Những bài văn nghị luận về câu tục ngữ lớp 7
Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ, danh ngôn
- 1. Dàn ý viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ, danh ngôn
- 2. Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn
- 3. Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim
- 4. Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
- 5. Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên
- 6. Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
Viết bài văn nghị luận về một câu tục ngữ hay một câu danh ngôn là dạng bài thường gặp trong chương trình Ngữ văn lớp 7 sách mới. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ tổng hợp một số bài văn mẫu viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ, viết bài văn nghị luận về câu danh ngôn hay và ngắn gọn sẽ là gợi ý giúp các em nắm được cách viết bài văn nghị luận về một câu danh ngôn hay tục ngữ lớp 7.
1. Dàn ý viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ, danh ngôn
2. Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn
Tục ngữ là một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian, được xem là túi khôn của nhân loại, bời vì đó là những bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn. Chúng ta có thế tìm thấy ở đấy những kinh nghiệm sống trong thực tế và những bài học về luân lí đạo đức. Ngay từ xa xưa, cha ông ta vẫn thường nhắc nhở thế hệ đi sau phải có tình cảm trân trọng biết ơn đối với những người đã tạo dựng thành quả cho mình. Lời khuyên nhủ ấy được gởi gắm trong câu tục ngữ giàu hình ảnh:
"Uống nước nhớ nguồn"
Chúng ta có suy nghĩ như thế nào khi đọc lời khuyên dạy của tiền nhân? "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. Thứ nước khởi thủy đó trong mát, tinh khiết nhất. Khi ta uống dòng nước làm vơi đi cơn khát thì phải biết suy ngẫm đến nơi phát xuất dòng nước ấy. Từ hình ảnh cụ thể như vậy, người xưa còn muốn đề cập đến một vấn đề khái quát hơn."Nguồn" có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn "uống nước" đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.
Thật vậy, trong cuộc sống, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên, tất cả mọi thành quả đều phần lớn do công sức lao động của con người làm ra. Ta không thể tự tạo mọi thứ từ đôi tay, khối óc của mình cho nên ta phái nghĩ đến những ai đã tạo ra nó. Mặt khác, người tạo ra thành quả phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí phải chịu phần mất mát hy sinh. Trong khi đó người thụ hưởng thì không bỏ ra công sức nào cả, vì lẽ đó chúng ta phải biết ơn họ. Đó là sự công bằng trong xã hội.
Hơn nữa, lòng biết ơn sẽ giúp ta gắn bó với cha anh, với tập thể tạo ra một xã hội thân ái, kết đoàn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nêu truyền thống ấy được lưu giữ và xem trọng. Con người sống ân nghĩa sẽ được người khác quý trọng, được xã hội tôn vinh.
Ngược lại, thiếu tình cảm biết ơn, sống phụ nghĩa quên công, con người trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm, những kẻ ấy sẽ bị người đời chê trách, mỉa mai, bị gạt ra ngoài lề xã hội và lương tâm của chính họ sẽ kết tội.
Bên cạnh đó, ta thấy "Uống nước nhớ nguồn" còn là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay cho nên thế hệ đi sau cần kế thừa và phát huy. Bài học đạo đức làm người ấy cứ trở đi trở lại trong kho tàng văn học dân gian: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ người đào giếng", "Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn", "Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm"...
Thật đáng chê trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy. Sống dưới mái ấm gia đình, có những người con vẫn chưa cảm nhận hết công sức của đấng sinh thành, họ thản nhiên tiêu xài hoang phí những đồng tiền phải đánh đối bằng những giọt mồ hôi, nước mắt của cha mẹ, thậm chí còn có kẻ đã ngược đãi với cả những người đã tạo dựng ra mình. Dưới mái học đường, nhiều học sinh vẫn còn xao lãng với chuyện học hành. Đó là gì, nếu không phải là vô ơn với thầy cô? Trong xã hội cũng không ít kẻ "uống nước" nhưng đã quên mất "nguồn".
Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ chân tình: con người sống phải có đạo đức nhân nghĩa, thủy chung, vừa là lời ca ngợi truyền thống đạo lí lâu đời của dân tộc Việt. Nó còn là hồi chuông cảnh tỉnh đối với ai đã đối xử một cách vô ơn bạc nghĩa với những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. Học tập câu tục ngữ này, cụ thể là phải biết ơn, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả những gì mà người khác tạo dựng. Là một người con trước hết ta phải biết khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, còn là một người học sinh, biết ơn công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo, sự giúp dỡ của tập thể lớp, trường. Sống trong cuộc đời, ta phải biết khắc ghi công ơn những ai đã cưu mang, giúp đỡ mình khi gặp hoạn nạn khó khăn. Suy rộng ra là con cháu vua Hùng, thuộc dòng dõi Lạc Hồng, ta phải biết tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. Thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình phải biết khắc ghi công ơn của các anh hùng liệt sĩ, khi "bưng bát cơm đầy", ta phải cảm hiểu "muôn phần đắng cay" của những người nông dân... Không chỉ biết ơn đối với những lớp người đi trước, ta còn phải ý thức quý trọng giữ gìn những giá trị mà quá khứ đã tạo nên bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu, tiếp tục phát triển các thành quả của quá khứ. Nói như Bác: "Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Trong tương lai, hãy đem tài năng của mình ra xây dựng quê hương, hàn gắn vết thương chiến tranh đó chính là cách "trả ơn" quý báu nhất.
Đồng thời còn phải biết đấu tranh chống lại những biểu hiện vô ơn "ăn cháo đá bát", có thế xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Mỗi con người sẽ sống chan hòa với nhau bằng những tình cảm chân thành hơn.
Qua việc sử dụng câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tinh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn. Mặc dù trái qua bao thâm trầm của thời đại, ý nghĩa câu tục ngữ trên vẫn sống mãi với thời gian... Đọc lại lời dạy của tổ tiên, ta không khỏi tự nhủ với lòng mình. Không bao giờ trở thành kẻ sống thiếu trách nhiệm đối với xã hội, sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc, sống chân thành trọn nghĩa trọn tình, có trước có sau.
3. Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim
Trong cuộc sống, tất nhiên ai cũng muốn thành công, nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai. Để động viên con cháu vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi, ông cha ta có câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Câu tục ngữ nêu lên hai vế. Vế đầu là điều kiện: Có công mài sắt. Vế sau là kết quả đạt được: có ngày nên kim. Hai vế đều có bốn tiếng, trong đó hai tiếng một tương ứng với nhau: có công / có ngày, mài sắt / nên kim. Trong hoàn cảnh xã hội thời xưa, muốn biến sắt thành kim, không có phép màu nào cả ngoài công sức lao động cần cù của con người.
Ai cũng biết cây kim thật bé nhỏ nhưng cũng thật hoàn hảo. Thân kim tròn và nhỏ. Đầu kim nhọn, phần cuối có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Cây kim là một vật có ích được làm bằng sắt. Từ sắt nên kim là một quá trình tôi luyện, mài dũa công phu. Ai có công mài sắt sẽ có ngày nên kim. Đức kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.
Thực tế cuộc sống cho ta thấy lời khẳng định trên là hoàn toàn có cơ sở. Trong lịch sử chống ngoại xâm, dân tộc ta thường phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến. Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê cách đây mấy thế kỉ cho đến cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của nhân dân ta trong suốt mấy chục năm qua, tất cả đều thể hiện ý chí, nghị lực kiên cường, bất khuất của toàn dân tộc. Cuối cùng, chúng ta đã thắng lợi vẻ vang, giữ vững chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng của đất nước.
Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã thể hiện đức tính kiên nhẫn, bền bỉ đáng khâm phục. Nhìn con đê sừng sững ven sông Hồng chúng ta mới hiểu được tổ tiên ta đã kiên trì, nhẫn nại tới mức nào để tạo ra bức tường thành ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng.
Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết để giúp ta thành công. Từ một em bé sáu tuổi vào học lớp Một, bắt đầu cầm phấn tập viết chữ O đầu tiên cho đến khi biết đọc, biết viết, biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp, phải mất 12 năm mới tiếp thu xong những kiến thức phổ thông. Trong quá trình lâu dài ấy, nếu không kiên trì luyện tập, cố gắng học hành, làm sao có thể đạt được kết quả tốt.
Người bình thường đã vậy, với những người tật nguyền như Nguyễn Ngọc Kí, ý chí phấn đấu càng phải cao hơn gấp bội để vượt mọi khó khăn. Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ, anh đã luyện viết và làm mọi việc bằng chân. Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận. Anh học xong phổ thông, đại học và trở thành thầy giáo, một nhà giáo ưu tú.
Từ những kinh nghiệm đúc kết trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã khuyên thanh niên:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền.
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Việc tu dưỡng, rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Kinh nghiệm của thế hệ trước sẽ là bài học quý báu, là lời cổ vũ động viên thanh thiếu niên không ngừng phấn đấu trong cuộc sống.
Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng bao hàm ý tứ sâu xa. Ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm từ cuộc sống chiến đấu và lao động, nhằm khuyên nhủ mọi người phải kiên trì, nhẫn nại để có thể vượt qua những khó khăn, thử thách, đi tới thành công.
Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài đức tính kiên trì nhẫn nại, theo em còn cần phải vận dụng óc thông minh, sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập, lao động; góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
4. Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Từ lâu, nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn là môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có một tác dụng quan trọng đối với nhân cách đạo đức của mỗi người. Kết luận ấy được đúc kết lại thành câu tục ngữ: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".
Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật xung quanh. Đến gần đèn, ta được soi sáng. Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : Nếu giao du với những người xấu ta sẽ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn.
Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người.
Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu gia đình hòa thuận, cha mẹ là tấm gương sáng về học tập, về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị , biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt. Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp, nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới… thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên tốt đẹp hơn.
Ngược lại, trong gia đình, nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn không quan tâm đến con cái, vợ chồng luôn luôn bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư. Ngoài xã hội, khi tiếp xúc gần gũi với môi trường không tốt đẹp, con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình. Cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, học yếu làm phiền lòng thầy cô. Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:
“Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người”
Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đoạn lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hi sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi… Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập.
Ngày nay, trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, vẫn có những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Giữa cuộc sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hóa, sống ăn chơi sa đọa trên những đồng tiền bất chính, những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp… Những con người đó chính là những “con sâu làm rầu nồi canh”, là thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ.
Có thể nói, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em có bài học bổ ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “ gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng.
5. Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên
Từ xưa đến nay, “tôn sư trọng đạo” là truyền thống tốt đẹp, là khuôn mẫu để rèn luyện đạo đức cho nhân dân Việt Nam. Bởi lẽ người thầy luôn giữ một vị trí quan trọng trên bước đường thành công của mỗi con người. Chính vì vậy, ông cha ta răn dạy rằng: “Không thầy đố mày làm nên” để khẳng định vai trò của người thầy trong cuộc sống.
"Thầy" là người có kiến thức sâu rộng, có nhiều kinh nghiệm, đã có những trải nghiệm trong cuộc đời sẵn sàng truyền đạt lại nó cho những thế hệ sau. Bởi vậy, không thầy- thiếu đi những kinh nghiệm đã được đúc rút từ thế hệ trước, thiếu đi người chỉ đường, rẽ lối cho ta trước những ngã rẽ cuộc đời thì chắc chắn rằng chúng ta sẽ phải đi qua con đường rất gian nan để tiến tới thành công, thậm chí đi vào những con đường sai trái.
Chính vì thế, để “làm nên”-đạt được thành công trong cuộc sống, chúng ta cần có một người hướng dẫn, tận tình chỉ dạy. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đã đem đến cho chúng ta một lời khuyên sâu sắc: Để đạt được thành công, chúng ta cần trân trọng người thầy- người sẽ dẫn đường cho ta tiến đến tương lai.
Trong bất cứ công việc nào, chúng ta cũng cần có người hướng dẫn. Không có ai sinh ra đã biết hết tất cả, mọi thứ đều phải học tập và người thầy chính là người sẽ dạy chúng ta những điều đó.Ví dụ như muốn nấu một món ăn ngon, muốn trồng cây xanh tốt, đạt được quả ngọt, muốn biết cách giải một bài toán khó, làm một bài văn hay cũng cần các thầy có kinh nghiệm, có chuyên môn chỉ dạy. Đúng như cha ông ta xưa luôn truyền miệng nhau rằng:
Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
Biết bao tấm gương những con người tài năng, giúp ích cho cuộc sống đều phải kể tới công ơn của người thầy. Nếu như không có được sự hướng dẫn tân tình của người thầy liệu rằng họ có thể đạt được thành công lớn như vậy. Người thầy có những ảnh hưởng rất lớn tới họ. Ví như Nguyễn Dữ học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phạm Sư Mạnh học trò của thầy Chu Văn An.... đều là những con người nổi tiếng.Tuy nhiên câu tục ngữ cũng không hoàn toàn đúng đắn.
Để thành công, bên cạnh người thầy, quan trọng không kém là người học. Bởi lẽ cho dù người thầy có tài giỏi, tận tình đến mấy mà người học không có ý chí học tập, chăm chỉ rèn luyện, tự học để bổ sung kiến thức cho mình thì cũng khó có thể thành công được. Con đường tự học cũng sẽ giúp chúng ta đạt được những thành tựu sau này. Thomas Edison sau khi bị đuổi học, nhờ sự động viên của mẹ đã nỗ lực học tập, tự bồi dưỡng kiến thức và sau này đã có được những phát minh vĩ đại và trở thành một nhà bác học tài ba của toàn nhân loại. Hay như Mạc Đĩnh Chi, một trạng nguyên tài giỏi của nước ta, vì nhà nghèo không có tiền đi học đã tự học ở nhà nhưng cuối cùng vẫn đỗ đạt cao,…
Những con người ấy là tấm gương sáng cho việc tự học thành tài. Thế nhưng đó không phải là sự phủ nhận vai trò của người thầy, chúng ta cần biết kết hợp cả hai phương pháp để đạt hiệu quả tốt nhất.Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” là lời khẳng định sâu sắc về vai trò của người thầy trong cuộc sống.
Chúng ta cần nhận thức rõ về ý nghĩa của người thầy đối với việc học tập và công lao của thầy để từ đó biết tôn trọng thầy và có những hành động thể hiện sự biết ơn của mình đối với công lao to lớn của thầy.
6. Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
Xã hội ngày nay ngày càng tiến bộ, đòi hỏi con người phải nỗ lực không ngừng để không bị tụt hậu. Vậy nên những khó khăn, thử thách là điều không thể thiếu trong quá trình này và việc chúng ta cần làm là phải vượt qua nó. Điều này thật đúng với câu tục ngữ “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”.
Trước hết ta có 2 cách hiểu cho câu tục ngữ này. Một là nghĩa đen, chúng ta có thể hiểu rằng câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta khi chèo thuyền, đừng có vì sóng qua to mà ngã tay chèo. Hai là nghĩa bóng, sóng cả có thể hiểu là những khó khăn, thử thách trong cuộc sống thực, ngã tay chèo là ẩn dụ cho sự nạn chí, từ bỏ, phó mặc cho số phận trước những khó khăn. Như vậy, ta có thể hiểu một cách đầy đủ rằng câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta trong cuộc sống khó khăn, thử thách là điều không thể thiếu trong quá trình đi đến thành công của mỗi người, chúng ta không nên dễ dàng bỏ cuộc với những lí do vì nó quá khó, không thể làm được… Mọi nỗ lực đều sẽ nhận được đền đáp xứng đáng, điều quan trọng là chúng ta không bỏ cuộc.
Không như một số câu tục ngữ khác không còn phù hợp với xã hội hiện nay, câu tục ngữ này của ông cha ta vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Đặc biệt khi con người trong xã hội đều đang không ngừng tiến lên phía trước như đang chạy đua. Đó chính là đường đua đi đến thành công. Có biết bao người đã bỏ cuộc trên con đường đi đến thành công của mình và hối hận. Nhưng có những người không hề bỏ cuộc, họ chính là những tay đua thực sự. Không hề ngã tay chèo, lơ là, mất cảnh giác trước những thử thách. Họ vẫn tiến về phía trước và tin vào thành quả cuối cùng sẽ là xứng đáng.
Mọi thứ trên đời đều có cái giá của nó, câu tục ngữ “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ bỏ cuộc và bạn sẽ nhận được những thứ thuộc về mình. Vậy nên, mỗi người chúng ta thay vì chạy trốn, từ bỏ khi gặp khó khăn, chúng ta hay đương đầu với nó để tìm ra thành công cho riêng mình.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
(Ngắn gọn) Soạn bài Đợi mẹ lớp 7
(Chuẩn) Đọc mở rộng theo thể loại Một ngày của Ích-chi-an
(Mới cập nhật) Viết đoạn văn tóm tắt văn bản lớp 7 Chân trời sáng tạo
(Cực hay) Đoạn văn tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em thích
(3 mẫu) Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi ô ăn quan
Nói và nghe Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi trang 92
- Soạn bài Lời của cây lớp 7 trang 13
- Soạn bài Sang thu lớp 7 trang 15
- Cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài Sang Thu có tác dụng như thế nào với việc thể hiện nội dung văn bản
- Chủ đề và thông điệp văn bản Sang Thu
- Chia sẻ cảm nhận của mình về thiên nhiên vào thời khắc giao mùa
- Trình bày mạch cảm xúc của bài thơ Sang thu
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Sang thu hay chọn lọc
- Đọc kết nối chủ điểm Ông Một
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 18 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Con chim chiền chiện lớp 7 trang 21
- Soạn Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ lớp 7 trang 22
- Soạn Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
- Soạn bài Tóm tắt ý chính do người khác trình bày lớp 7 siêu ngắn
- Soạn bài Ôn tập trang 30 lớp 7 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp trang 33 siêu ngắn
- Nêu ấn tượng của em về con ếch và năm ông thầy bói
- Tình huống trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi là gì?
- Tóm tắt nội dung truyện Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi
- Em rút ra bài học gì từ các truyện Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi
- Cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn có gì khác truyện cổ tích?
- Soạn bài Những tình huống hiểm nghèo ngắn nhất
- Tóm tắt truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu
- Tình huống trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con
- Xác định đề tài và bài học từ truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con
- Trong hai văn bản Chó sói và chiên con, Chó sói và cừu non em thích văn bản nào hơn? Vì sao?
- Tóm tắt cuộc đối thoại giữa chó sói và chiên con
- Phân tích đánh giá chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngụ ngôn Chó sói và chiên con
- Soạn bài Biết người, biết ta lớp 7
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 42 Chân trời sáng tạo tập 1
- Soạn bài Chân, tay, tai, mắt, miệng ngắn nhất
- Soạn văn 7 Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử trang 45
- Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Nói và nghe: Kể lại một chuyện ngụ ngôn Ngữ văn 7 CTST trang 50
- Soạn Văn 7 tập 1 trang 53 Chân trời sáng tạo
- Soạn Ngữ văn lớp 7 trang 53 Tập 1 Chân trời sáng tạo siêu ngắn
- Soạn bài Em bé thông minh lớp 7 trang 56 Chân trời sáng tạo Tập 1
- Soạn bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen lớp 7 siêu ngắn
- Soạn bài Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm lớp 7 ngắn nhất
- Soạn Thực hành tiếng Việt trang 64 lớp 7 Chân trời sáng tạo tập 1
- Soạn bài Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng ngắn gọn
- Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
- Soạn Văn 7 Nói và nghe trang 72
- Ngữ văn 7 soạn bài Cốm vòng
- Soạn bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát trang 82
- Đọc kết nối chủ điểm Thu sang - Đỗ Trọng Khơi
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 86 CTST tập 1 ngắn gọn
- Soạn bài Mùa phơi sân trước lớp 7 siêu ngắn
- Viết bài văn biểu cảm về con người sự việc lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập trang 95 lớp 7 tập 1 CTST ngắn gọn
- Soạn bài Chúng ta có thể đọc nhanh hơn ngắn gọn
- Soạn bài Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học lớp 7 siêu hay
- Đọc kết nối chủ điểm - Bài học từ cây cau lớp 7
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 107 Chân trời sáng tạo tập 1
- Đọc mở rộng theo thể loại - Phòng tránh đuối nước
- Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động lớp 7 CTST
- Nói và nghe giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động trang 117
- Soạn bài Ôn tập trang 120 Văn 7 Chân trời sáng tạo
- Soạn Ôn tập cuối học kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo ngắn gọn
- Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 1 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Tự học - Một thú vui bổ ích
- Soạn bài Bàn về đọc sách ngắn nhất lớp 7
- Đọc kết nối chủ điểm - Tôi đi học lớp 7
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 14 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Đọc mở rộng theo thể loại Đừng từ bỏ cố gắng lớp 7 CTST
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập trang 26 Ngữ văn 7 tập 2 CTST
- Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
- Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất
- Đọc kết nối chủ điểm Tục ngữ và sáng tác văn chương
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 35 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Đọc mở rộng theo thể loại Những kinh nghiệm dân gian về con người xã hội
- Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn
- Soạn bài Ôn tập trang 41 Ngữ văn 7 tập 2 CTST
- Soạn bài Trò chơi cướp cờ
- Soạn bài Cách gọt củ hoa thủy tiên
- Đọc kết nối chủ điểm Hương khúc
- Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo 2023
- Thực hành tiếng Việt trang 54 lớp 7 Chân trời sáng tạo tập 2
- Đọc mở rộng theo thể loại Kéo co
- Viết văn bản tường trình lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Nói và nghe Trao đổi một cách xây dựng tôn trọng các ý kiến khác biệt
- Soạn Ngữ văn 7 trang 65 Chân trời sáng tạo tập 2
- Soạn bài Dòng sông đen
- Soạn bài Xưởng sô cô la
- Đọc kết nối chủ điểm Trái tim Đan-Kô
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 83 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Đọc mở rộng theo thể loại Một ngày của Ích-chi-an
- Viết đoạn văn tóm tắt văn bản lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Nói và nghe Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi trang 92
- Soạn bài Đợi mẹ lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi
- Soạn Đọc kết nối chủ điểm Lời trái tim
- Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 104 Chân trời sáng tạo tập 2
- Đọc mở rộng theo thể loại Mẹ - Đỗ Trung Lai
- Viết bài văn biểu cảm về con người lớp 7 Chân trời sáng tạo tập 2
- Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống trang 111 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập trang 112 Ngữ văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Soạn Ôn tập học kì 2 lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống lớp 7 Chân trời sáng tạo
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 7 CTST
Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người bạn tốt mà em đã lâu chưa gặp lại
Khi viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học em cần lưu ý điều gì?
Đọc kết nối chủ điểm Tục ngữ và sáng tác văn chương trang 32
Viết đoạn văn về uống nước nhớ nguồn lớp 7
(Chuẩn) Đọc mở rộng theo thể loại Một ngày của Ích-chi-an
Tóm tắt nội dung truyện Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi