Soạn bài Lời của cây lớp 7 trang 13

Soạn bài Lời của cây lớp 7 ngắn gọn. Lời của cây là một bài thơ hay của tác giả Trần Hữu Thung trong chương trình Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo tập 1. Bài thơ Lời của cây là lời kể một cách sinh động về quá trình hạt phát triển thành cây. Qua đó ta cũng thấy được sự nâng niu trân trọng của tác giả đối với thiên nhiên. Sau đây là mẫu soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo bài Lời của cây giúp các em nhanh chóng trả lời câu hỏi bài Lời của cây từ trang 13-14.

Chuẩn bị đọc bài Lời của cây

Em đã bao giờ quan sát quá trình lớn lên của một cái cây, một bông hoa hay một con vật chưa? Điều đó gợi cho em suy nghĩ hoặc cảm xúc gì?

Trả lời

Em đã từng quan sát quá trình lớn lên của 1 cái cây. Mỗi ngày đi học về em lại thấy cây lớn dần. Từ một cây con nhỏ xíu, những cành lá và thân đã phát triển dần thành một cây to. Rồi đến ngày cây trổ hoa. Nhìn những cánh hoa kiêu hãnh rung rinh trước gió em cảm thấy vô cùng vui sướng và xúc động, giống như mình đã đồng hành cùng cây trong những tháng ngày phát triển và giờ đây được tận hưởng thành quả.

Trải nghiệm cùng văn bản Lời của cây

Câu 1: Em hình dung thế nào về hiện tượng nảy mầm qua hình ảnh "nhú lên giọt sữa"?

Trả lời:

Hiện tượng nảy mầm được ví với giọt sữa trắng trong, trong trẻo, đã khiến em hình dung ra chiếc mầm cây nhỏ bé, non nớt nhưng cũng đầy sự dễ thương.

Câu 2: Chú ý những động từ miêu tả quá trình lớn lên của hạt mầm ở các khổ thơ 2, 3, 4.

Trả lời:

Những động từ miêu tả quá trình lớn lên của hạt mầm:

+ Khổ 2: nhú, thì thầm, ghé tai.

+ Khổ 3: nằm, nghe.

+ Khổ 4: kiêng, nghe, đón.

Suy ngẫm và phản hồi Lời của cây

Câu 1 trang 14 Ngữ văn 7 tập 1 CTST

- Năm khổ thơ đầu là lời của tác giả về quá trình lớn lên của hạt mầm. Dựa vào chi tiết hạt mầm trong tay tác giả và các hành động “ghé tai, nghe” của tác giả khi hạt bắt đầu nảy mầm

- Khổ thơ cuối là lời của cây nói: “Cây chính là tôi”
Suy ngẫm và phản hồi 2

Câu 2 trang 14 Ngữ văn 7 tập 1 CTST

- Một số hình ảnh, từ ngữ: nằm lặng thinh, nảy mầm, nhú lên giọt sữa, thì thầm, mầm mở mắt, đón tia nắng hồng, nở vài lá bé

- Qúa trình từ hạt thành cây:

Câu 3 trang 14 Ngữ văn 7 tập 1 CTST

Theo em, những dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt” thể hiện mối quan hệ vô cùng gần gũi, giao cảm giữa thiên nhiên và nhà thơ, sự nâng niu sự sống

Câu 4 trang 14 Ngữ văn 7 tập 1 CTST

Những hình ảnh, từ ngữ: Hạt nằm lặng thinh, Ghé tai nghe rõ, Nghe bàn tay vỗ, Nghe tiếng ru hời, Nghe mầm mở mắt => Tình cảm nâng niu, yêu thương, trân trọng của tác giả đối với mầm cây.

Câu 5 trang 14 Ngữ văn 7 tập 1 CTST

- Nhân hóa: hạt nằm lặng thinh, mầm đã thì thầm, mầm kiêng gió bấc, đón tia nắng hồng, bập bẹ => Tác dụng: làm cho hạt mầm trở nên sinh động, có hồn, trở nên gần gũi, thân thuộc

- Điệp từ “nghe” lặp lại 4 lần => Tác dụng: nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó, mật thiết giữa nhân vật tôi và hạt mầm.

Câu 6 trang 14 Ngữ văn 7 tập 1 CTST

- Vần chân: mình-thinh; mầm-thầm; giông-hồng;...

- Nhịp 2/2 tạo nên nhịp điệu cho bài thơ.

=> Liên kết các câu thơ, tạo nhịp điệu nhẹ nhàng, thể hiện được giọng điệu tâm tình, thủ thỉ của cây,... góp phần vào việc thể hiện nội dung bài thơ và làm cho câu thơ dễ đi vào lòng bạn đọc.

Câu 7 trang 14 Ngữ văn 7 tập 1 CTST

- Chủ đề: Tình yêu thương, trân trọng những mầm xanh thiên nhiên

- Thông điệp: Hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống ấy mới là những mầm sống; mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời.
Suy ngẫm và phản hồi 8

Câu 8 trang 14 Ngữ văn 7 tập 1 CTST

Câu 8 trang 14 Ngữ văn 7 tập 1 CTST

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 1.773
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm