóc. Thầy sờ chân cãi nó sừng sững như cái cột đình. Thầy sờ đuôi lại nói nó tua tủa như cái chổi sể cùn. Thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu.

Qua câu chuyện này chúng ta cũng rút ra được bài học đừng vội phán xét người khác khi chưa nhìn mọi việc một cách thấu đáo.

7. Kể lại chuyện ngụ ngôn Hai người bạn đồng hành và con gấu

Hai người bạn đồng hành và con gấu là một truyện ngụ ngôn của Ê-dốp.

Truyện kể về hai người bạn và một con gấu. Khi con gấu xuất hiện thì người thứ nhất đã bỏ bạn của mình và trèo lên cây. Người còn lại thì giả vờ chết. Con gấu đã không ăn anh ta. Khi nó đã bỏ đi thì người bạn trên cây trèo xuống đùa: " Nó đã nói gì với anh vậy ?" Thì người kia trả lời : Nó nói với tôi rằng "Đừng bao giờ đồng hành với một kẻ sẵn sàng bỏ rơi bạn lúc gặp hoạn nạn."

Qua câu chuyện em đã rút ra được bài học không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn.

8. Kể lại chuyện ngụ ngôn Chó sói và chiên con

Văn bản: “Chó sói và chiên con” kể về con cừu non đáng thương và con sói độc ác.

Thấy chiên đang uống nước ở dòng suối, con sói liền tìm cách ăn thịt chiên con. Nó lại gần và thét lên “Sao mày dám cả gan vục mõm làm đục ngầu nước uống của ta? Tội mày phải trị không tha!” Chiên con sửng sốt xin tha và giải thích nơi mình uống nước cách xa suối nguồn phía trên của sói. Nhưng con sói lại tìm cớ khác rằng năm ngoái chiên đã nói xấu nó. Chiên con sợ hãi bèn đáp rằng năm ngoái chiên con vẫn chưa ra đời. Con sói vẫn hung hăng lại tìm ra lí do vô lí khác “Không phải mày thì anh mày đó!” để buộc tội chiên con nhằm ăn thịt bằng được chú chiên nhỏ.

Câu chuyện đã nói cho chúng ta biết rằng, nói dối, bịa đặt để thỏa mãn bản thân là hành động xấu xa, tệ hại. Chúng ta tuyệt đối không được làm như sói ác.

9. Kể lại chuyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường

Ngày xưa có người thợ mộc đã dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Anh a mở một cửa hàng ở ngay bên vệ đường vì thế hàng ngày có rất nhiều người qua kẻ lại xem anh ta đẽo cày, mỗi người góp một ý. Người thì bảo phải đẽo cho cao mới dễ cày, người lại bảo phả đẽo vừa cao vừa to mới đúng. Ai góp ý anh ta cũng nghe theo. Thé nhưng hàng bày ra lại chẳng có ai mua. Rồi một ngày nọ có người bảo, ở miền núi họ cày bằng voi, phải đẽo cho thật to thì voi mới cày được. Nhưng rồi ngày qua tháng lại vẫn chẳng có ai mua, bao nhiêu gỗ của anh ta đều đẽo theo ý mọi người giờ chẳng bán được. Bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma hết.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
63 31.232
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm