Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn (mới cập nhật)

Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống. Đây là nội dung đề bài phần Hướng dẫn quy trình viết trang 37 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống. Sau đây là mẫu dàn ý trình bày suy nghĩ về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn đời sống kèm theo các bài văn mẫu sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em khi làm dạng đề này.

Trong bài Hành trình tri thức các em đã được học kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống. Trong bài học này, em tiếp tục sử dụng kĩ năng đó để viết một bài văn nghị luận trình bày ý kiến của em về một câu tục ngữ hoặc một câu danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống. Với dạng đề Viết bài văn nghị luận về một câu tục ngữ, danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống, các em có thể tham khảo mẫu dàn ý cùng các bài văn mẫu dưới đây của Hoatieu để nắm được cách làm bài.

1. Dàn ý nghị luận 400 chữ về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn

Dàn ý nghị luận 400 chữ về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn

2. Trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn về một vấn đề trong đời sống

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều bài ca dao, tục ngữ được ông cha ta sáng tác nhằm khuyên răn, giáo dục con người. Trong số đó có câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Đây là tục ngữ chứa đựng giá trị sâu sắc, bàn về lòng biết ơn trong cuộc sống.

Đầu tiên, chúng ta cần phải có cái nhìn bao quát và hiểu rõ được nghĩa của câu tục ngữ. Theo nghĩa đen, "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nói về những người được hưởng trái ngọt thì phải nhớ đến người có công vun trồng, chăm bón. Nhưng sâu xa hơn, nghĩa bóng của câu tục ngữ lại là lời nhắc nhở mỗi người cần biết ơn, trân trọng những thành quả người khác đã đem đến cho mình. Như vậy, câu tục ngữ đã răn dạy, khuyên nhủ con người về lòng biết ơn trong cuộc sống. Đây là một lối sống tốt đẹp, truyền thống ngàn đời của ông cha.

Hàng năm, cứ mỗi dịp 27/7 hay 22/12, Đảng, Nhà nước và chính quyền ở các địa phương luôn làm lễ dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã có công với cách mạng, đất nước. Họ chính là người đã hiến dâng tuổi thanh xuân, xương máu của mình cho nền độc lập dân tộc. Để có được hạnh phúc, yên bình ngày hôm nay là sự đánh đổi của biết bao thế hệ, con người. Việc làm này cũng là cách để chúng ta bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với họ. Ngoài ra, chúng ta còn bày tỏ lòng biết ơn đối với bố mẹ, những người đã có công sinh thành, dưỡng dục ta bằng cách học tập, không ngừng cố gắng, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Hay đó còn tình cảm chân thành, quý mến mà học trò dành cho thầy cô, người dìu dắt mình đến bến bờ tri thức thông qua các hoạt động thiết thực vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Như vậy, lòng biết ơn đã trở thành một nét đẹp văn hóa, ứng xử suốt ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Lòng biết ơn giúp cho con người biết ghi nhớ công lao của người khác. Đồng thời, giúp gắn kết các mối quan hệ, từ đó tạo nên một xã hội văn minh, tốt đẹp. Khi chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với mọi người, ta sẽ luôn được người khác nể trọng. Nói về lòng biết ơn, tiến sĩ Geshe Michael Roach có những lời như sau: "Mỗi ngày, chúng ta đều phải lấy cái tâm biết ơn để đối mặt với cuộc sống. Biết ơn cha mẹ, bởi cha mẹ cho bạn sinh mệnh. Biết ơn thầy cô, vì thầy cô đắp nặn tâm hồn bạn. Biết ơn những cảnh ngộ bạn gặp phải, bởi chúng cho bạn dũng khí. Đồng thời biết ơn những nghịch cảnh, bởi họ cho bạn thêm kiên cường". Nhìn cuộc đời bằng đôi mắt biết ơn, bạn sẽ đón nhận được vô vàn điều tốt đẹp.

Biết ơn không chỉ dành cho những phi thường, vĩ đại mà còn dành cho cả những điều tầm thường, nhỏ bé. Chúng ta phải cảm thấy may mắn, hạnh phúc khi mỗi sớm mai thức dậy vẫn còn có cơ hội để được sống và yêu thương. Hãy biết ơn cả hàng cây, tán lá, chim muông đã cho ta môi trường sống trong lành.

Là một học sinh, chúng ta có thể bày tỏ lòng biết ơn của mình bằng cách trân trọng thành quả của người khác; luôn tôn trọng, có ý thức giữ gìn, phát huy các truyền thống tốt đẹp của ông cha. Đồng thời, thể hiện tấm lòng biết ơn thông qua các hành động thiết thực với ông bà, bố mẹ, thầy cô,...

Cuộc đời sẽ mỉm cười khi chúng ta trao đi tình yêu thương và sự biết ơn của mình. Bởi "Trái tim không biết ơn sẽ không tìm được sự hạnh phúc. Khi chúng ta có lòng biết ơn, sẽ tìm thấy hạnh phúc từng giờ." (Henry Ward Beecher).

Viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn

3. Viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn

Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ. Bởi đường đời có lắm chông gai chứ không bằng phẳng như ta tưởng. Nếu ta nản lòng, thiếu ý chí khi bắt tay vào việc nhất là những công việc khó khăn, to lớn thì chắc chắn ta sẽ thất bại mà thôi.

Để nhắc nhở chúng ta bài học rèn luyện ý chí và lòng quyết tâm, ông bà ta xưa có dạy: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Đọc câu tục ngữ, hình ảnh hiện ra trước mắt ta là những cuộn sóng to giữa một dòng sòng rông lớn mênh mông mà trên dòng sông đó một chiếc thuyền bé nhỏ đơn độc đang chơi vơi. Quả nhiên trước “sóng cả” này ai không lo sợ, không ngại cho số phận con thuyền, cho những người trong thuyền ây. Thường thì những làn sóng to này là nguyên nhân gây ra chết chóc, gây ra tai họa cho con người. Nhưng cũng không hẳn là thế. Bởi lẽ con người có thể chinh phục được thiên nhiên thì cũng có thể vượt được “sóng cả” này. Nếu người lái thuyền vẫn vững tay lái, tay chèo, bình tĩnh đối phó với mọi tình hình, qụyết tâm chèo để vượt qua cơn sóng cả ta tin chắc rằng con người sẽ chiến thắng. Ở đây “sóng cả" là muốn đề cập đến những việc lớn lao, khó khăn gian khổ. Đứng trước những trở ngại này ta đìtng vội nản lòng ngã chí, đừng vội “ngã tay chèo” mà phải vũng lòng, quyết tâm thì sẽ vượt qua, đi đến thắng lợi.

Câu tục ngữ là một bài học giáo dục về ý chí, nghị lực của ông cha ta từ ngàn xưa nhằm dạy dỗ lớp con cháu sau này. Lời dạy trên là phương châm cho mọi hành động của chúng ta, nó nhắc nhở ta phải luôn đề cao tinh thăn vượt khó, giữ vững ý chí, quyết tâm của mình.

4. Nghị luận 400 chữ về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đạo lí vô cùng tốt đẹp, được xây dựng và phát triển trên nền tảng của tư tưởng nhân đạo. Một trong những tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất đạo đức của con người chính là lòng nhân ái và lối sống vị tha. Từ xưa, ông cha ta đã quan tâm dạy dỗ con cháu những bài học đạo lí qua ca dao, tục ngữ mà câu: Thương người như thể thương thân là một ví dụ điển hình.

Thế nào là thương thân? Thương thân là thương mình xót xa cám cảnh cho mình khi lâm vào cảnh đói không cơm, rét không áo, ốm không thuốc và lúc hoạn nạn không ai giúp đỡ. Thế nào là thương người? Người ở đây là mọi người sống quanh ta; là anh em, cha mẹ, xóm giềng cùng chung quê hương, đất nước. Thương người như thể thương thân có nghĩa là ta yêu quý bản thân ta thế nào thì hãy chia sẻ, cảm thông, thương yêu người khác như thế. Nếu ta từng trải qua đau đớn, bệnh hoạn, ngặt nghèo thí khi thấy người khác lâm vào cảnh ngộ tương tự, ta hãy thương xót, cảm thông, giúp đỡ, quan tâm đến họ như đối với chính ta vậy.

Nhưng để có được một lối sống nhân ái cao cả quả không phải là một chuyện dễ dàng. Phải có một tấm lòng trong sáng, một trái tim nhân hậu và giàu đức hi sinh mà tất cả những điều ấy là kết quả của một quá trình tu tâm, dưỡng tính lâu dài.

5. Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim

Nền văn học nước ta rất phong phú với nhiều câu ca dao, tục ngữ của ông cha ta để lại cho con cháu nhằm dạy cho các thế hệ sau nhiều bài học quý giá, kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Từ lâu, chúng ta đã hiểu, làm việc gì cũng cần sự kiên trì không thể ngày một ngày hai là thành công được nên các cụ có câu “có công mài sắt có ngày nên kim” thể hiện lòng kiên nhẫn của mọi người.

Trong cuộc sống không phải mọi thứ tự nhiên mà có, tất cả đều phải có lao động mới làm ra, khi mỗi người có mục đích và cách sống riêng không ai giống ai cả, vì thế cần phải cố gắng và kiên trì để thực hiện những mục đích và ước mơ của mình đã đặt ra, hoàn thành tốt nhất theo cách của mình. Từ xa xưa đức tính ấy vẫn luôn được mọi người giữ gìn, và phát huy, như đã thấy, bao nhiêu năm kháng chiến, kháng chiến chống Pháp hàng nghìn năm đô hộ, vậy mà nhân dân ta vẫn kiên trì, vẫn tiếp tục đấu tranh để giành lại độc lập, giúp cho đất nước hòa bình như ngày hôm nay, không một thắng lợi nào mà không gặp những khó khăn, thử thách, không một thành công nào mà không phải bước qua bom đạn, chông gai.

Cái chính là con người có kiên trì, có quyết tâm vượt qua hay không? Hiểu được điều đó, từ ngàn xưa nhân dân ta nhắc nhở nhau: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, cho thấy tầm quan trọng của câu tục ngữ, đến bây giờ câu nói đó, là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường đều phải trải qua thời gian miệt mài học tập suốt mười mấy năm mới có thể đủ trí thức bước vào cuộc sống, qua quá trình học tập được thầy cô trang bị cho những kiến thức, giá trị trong cuộc sống với nhiều châm ngôn triết lý để giúp ta có hành trang bước vào đời như một nền tảng vững chắc, khi học mỗi chúng ta cần ra sức, chăm học hỏi để có thể tiếp thu những bài học hay, và đầy ý nghĩa.

Trong cuộc sống chúng ta cũng vậy phải không ngừng rèn luyện, tự học thì mới thành tài, các thầy cô cũng chỉ giúp ta một phần nào đó để hiểu hết, chủ yếu là bản thân mỗi người có cách tiếp thu khác nhau. Một người phải rèn luyện trong khó khăn, lao động chăm chỉ, cần cù mới có được tay nghề cao và làm ra được những sản phẩm tốt, làm giàu cho xã hội, có câu “thất bại là mẹ thành công”, chúng ta không biết trước được chúng ta sẽ gặp những vất vả, gian nan trong công việc, học tập, không có cái gì thành công luôn, qua những lần thất bại thì chúng ta mới lấy được những kinh nghiệm cho chính mình. Nhưng sự rèn luyện ấy không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi hoàn toàn, cái chính là chúng ta phải biết làm chủ ý chí, nghị lực của mình để vượt qua những khó khăn ấy.

Không phải chúng ta cứ phấn đấu mà không đặt ra mục tiêu, sẽ khiến chúng ta sai lệch trong quá trình rèn luyện, phải tự đề ra phương pháp hợp lý, phù hợp cho bản thân từng người. Hơn nữa, trong cuộc sống chúng ta, tương lai luôn ở phía trước, hiện tại luôn cận kề bên ta nhắc ta không chỉ lúc nào cũng mơ đến một ngày mai tốt đẹp mà phải chịu rèn từ hôm nay. Nói tóm lại, muốn gặt hái được kết quả mỹ mãn, chúng ta phải kiên nhẫn đi từng bước một, mỗi một bước là một trải nghiệm, cuộc sống rất nhiều điều hay cần mỗi chúng ta kiên trì khám phá những điều tốt đẹp đó. Câu tục ngữ là một bài học ý nghĩa sâu sắc đối với tất cả mọi người. Những bài học rất quý giá cần con cháu lưu giữ và phát huy hết sức có thể. Đó là một lời khuyên rất chân tình, sâu sắc với những mọi người trong công việc và tăng thêm quyết tâm cho những người có ý chí muốn phấn đấu vươn lên.

Vì vậy mỗi người cần kiên trì cố gắng từng ngày để đạt những ước mơ của mình, để không phụ kì vọng của ông bà cha mẹ đối với mình, hãy luôn coi câu tục ngữ là phương châm là tấm gương để tự rèn luyện bản thân trở thành con người có ích cho chính mình và cho xã hội, để xã hội trở nên tươi đẹp hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
307 186.429
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nhu Lam
    Nhu Lam

    Hay còn đúng😍

    Thích Phản hồi 25/04/23
    • Hang Nguyen
      Hang Nguyen

      Rất hay còn đúng nữa 😍

      Thích Phản hồi 19:13 14/05
      • Ngoc Dung Nguyen
        Ngoc Dung Nguyen

        Có ai viết giúp tôi vài bài văn nghị luận tục ngữ

        Thích Phản hồi 20:19 11/06