Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo (11 mẫu)

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử là nội dung phần viết trang 45 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 bộ Chân trời sáng tạo. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ dàn ý kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử cùng với một số bài văn mẫu kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử lớp 7 hay và chi tiết giúp các em học sinh có thê tư liệu tham khảo khi viết bài.

1. Dàn ý kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

Mở bài

- Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại.

- Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan.

Thân bài

1. Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật, sự kiện.

- Câu chuyện, huyền thoại liên quan.

- Dấu tích liên quan.

2. Thuật lại nội dung diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử.

- Bắt đầu - diễn biến - kết thúc.

- Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn,...); kết hợp kể chuyện với miêu tả.

3. Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/ sự kiện lịch sử.

Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.

2. Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử lớp 7

Bác Hồ là người Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, Bác đã mang đến ánh sáng của tự do, độc lập cho dân tộc Việt Nam. Không một người dân Việt Nam nào không yêu quý, biết ơn và tự hào về Bác. Chính vì vậy chuyến thăm quan đến Lăng Bác Hồ là một dịp vô cùng đặc biệt để lại nhiều dấu ấn trong em.

Em rất vui mừng khi đặt chân đến lăng Bác, bao mệt mỏi dường như tan biến hết. Em thấy trước cửa lăng rất đông người, nhưng không khí rất yên tĩnh, trang nghiêm. Lăng Bác nằm trên một khoảng đất rộng lớn và rợp mát với các vạt cỏ xanh phía trước lăng.

Đến thăm Lăng Bác Hồ chúng em được nghe từng câu chuyện liên quan đến cuộc sống, sinh hoạt của Bác. Chúng em còn được xem lại từng đoạn phim tư liệu quý giá về cuộc đời của Bác. Như thể Bác vẫn còn đang ở quanh đây với chúng em vậy. Những câu chuyện đó dường như vẫn đọng lại trong tâm trí chúng em trên đường về. Em nhớ mãi những cảm xúc thành kính và tự hào trong chuyến đi vừa qua. Những trải nghiệm tại đây đã giúp em hiểu thêm về con người, cuộc sống sinh hoạt giản dị của Bác; về sự vĩ đại của Bác.

Cả một đời người Bác đã bôn ba trên khắp các châu lục để tìm ra con đường cách mạng chân chính để rồi trở về lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Suốt một đời vì nước vì dân, Bác đã quên đi những hạnh phúc cho riêng mình để dành toàn tâm toàn ý cho đất nước.

Quả thực, chuyến đi thăm Lăng Bác đã để lại trong em biết bao ấn tượng sâu sắc bởi nó đã cho bản thân em những bài học đáng quý. Em càng thêm yêu quý, tự hào vì đã được là một người dân Việt Nam, là một người cháu ngoan của Bác Hồ vĩ đại. Em tự nhủ phải chăm chỉ học tập, cố gắng rèn luyện, noi gương Bác Hồ kính yêu.

3. Kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Phan Đình Giót

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, có nhiều tấm gương anh hùng. Người mà em thấy ấn tượng nhất đó chính là anh Phan Đình Giót.

Phan Đình Giót sinh ở làng Vĩnh Yên (nay là thôn 8), xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo.

Mùa đông năm 1953, đơn vị được lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Lực lượng hành quân gần 500 người, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng nhưng anh vẫn kiên trì, giúp đồng đội về tới đích.

Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, đơn vị của anh nổ súng tiêu diệt địch ở Him Lam.

Bộ đội đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ mười. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa. Bộ đội bị thương vong nhiều.

Sau đó, Phan Đình Giót đánh liên tiếp hai quả bộc phá nữa, phá hàng rào cuối cùng, mở thông đường để quân đội lên đánh lô cốt đầu cầu. Quân Pháp hoang mang, vận dụng thời cơ, anh vọt tiến công lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Trong đợt xung phong này, anh bị thương vào vai và đùi, mất máu rất nhiều.

Bất ngờ, hỏa điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn mạnh. Lực lượng xung kích Việt Nam bị ùn lại, Phan Đình Giót bò đến lô cốt số 3 với ý nghĩ là dập tắt ngay lô cốt này. Phan Đình Giót đã dùng sức (khi đã bị thương, mất máu) nâng tiểu liên bắn vào lỗ châu mai, miệng hô to: "Quyết hy sinh… vì Đảng… vì dân"

Rồi sau đó, Phan Đình Giót lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai. Do thi thể Phan Đình Giót đã lấp kín lỗ châu mai, quân Pháp bên trong bị vướng không bắn ra được nữa, quân Việt Nam chớp cơ hội xung phong tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam vào ngày 13 tháng 3 năm 1954, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.

Phan Đình Giót đã hy sinh lúc 22 giờ 30 phút ngày 13/3/1954 ở tuổi 34. Anh là một trong 16 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được tuyên dương thành tích trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tinh thần quả cảm hy sinh vì tổ quốc, độc lập dân tộc của anh Phan Đình Giót sẽ luôn là tấm gương sáng mãi về sau.

4. Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Lý Thường Kiệt

Mẫu 1

Trong các nhân vật lịch sử của nước nhà, em cảm thấy rất ấn tượng với danh tướng Lý Thường Kiệt. Ông là người đã phò tá qua 3 triều vua của nước ta từ đời Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và đã đóng góp nhiều chiến công hiển hách trong việc chống quân xâm lược cũng như xây dựng nước nhà phồn vinh.

Lý Thường Kiệt vốn tên Ngô Tuấn, là con trai của tướng Ngô An Ngữ với phu nhân họ Hàn. Ông sinh năm 1019 dưới triều vua Lý Thái Tổ. Tương truyền, từ khi sinh ra, số mệnh Lý Thường Kiệt đã được báo trước là sẽ công danh hiển hách song lại phiền là không có con nối dõi.

Tên tuổi Lý Thường Kiệt nổi như cồn, trở thành 1 nhân vật lớn trong thời đại nhà Lý. Trang sử vẻ vang nhất trong cuộc đời Lý Thường Kiệt và cũng là trong triều đại nhà Lý là cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075-1077.

Lý Thường Kiệt sinh năm 1019 là con trai đầu lòng của Ngô An Ngừ - một võ quan ở phường Thái Hòa và bà họ Hàn, được đặt tên là Ngô Tuấn.

Dưới thời Lý Thánh Tông, ông An Ngừ mất, chồng của cô ruột là Tạ Đức đưa Lý Thường Kiệt về nuôi dạy văn, võ. Năm 18 tuổi (1036), khi mẹ mất Ngô Tuấn được vua tin yêu thăng thưởng dần lên chức Đô Tri và được đổi sang họ vua gọi là Lý Thường Kiệt.

Năm 1061, được vua cử vào trấn giữ vùng núi Thanh - Nghệ hiểm trở. Dưới sự cai quản của ông, dân no ấm, biên cương được bảo vệ vững vàng.

Năm 1075, nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta. Lý Thường Kiệt tâu với Thái hậu Ỷ Lan rằng: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước”. Thái hậu đồng ý cho Lý Thường Kiệt và Tông Đản mang quân đánh Châu Ung, Châu Khâm và Châu Liêm, hạ được thành. Sau đó Lý Thường Kiệt cho xây dựng tuyến phòng thủ ở sông Như Nguyệt.

Năm 1077, nhà Tống mang quân đến sông Như Nguyệt bị Lý Thường Kiệt bao vây đánh tơi bời. Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi vẻ vang.

Năm 1105, Lý Thường Kiệt mất, được tặng chức Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu thái úy bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt quốc công, tặng thực ấp 1 vạn hộ. Trong lịch sử Việt Nam, Lý Thường Kiệt là thái giám đầu tiên nêu gương sáng về tấm lòng phò vua báo quốc. Trong lịch sử chiến tranh Đại Việt – Trung Quốc, ông là tướng Việt duy nhất chủ động đánh sang Trung Quốc để bẻ gãy mũi nhọn xâm lược của địch.

Ngày nay, tên của ông đã được nhà nước đặt cho những con phố lớn ở Hà Nội cũng như nhiều tỉnh thành khác như một lời tri ân của hậu thế đối với những công lao to lớn Lý Thường Kiệt đã đóng góp cho dân tộc.

Mẫu 2

Khi nhắc đến các vị danh tướng lừng lẫy trong lịch sử của dân tộc thì không thể không nhắc đến vị tướng tài ba Lý Thường Kiệt.

Là một vị tướng dưới thời trị vì của vua Lý Thánh Tông, Lý Thường Kiệt đã lập nên những chiến công hiển hách ghi danh muôn đời.

Theo sử sách ghi lại, Lý Thường Kiệt (1019-1105), tên thật là Ngô Tuấn, người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Thủ đô Hà Nội ngày nay). Từ nhỏ, ông đã có chí hướng, ham đọc sách, say sưa nghiên cứu binh thư, luyện tập võ nghệ. Ông tinh thông cả văn lẫn võ. Sự nghiệp của ông bắt đầu bằng chức “Kỵ mã hiệu uý” là một chức quan nhỏ trong quân đội. 23 tuổi, ông được bổ nhiệm làm quan theo hầu vua Lý Thái Tông, giữ chức “Hoàng môn chi hậu”. Trải qua ba triều vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, ông luôn là một trọng thần được triều đình tin tưởng, nể trọng.

Một trong những trận chiến vang dội, hào hùng nhất gắn liền với tên tuổi vị tướng chỉ huy tài ba lỗi lạc Lý Thường Kiệt là cuộc kháng chiến chống xâm lược nhà Tống diễn ra trên phòng tuyến Như Nguyệt thuộc địa phận Bắc Ninh ngày nay. Sử sách chép, Lý Thường Kiệt chọn lựa xây dựng phòng tuyến có nhiều chỗ núi ăn sát bờ sông, rừng cây có mật độ dày đặc với đồng trũng, ruộng lầy kéo dài hơn 10 km đường đê qua các xã Tam Giang, Tam Đa huyện Yên Phong đến Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh. Chiến lũy được xây dựng bằng đất có đóng cọc tre dày mấy tầng làm dậu. Dưới bãi sông được bố trí các hố chông ngầm tạo thành một phòng tuyến rất vững chắc. Quân của nhà Lý đóng thành từng trại trên suốt chiến tuyến, tập trung quan trọng ở ba trại Như Nguyệt, Phấn Động, Thị Cầu. Nhờ vị trí đắc địa của phòng tuyến Như Nguyệt mà chỉ sau vài tháng, quân dân nhà Lý dưới sự chỉ huy của dũng tướng Lý Thường Kiệt đã chặn đứng 10 vạn quân xâm lược nhà Tống, mang lại thắng lợi toàn diện cho Đại Việt.

Lý Thường Kiệt mất năm 1105, được truy tặng tước hiệu Việt Quốc công Thái úy, nhân dân lập đền thờ ông ở nhiều nơi. Tên tuổi và sự nghiệp của Lý Thường Kiệt vẫn sáng chói mãi trong lịch sử vinh quang của dân tộc.

5. Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử ngắn

Dân tộc Việt Nam trong quá khứ và hiện tại luôn rất anh hùng, dũng cảm, kiên trung xây dựng và bảo vệ đất nước. Có rất nhiều những tấm gương người anh hùng đã không tiếc máu xương để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Anh Kim Đồng là một người như vậy.

Kim Đồng là một người dân tộc Tày, có nơi ghi là dân tộc Nùng. Cha mất sớm, anh sống cùng mẹ - một người phụ nữ đảm đang nhưng ốm yếu. Từ nhỏ, Kim Đồng đã dũng cảm, quyết đoán, mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước, căm thù giặc. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng anh rất hăng hái làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Anh được bầu làm đại đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng cứu quốc. Anh không ngại khó khăn, thử thách, nguy hiểm trên đường làm nhiệm vụ. Trong một lần làm nhiệm vụ, anh bị giặc Pháp bắn và hi sinh. Khi ấy, anh mới chỉ 14 tuổi.  Đã có rất nhiều bài thơ, bài hát được sáng tác để ghi nhớ công ơn của anh.

Hình ảnh anh Kim Đồng sẽ luôn sáng mãi, là tấm gương cho thanh thiếu niên Việt Nam về tinh thần yêu nước sâu sắc, sự thông minh, gan dạ.

6. Kể lại sự kiện lịch sử có thật lớp 7

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 của quân và dân ta.

Toàn bộ chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong năm mươi sáu ngày đêm. Diễn biến được chia làm ba đợt tiến công. Từ ngày 13 đến 17 tháng 3 năm 1954, ta tiêu diệt hai cứ điểm được tổ chức phòng ngự tốt nhất là Him Lam và Độc Lập, mở toang cánh cửa phía Bắc và Đông Bắc cho quân ta chiếm xuống lòng chảo và khu trung tâm. Đợt 2 từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 30 tháng 4 năm 1954, ta kiểm soát các điểm cao, khu trung tâm Điện Biên Phủ nằm trong tầm bắn các loại súng của ta. Quân địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần cao độ. Đợi 3 từ ngày 1 đến 7 tháng 5 năm 1954, quân ta tổng công kích tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Vào ngày 7 tháng 5 năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn toàn thắng lợi. Quân và dân ta đã đập tan tập đoàn cứ điểm “mạnh nhất Đông Dương” - “pháo đài bất khả xâm phạm” của thực dân Pháp.

Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Trước hết, thắng lợi này đã chấm dứt chín năm kháng chiến chống Pháp trường kỳ, gian khổ nhưng cũng đầy anh dũng của quân và dân ta. Đồng thời, chiến thắng lịch này đã đánh dấu một mốc son chói lọi vào lịch sử dân tộc và thời đại, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng và sức mạnh thời đại. Với thất bại này, thực dân Pháp buộc phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ (7/1954) về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại các nước Đông Dương. Đồng thời chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp kéo dài hàng thế kỷ, mở ra bước phát triển mới cho cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia. Từ đó khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam. Đồng thời đã mở ra giai đoạn cách mạng mới để tiếp tục công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất đất nước. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã làm tăng thêm niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và cổ vũ toàn Đảng, toàn dân một lòng chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

Như vậy, chiến dịch Điện Biên Phủ là một sự kiện có ý nghĩa trọng đại của của dân tộc Việt Nam.

7. Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Bác Hồ

Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Ở Bác, hội tụ nhiều vẻ đẹp về phẩm chất, là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo. Bác không chỉ có lối sống trách nhiệm, chu toàn, giản dị mà ở Người còn lấp lánh vẻ đẹp của tình yêu thương. Bác luôn dành những tình cảm ấm áp trìu mến nhất cho các cháu thiếu nhi. Câu chuyện kể về Bác với các cháu nhỏ làm em nhớ mãi.

Chuyện kể rằng, vào một buổi sáng đẹp trời, Bác Hồ đến thăm một trại nhi đồng. Tại trại, ai nấy đều mong chờ vì đây là lần đầu tiên được gặp Bác. Khi các em nhỏ vừa thấy sự xuất hiện Bác đã nhanh chóng chạy ùa tới với gương mặt hớn hở, em nào cũng vui vầy quanh Bác. Trong thâm tâm, ai cũng háo hức muốn được nhìn thấy Bác cho thật rõ.

Tay Bác dắt hai em nhỏ nhất, đi giữa đoàn học sinh. Ánh mắt sáng ngời, đầy yêu thương và trìu mến. Rồi Bác cùng các cháu thiếu nhi đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa, sinh hoạt hàng ngày của các cháu.

Khi trở về phòng họp, giữa sự quây quần của các cháu nhỏ, Bác ân cần hỏi:

– Các cháu chơi có vui không?

Đồng thanh vang lên những lời non nớt:

– Thưa Bác, vui lắm ạ!

Rồi Bác hỏi:

– Các cháu ăn có no không?

– Dạ, chúng cháu ăn no ạ.

Các cô trong trại có mắng phạt các cháu không?

– Dạ, không ạ!

Rồi Bác mỉm cười, hài lòng khen ngợi:

-Thế thì tốt lắm! Các cháu có thích kẹo ngọt không? Bây giờ Bác sẽ chia kẹo cho các cháu nhé!

Trong niềm hân hoan, tất cả cháu nhỏ cùng reo:

– Có ạ! Có ạ!

Rồi trong đám đông, một em bé giơ tay, xin phép Bác cho ý kiến:

– Thưa Bác, vậy ai ngoan thì được ăn kẹo, còn nếu không ngoan thì không được ăn kẹo ạ!

Bác từ tốn:

– Các cháu có đồng ý với đề xuất của bạn không?

– Dạ, đồng ý ạ!

Nói rồi, các em nhỏ lần lượt đứng thành vòng tròn rộng. Bác nhẹ nhàng cầm gói kẹo đến bên chia cho từng em. Khi đến lượt Tộ, cậu bé nhìn Bác, rụt rè không dám nhận, chỉ khẽ thưa:

– Dạ Thưa Bác, hôm nay cháu không ngoan, cháu….cháu… không vâng lời cô ạ. Vì cháu chưa ngoan nên phần kẹo này cháu không nhận đâu ạ.

Lúc này, Bác cười rồi nhìn Tộ, trìu mến bảo:

– Cháu biết nhận lỗi, biết sai mà sửa lỗi là tốt. Cháu ngoan lắm! Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác nhé!

Tộ vui mừng nhận lấy kẹo từ Bác, cảm ơn rối rít và hứa sẽ không tái phạm nữa.

Câu chuyện về Bác cùng các cháu thiếu nhi khiến em càng yêu quý Bác hơn. Bác vẫn luôn bao dung và dạy dỗ những điều hay lẽ phải. Qua lời Bác cùng hành động của Tộ, em thấy chúng ta cần phải biết trung thực, cảm thông và bao dung với người khác. Luôn biết yêu thương mọi người, đặc biệt là các em nhỏ.

8. Kể về nhân vật lịch sử chị Võ Thị Sáu

Võ Thị Sáu - một người con gái sinh ra ở vùng Đất Đỏ thuộc vùng Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của nước Việt Nam ta ngày nay. Chị sinh năm 1933, là người con gái vô cùng thông minh, mưu trí, có tinh thần yêu nước và dũng cảm. Dù tuổi đời còn rất nhỏ nhưng chị đã tham gia làm liên lạc viên cho đoàn quân cách mạng của chúng ta và lập được rất nhiều chiến công hiển hách đáng khen thưởng.

Năm 1948, chị được cấp trên giao cho nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó chính là phải đánh phá một buổi lễ mít tinh nhằm kỷ niệm ngày chào mừng Quốc khánh của thực dân Pháp để gây nhiễu loạn và phá hoại âm mưu của kẻ thù. Tại buổi lễ mít tinh đó chị Võ Thị Sáu đã tung lựu đạn vào khán đài có tỉnh trưởng Lê Thành Trường - một lãnh đạo cấp cao của bè lũ tay sai cho thực dân Pháp để giải tán đám đông. Chính chiến công này đã giúp cho chị Võ Thị Sáu của chúng ta lập thêm nhiều chiến công khác oanh liệt hơn.

Sau đó, chị Võ Thị Sáu được cơ quan trung ương Đảng giao cho nhiệm vụ tiêu diệt kẻ gian tế, nên tháng 2 năm 1950 trong khi đi làm nhiệm vụ chị đã bị kẻ thù bắt giữ. Bọn giặc ngoại xâm đã tra tấn chị Võ Thị Sáu của chúng ta vô cùng dã man, bắt chị khai ra những đồng đội của mình. Nhưng chị anh dũng kiên quyết không khai chúng dùng nhiều thủ đoạn tra tấn tàn bạo như dùng dùi điện cho điện giật vào người chị, hay dùng dùi nung lửa nóng khoan lên người chị…Nhưng mọi hình thức tra tấn dã man thời trung cổ đó càng làm chị thêm căm hận kẻ thù chị kiên quyết không hé răng nửa lời.

Cuối cùng không làm được gì chị Võ Thị Sáu chúng buộc lòng đày chị ra Côn Đảo là nơi chuyên giam giữ và đày đọa những người tù chính trị của nước ta, là nấm mồ chôn thân của rất nhiều người anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam ta.

Tới ngày 23/1/1952, chị Võ Thị Sáu anh hùng của chúng ta bị mang ra pháp trường xử tử khi tuổi đời chỉ tròn mười chín tuổi. Cho tới sau này khi đất nước chúng ta hoàn toàn sạch bóng kẻ thù năm 1993 chị Võ Thị Sáu được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, là một trong những chiến sĩ vô cùng trẻ tuổi của ta được vinh danh thiên cổ.

Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng vì những gì chị đã hy sinh cho quê hương, tổ quốc để chúng em hôm nay được hưởng cuộc sống thái bình.

9. Kể về sự kiện lịch sử 30 tháng 4 năm 1975

Một trong những sự kiện lịch sử trọng đại nhất của dân tộc mà em luôn nhớ đến với một sự cảm phục và trân trọng chính là trận đánh lịch sử ngày 30/4 năm 1975.

Vào lúc 17 giờ ngày 26/4, quân ta đã nổ súng mở đầu chiến dịch, năm cánh quân của ta đã vượt qua tuyến phòng thủ của địch để tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng. 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các của Sài Gòn, Dương Văn Minh vừa lên chức tổng thống ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng quân ta không điều kiện. 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 bỗng tiếng loa phát thanh từ đài công cộng vang lên bản tin hùng hồn của Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam thông báo: “Sài Gòn đã hoàn toàn giải phóng”.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từ đây tập trung sức lực và trí tuệ hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng cuộc sống mới; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đại thắng mùa xuân 1975 đã chứng minh trí tuệ và tài thao lược của Đảng ta trong lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng, cũng như chứng minh tinh thần quật khởi của người dân Việt Nam trong đấu tranh chống ngoại xâm.

Là thế hệ đi sau, em cảm thấy rất biết ơn đến thế hệ những người đi trước họ đã dành trọn cả thanh xuân, cả cuộc đời của mình để phụng sự cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.

10. Kể về nhân vật lịch sử bà Nguyễn Thị Định

Trong các nhân vật và sự kiện lịch sử, em ấn tượng nhất với bà Nguyễn Thị Định - Vị tướng huyền thoại của đội quân tóc dài. Trước bà, chưa có người phụ nữ nào tham gia cách mạng, được phong hàm tướng.

Bà Nguyễn Thị Định sinh ngày 15-3-1920 tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bà là út của 10 anh em trong gia đình nông dân giàu lòng yêu nước và cách mạng. Thuở nhỏ, bà phải sống trong xã hội thực dân và phong kiến, gia đình đông con nên khó có điều kiện cắp sách đến trường như bao người khác. Tuy không học được nhiều nhưng bà rất thông minh, nhạy cảm và hiểu biết đủ điều, thích đọc nhiều truyện, đặc biệt là truyện Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu.

Năm 1936, vừa tròn 16 tuổi, bà bắt đầu tham gia cách mạng. Hai năm sau (1938) bà được đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Đông Dương. Cũng trong thời gian này, bà xây dựng gia đình với ông Nguyễn Văn Bích – Tỉnh ủy viên tỉnh Bến Tre, được không bao lâu thì chồng bị Pháp bắt đày đi Côn Đảo và hy sinh tại đó. Nhận được tin chồng hy sinh, lòng căm thù của bà lại nhân gấp bội. Bất chấp con còn nhỏ, gửi lại mẹ chăm sóc, bà thoát ly tham gia họat động cách mạng tại tỉnh nhà.

Năm 1940, bà lại bị Pháp bắt và biệt giam tại nhà tù Bà Rá, tỉnh Sông Bé (nay thuộc tỉnh Bình Phước). Ba năm tù cũng là ba năm họat động kiên cường, bất khuất của bà trong nhà tù. Năm 1943, ra tù trở về Bến Tre, bà liên lạc với tổ chức Đảng, chính quyền cách mạng của tỉnh và tham gia giành chính quyền vào tháng 8-1945. Tuy còn ít tuổi nhưng nhờ có ý chí kiên cường, lòng yêu nước mãnh liệt, lại nhiều mưu trí nên bà được Tỉnh ủy chọn làm thuyền trưởng chuyến đầu tiên vượt biển ra Bắc báo cáo với Đảng và Bác Hồ về tình hình chiến trường Nam bộ và xin vũ khí chi viện. Từ đó tên tuổi của bà đỏ thắm “đường Hồ Chí Minh trên biển”.

Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ-Diệm ác liệt, với luật 10/59 của Ngô Đình Diệm, địch cứ truy tìm quyết liệt, chúng còn treo giải thưởng cho ai bắt được bà. Nhưng chúng đã không làm gì được bà vì bà luôn thay hình đổi dạng, có lúc giả làm thầy tu, thương buôn, lúc làm nông dân… và luôn được sự đùm bọc của những gia đình cơ sở cách mạng, của những người mẹ, người chị để qua mắt kẻ địch. Sự thắng lợi của phong trào Đồng khởi Bến Tre (17-1-1960) đã trở thành biểu tượng kháng chiến kiên cường bất khuất, tiêu biểu cho phong trào cách mạng miền Nam, chuyển từ thế phòng ngự, bảo toàn lực lượng, sang thế tấn công, dẫn đến thắng lợi hoàn toàn. Đồng khởi Bến Tre còn thể hiện rõ phương châm đánh địch bằng ba mũi giáp công, đặc biệt là phong trào đấu tranh chính trị, binh vận của đội quân tóc dài. Năm 1961, bà được bầu làm Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng miền Nam, đã có công rất lớn trong việc xây dựng và phát huy tác dụng “Đội quân tóc dài”, làm cho quân thù vô cùng run sợ. Thượng tướng Trần Văn Trà nói bà là người “Có tài thao lược, ý chí cao, nghệ thuật điều hành của đội quân tóc dài, vừa hình thành tổ chức, vừa tác chiến ngay tại chiến trường vô cùng phức tạp và đã đem lại chiến thắng vẻ vang”.

Sinh thời, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã từng nói: “Một người phụ nữ đã chỉ huy thắng lợi cuộc Đồng khởi ở Bến Tre thì người đó rất xứng đáng được làm tướng và ở trong Bộ Tư lệnh đánh Mỹ”. Năm 1965, bà được phong quân hàm Thiếu tướng quân đội nhân dân Việt Nam, và được giao giữ chức Phó Tổng Tư lệnh quân giải phóng miền Nam đến năm 1975.

Từ sau ngày miền Nam được giải phóng, thống nhất đất nước, Bà Nguyễn Thị Định đã giữ nhiều chức vụ trọng trách mới cùng Đảng và Nhà nước ta lãnh đạo thành công việc thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Bà luôn quan tâm tới việc đào tạo, sử dụng cán bộ, đáp ứng nhu cầu đổi mới của nền kinh tế. Bà ủng hộ phương thức làm ăn mới, tạo điều kiện giúp đỡ cho các cán bộ trẻ có năng lực quản lý phát huy được tính năng động, mang lại hiệu quả kinh tế. Nhờ vậy, ở thời điểm đó, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã có những thay đổi tích cực, khẳng định được vai trò của cán bộ phụ nữ, không chỉ trong công tác xã hội, mà cả trong quản lý kinh tế, mà công ty du lịch Hoà Bình là một ví dụ cụ thể.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Phó tổng Tư lệnh Quân giải phóng là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho cả dân tộc ta". Em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng bà Nguyễn Thị Định về tài năng và những gì bà đã hy sinh, vượt qua muôn vàn khó khăn góp công sức to lớn vào sự nghiệp giải phóng và phát triển đất nước để chúng em hôm nay được hưởng cuộc sống thái bình.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
431 278.603
29 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Huy Nguyen
    Huy Nguyen

    Ê chép nguyên bài thế là  một con 9,5 đập vào mặt

    Thích Phản hồi 13/11/22
    • Ngg Bằngg
      Ngg Bằngg

      chép bài nào được điểm cao ạ

      Thích Phản hồi 13/11/22
      • Ban Quản Trị HoaTieu.vn
        Ban Quản Trị HoaTieu.vn

        Tham khảo thôi em ơi, em nắm được ý rồi viết lại bằng giọng văn mình nhen😇

        Thích Phản hồi 14/11/22
    • Thanh Hà Ngô
      Thanh Hà Ngô

      Có bài hai bà trưng ko ạ 🥲

      Thích Phản hồi 15/11/22
      • kiều oanh ngô
        kiều oanh ngô

        có nài nào viết về Lý Thường Kiệt không ạ , ad cập nhật nhanh nha tại em cần gấp ý để nộp luôn

        Thích Phản hồi 27/02/23
        • Hoa Nguyen Thi
          Hoa Nguyen Thi

          ad có thể làm thêm về các nhân vật lịch sử nước ngoài được không ạ

          Thích Phản hồi 02/03/23
          • An Nguyễn Thế (Oliverr)
            An Nguyễn Thế (Oliverr)

            có bài văn về ông Phan Đình Giót không ạ

            Thích Phản hồi 07/03/23
            • Ban Quản Trị HoaTieu.vn
              Ban Quản Trị HoaTieu.vn

              Bài viết đã được cập nhật nội dung, e tham khảo nhé!

              Thích Phản hồi 09/03/23
          • Tố Uyên Vũ
            Tố Uyên Vũ

            ờm nhưng anh kim đồn là người dân tộc nùng mà bạn

            có thể viết lần tới đúng hơn không ạ


            Thích Phản hồi 14/03/23
            • Depzai Mai
              Depzai Mai

              Kiên trung xây dựng là sao ad

              Thích Phản hồi 20:27 09/10
              • Hoàng Huy Đặng
                Hoàng Huy Đặng

                🖕


                Thích Phản hồi 19:42 27/10
                • Hoàng Huy Đặng
                  Hoàng Huy Đặng

                  hay qua nhưng em chỉ tham khảo hoi

                  Thích Phản hồi 19:43 27/10