Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc (9 mẫu)
Bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc
- 1. Dàn ý Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc
- 2. Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc ngắn nhất
- 3. Bài văn về sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc - ngày khai trường
- 4. Viết bài văn trình bày cảm xúc về ngày khai trường
- 5. Bài văn về sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc - Lễ đón giao thừa quê em
- 6. Bài văn về sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc - Lỗi lầm của bản thân
- 7. Trình bày cảm xúc về một kỉ niệm đáng nhớ với người thân yêu
- 8. Bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc siêu ngắn
- 9. Bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc lớp 7
Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự kiện để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Đây là một dạng đề bài thường gặp trong thể loại văn biểu cảm lớp 7. Để làm bài viết trình bày cảm xúc đối với một sự kiện để lại cho em ấn tượng sâu sắc các em cần kết hợp khéo léo giữa miêu tả và tự sự để hỗ trợ cho việc biểu lộ cảm xúc. Sau đây là một số bài văn mẫu viết về một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc lớp 7 đã được Hoatieu tổng hợp, xin chia sẻ đến bạn đọc.
- Soạn bài Ôn tập trang 75 lớp 7 Chân trời sáng tạo tập 1
- Phân tích nội dung và nghệ thuật văn bản Bầy chim chìa vôi
1. Dàn ý Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc
2. Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc ngắn nhất
Khi đất nước bị ngoại bang xâm lăng, dân tộc Việt Nam đã có biết bao tấm gương anh hùng nhỏ tuổi đã không tiếc thân mình để bảo vệ nền độc lập nước nhà.
Bây giờ, đất nước đã hòa bình, trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương không ngừng phấn đấu, đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong cuộc sống cũng có nhiều tấm gương nhỏ tuổi để chúng ta học tập. Đoàn Trường Sinh, một cậu bé ở xã Vĩnh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang là một trong số đó.
Tôi biết cậu qua một tuần báo Đại Đoàn Kết. Qua tấm ảnh, tôi thấy Sinh là một cậu bé bình thường, Sinh ít tuổi hơn tôi. Cậu có cái đầu húi cua, nước da đen sạm và khuôn mặt tinh nghịch. Với cái dáng vẻ “loắt choắt” ấy mà cậu lại làm được một việc khó khăn nhưng cảm động: cõng bạn Hanh gần nhà bị liệt cả hai chân đi học suốt mười năm!
Con đường từ nhà Sinh đến trường dài hơn 4 cây số. Đường đất đá, phải vượt đèo, băng qua suối, … Chưa kể trên đường còn có những ụ đất, ổ trâu, ổ gà dọc đường đi. Vậy mà suốt 10 năm, Sinh hằng ngày cõng bạn Hanh đi học. Mỗi ngày một lượt đi, một lượt về, vượt đèo băng suối, đường khúc khuỷu đến mức không ít lần Sinh ngã giữa đường. Vậy mà cậu vẫn kiên trì cõng Hanh đi học đều đặn. Đôi chân nhỏ bé đầy thương tích và tấm lòng của Sinh đã giúp Hanh vượt lên số phận. Bạn bớt mặc cảm về số phận của mình, chăm chỉ học hành. Nhiều năm liền, Hanh là học sinh tiên tiến, có năm còn tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện.
Sinh là một cậu bé tốt bụng. Cậu không quản ngại khó khăn, không đòi hỏi công lao để giúp đỡ bạn mình. Cậu giúp bạn mình vượt lên số phận bằng tấm lòng nhân hậu của mình. Cậu đã làm một việc rất ý nghĩa.
Và giờ, chúng ta đây, những cô cậu học sinh thành phố, có đủ điều kiện đi học dễ dàng thử nhìn lại mình xem. Có ai có tấm lòng nhân hậu ấy chưa? Không phải có lòng nhân hậu là phải cõng bạn đi học, có thể chỉ đơn giản là dắt một cụ già qua đường hay bố thí cho một bà lão ăn xin, … Một cậu bé miền núi tàn tật biết bỏ quá khứ lại phái sau để tiến về tương lai. Đó cũng là một tấm gương. Nếu những người như thế còn cố gắng thì chúng ta – Những học sinh ở thành phố - phải cố gắng nhiều hơn nữa, phải lấy họ ra để học tập.
Đoàn Trường Sinh, một cậu bé có tấm lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ người khác và người bạn Hanh tàn tật nhưng không mặc cảm, tủi thân mà quyết tâm tiến tới tương lai. Đó là hai tấm gương sáng nhỏ tuổi ngay trong cuộc sống đáng để các bạn noi theo.”.
(Theo thcsgiacam.phutho.edu.vn)
3. Bài văn về sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc - ngày khai trường
Giờ đây tôi đã là một học sinh lớp bảy của mái trường Trung học cơ sở thân yêu. Nhưng tôi vẫn còn nhớ như in những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên.
Đó là một buổi sáng mùa thu thật đẹp. Bầu trời cao vợi và xanh thẳm. Mẹ đưa tôi đến trường bằng chiếc xe đạp đã cũ. Hôm nay, tôi sẽ dự lễ khai giảng đầu tiên. Con đường đi học đã quen thuộc, nhưng tôi lại cảm thấy xôn xao, bồi hồi. Cuối cùng cánh cổng trường cấp một cũng hiện ra trước mắt tôi. Tôi ngạc nhiên nhìn ngôi trường hôm nay thật khác. Các anh chị học sinh lớp lớn hân hoan bước vào trường. Tôi được mẹ dắt vào hàng ghế của khối lớp một. Xung quanh, bố mẹ của các bạn khẽ thì thầm trò chuyện với con mình. Cô giáo chủ nhiệm lần lượt đưa chúng tôi vào vị trí ngồi của mình. Hôm nay, cô thật xinh đẹp trong bộ áo dài thướt tha. Nụ cười của cô khiến tôi cảm thấy thật ấm áp. Buổi lễ khai giảng diễn ra thật long trọng. Tôi cảm thấy vui vẻ và tự hào vì mình đã là học sinh lớp Một. Lời phát biểu của cô hiệu trưởng đã kết thúc buổi lễ. Tiếng trống vang lên như một lời chào mừng năm học mới đã đến.
Buổi lễ khai giảng đã để lại cho tôi một kỉ niệm đẹp không thể nào quên. Những cảm xúc trong sáng, hồn nhiên ấy, tôi luôn để nó trong một góc của trái tim mình, để luôn nhớ về nó. Ngày đầu tiên đi học.
4. Viết bài văn trình bày cảm xúc về ngày khai trường
Mỗi người trong chúng ta chắc hẳn ai cũng có những kỉ niệm mà mình luôn nhớ mãi. Đối với tôi cũng vậy, ngày khai giảng lần đầu tiên đã để cho tôi những ấn tượng đẹp mà tôi còn nhớ mãi về sau.
Năm nay dù đã là học sinh lớp 7, nhưng cứ mỗi khi đến ngày khai trường lòng tôi lại chộn rộn nhớ về những kỉ niệm xưa cũ ngày đầu đến trường với nhiều bỡ ngỡ khôn nguôi.
Đó là một ngày đầu thu rực rỡ với nền trời cao trong xanh vời vợi. Điểm xuyết trên sân là những vạt nắng vàng ruộm như những cánh đồng được nắng đang chuẩn bị chờ gặt. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Hôm ấy bà là người đưa tôi đến trường bởi bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được.
Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò. Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng.
Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.
Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ – phút đầu tiên được “thưa cô giáo”, lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi đấy thơ ơi!
5. Bài văn về sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc - Lễ đón giao thừa quê em
Một trong những sự kiện luôn để lại trong em ấn tượng sâu sắc chính là lễ giao thừa. Dù năm nào cũng có Tết nhưng lễ đón giao thừa mỗi năm luôn mang lại cho em những cảm xúc thật háo hức và rạo rực trong thời điểm đón năm mới sang.
Lễ đón giao thừa ở quê em diễn ra thật sôi động và vui nhộn. Bà con trong xóm rủ nhau gói bánh chưng, tổ chức buổi liên hoan nhỏ để nhìn lại một năm đã đi qua với thật nhiều cảm xúc. Còn các ông bà lại ngồi hàn huyên, tâm sự với nhau về ngày Tết, về đêm giao thừa của thời xưa. Trái ngược với ông bà, bọn trẻ chúng em vẫn đang nô đùa, tung tăng cùng nhau. Đặc biệt, tất cả không quên đếm từng phút từng giờ để được nhìn thấy pháo hoa. Trong khi đó, bố mẹ lại đang tất bật chuẩn bị mâm cơm cúng gia tiên vào ngày cuối cùng của năm. Tuy vậy, ai nấy cũng đều rạng rỡ và hân hoan chào mừng một năm mới sắp đến.
Trong khoảnh khắc thiêng liêng ấy, bản thân em đã có thật nhiều cảm xúc mãnh liệt. Trước hết, đó là cảm giác háo hức, hân hoan sâu sắc mỗi khi chờ đón giao thừa. Đó còn là sự ấm áp, hạnh phúc khi được quây quần bên gia đình bước sang năm mới. Thế nhưng, trong phút giây ấy, em vẫn còn vương vấn chút buồn xen lẫn sự nuối tiếc về những điều mình chưa thể làm được ở năm cũ. Tuy nhiên, khoảnh khắc chào đón giao thừa, bản thân em cũng không quên gửi gắm hi vọng, ước mong về một năm mới thật nhiều may mắn, hạnh phúc.
Dẫu sao bản thân vẫn còn một đứa trẻ, thế nên cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, chào đón giao thừa là điều em luôn mong chờ và hân hoan nhất. Bởi em biết đêm giao thừa chính là thời khắc thiêng liêng để gia đình quây quần bên nhau chào đón năm mới.
6. Bài văn về sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc - Lỗi lầm của bản thân
Mỗi khi nhớ về lỗi lầm mà bản thân gây ra, em cảm thấy có lỗi với em trai của mình vô cùng. Và nhờ lỗi lầm đó, em đã biết suy nghĩ, hành động chín chắn và trưởng thành hơn.
Do bố mẹ thường đi làm đến tối muộn mới về nên em được giao nhiệm vụ đón em trai vào mỗi buổi chiều. Thế nhưng, ngày hôm ấy, chỉ vì mải chơi mà em quên mất việc đón em ấy. Đến lúc nhớ ra, em vội vàng tới trường thì chỉ thấy mỗi mình em trai đứng đó chờ đợi mình. Khi ấy, em trai đã khóc nức nở và trách em vô tâm vì không nhớ đến đón mình. Thế nhưng, vốn là một người bảo thủ, cố chấp, không chịu nhận sai về mình, em đã lớn tiếng quát lại em trai. Thậm chí còn giận ngược lại em trai vì đã có thái độ không đúng với mình.
Mấy ngày sau đó, em với em trai chẳng nói chuyện với nhau. Em vẫn luôn nghĩ mình không sai nên không cần phải áy náy hay day dứt. Thế nhưng, khi nghe em trai tâm sự với mẹ, em nhận ra là mình đã sai. Chính sự vô tâm, hời hợt và cố chấp của mình đã khiến em trai bị tổn thương. Lúc ấy em đã rất hối hận và day dứt. Trong bản thân luôn mang một trạng thái cảm xúc nặng nề đến khó tả. Có lẽ đó là cảm giác của một người mắc phải sai lầm và nhận ra mình đã sai. Cho đến tận bây giờ, mỗi lần nhắc về chuyện này, em vẫn cảm thấy thật xấu hổ và thất vọng về chính mình.
Em hiểu rằng cuộc sống này, ai ai cũng sẽ mắc phải những lỗi lầm riêng. Vậy nên, thay vì luôn trách mình hay chôn vùi bản thân trong đống cảm xúc tiêu cực, con người nên học cách đối diện lỗi lầm và tìm cách khắc phục.
7. Trình bày cảm xúc về một kỉ niệm đáng nhớ với người thân yêu
Tham khảo:
8. Bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc siêu ngắn
Những ngày tết, khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam xinh tươi như được khoác lên mình một chiếc áo mới. Tết đến đem theo những hy vọng về một năm mới may mắn, tốt đẹp hơn.
Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ em háo hức mong chờ Tết đến. Người lớn lại bận rộn chuẩn bị cho Tết. Thời tiết ngày xuân trở nên ấm áp hơn, những cành đào đang chớm nở. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi. Ngoài đường người đi mua sắm tấp nập. Tiếng cười nói, bán mua cho một cái tết đủ đầy vang lên đầy ắp những đường ngõ. Mấy đứa trẻ con nô đùa quanh những hàng bán pháo bông. Em cảm thấy không khí ngày tết thật tuyệt vời biết bao.
Chiều ba mươi Tết, cả nhà quây quần bên bữa cơm tất niên. Vào khoảnh khắc giao thừa, mọi người đều hân hoan trong niềm vui, hạnh phúc cho một khởi đầu “An khang thịnh phượng” hay “Vạn sự như ý”. Những ngày tết thật hạnh phúc khi cả gia đình được quây quần bên nha. Sáng mùng một, em theo bố mẹ sang chúc Tết ông bà nội ngoại. Em được ông bà mừng tuổi cho những phong bao lì xì đỏ thắm với lời chúc học giỏi. Ngày Tết là dịp để mọi người trong gia đình được gần gũi nhau hơn.
Không khí ấm áp của ngày tết cổ truyền khiến em cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Em tin chắc rằng sau này dù đất nước có phát triển đến đâu thì người dân Việt Nam vẫn sẽ giữ gìn được những nét đẹp của dịp Tết cổ truyền dân tộc.
9. Bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc lớp 7
Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 7, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi.
Đó là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò. Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng.
Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.
Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ – phút đầu tiên được “thưa cô giáo”, lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi đấy thơ ơi!
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong truyện Chất làm gỉ
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật An trong văn bản Đi lấy mật
13 bài văn nêu suy nghĩ của em về một người thân trong gia đình cực hay
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 90 lớp 7 tập 1 Cánh Diều
Soạn bài Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng Phương Nam ngắn nhất
Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa hay nhất
Viết đoạn văn 5-7 dòng trình bày suy nghĩ về một văn bản nghị luận đã được học
- Tam MinhThích · Phản hồi · 9 · 20:31 05/12
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Soạn bài Lời của cây lớp 7 trang 13
- Soạn bài Sang thu lớp 7 trang 15
- Cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài Sang Thu có tác dụng như thế nào với việc thể hiện nội dung văn bản
- Chủ đề và thông điệp văn bản Sang Thu
- Chia sẻ cảm nhận của mình về thiên nhiên vào thời khắc giao mùa
- Trình bày mạch cảm xúc của bài thơ Sang thu
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Sang thu hay chọn lọc
- Đọc kết nối chủ điểm Ông Một
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 18 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Con chim chiền chiện lớp 7 trang 21
- Soạn Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ lớp 7 trang 22
- Soạn Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
- Soạn bài Tóm tắt ý chính do người khác trình bày lớp 7 siêu ngắn
- Soạn bài Ôn tập trang 30 lớp 7 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp trang 33 siêu ngắn
- Nêu ấn tượng của em về con ếch và năm ông thầy bói
- Tình huống trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi là gì?
- Tóm tắt nội dung truyện Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi
- Em rút ra bài học gì từ các truyện Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi
- Cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn có gì khác truyện cổ tích?
- Soạn bài Những tình huống hiểm nghèo ngắn nhất
- Tóm tắt truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu
- Tình huống trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con
- Xác định đề tài và bài học từ truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con
- Trong hai văn bản Chó sói và chiên con, Chó sói và cừu non em thích văn bản nào hơn? Vì sao?
- Tóm tắt cuộc đối thoại giữa chó sói và chiên con
- Phân tích đánh giá chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngụ ngôn Chó sói và chiên con
- Soạn bài Biết người, biết ta lớp 7
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 42 Chân trời sáng tạo tập 1
- Soạn bài Chân, tay, tai, mắt, miệng ngắn nhất
- Soạn văn 7 Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử trang 45
- Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Nói và nghe: Kể lại một chuyện ngụ ngôn Ngữ văn 7 CTST trang 50
- Soạn Văn 7 tập 1 trang 53 Chân trời sáng tạo
- Soạn Ngữ văn lớp 7 trang 53 Tập 1 Chân trời sáng tạo siêu ngắn
- Soạn bài Em bé thông minh lớp 7 trang 56 Chân trời sáng tạo Tập 1
- Soạn bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen lớp 7 siêu ngắn
- Soạn bài Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm lớp 7 ngắn nhất
- Soạn Thực hành tiếng Việt trang 64 lớp 7 Chân trời sáng tạo tập 1
- Soạn bài Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng ngắn gọn
- Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
- Soạn Văn 7 Nói và nghe trang 72
- Ngữ văn 7 soạn bài Cốm vòng
- Soạn bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát trang 82
- Đọc kết nối chủ điểm Thu sang - Đỗ Trọng Khơi
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 86 CTST tập 1 ngắn gọn
- Soạn bài Mùa phơi sân trước lớp 7 siêu ngắn
- Viết bài văn biểu cảm về con người sự việc lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập trang 95 lớp 7 tập 1 CTST ngắn gọn
- Soạn bài Chúng ta có thể đọc nhanh hơn ngắn gọn
- Soạn bài Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học lớp 7 siêu hay
- Đọc kết nối chủ điểm - Bài học từ cây cau lớp 7
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 107 Chân trời sáng tạo tập 1
- Đọc mở rộng theo thể loại - Phòng tránh đuối nước
- Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động lớp 7 CTST
- Nói và nghe giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động trang 117
- Soạn bài Ôn tập trang 120 Văn 7 Chân trời sáng tạo
- Soạn Ôn tập cuối học kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo ngắn gọn
- Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 1 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Tự học - Một thú vui bổ ích
- Soạn bài Bàn về đọc sách ngắn nhất lớp 7
- Đọc kết nối chủ điểm - Tôi đi học lớp 7
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 14 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Đọc mở rộng theo thể loại Đừng từ bỏ cố gắng lớp 7 CTST
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập trang 26 Ngữ văn 7 tập 2 CTST
- Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
- Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất
- Đọc kết nối chủ điểm Tục ngữ và sáng tác văn chương
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 35 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Đọc mở rộng theo thể loại Những kinh nghiệm dân gian về con người xã hội
- Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn
- Soạn bài Ôn tập trang 41 Ngữ văn 7 tập 2 CTST
- Soạn bài Trò chơi cướp cờ
- Soạn bài Cách gọt củ hoa thủy tiên
- Đọc kết nối chủ điểm Hương khúc
- Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo 2023
- Thực hành tiếng Việt trang 54 lớp 7 Chân trời sáng tạo tập 2
- Đọc mở rộng theo thể loại Kéo co
- Viết văn bản tường trình lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Nói và nghe Trao đổi một cách xây dựng tôn trọng các ý kiến khác biệt
- Soạn Ngữ văn 7 trang 65 Chân trời sáng tạo tập 2
- Soạn bài Dòng sông đen
- Soạn bài Xưởng sô cô la
- Đọc kết nối chủ điểm Trái tim Đan-Kô
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 83 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Đọc mở rộng theo thể loại Một ngày của Ích-chi-an
- Viết đoạn văn tóm tắt văn bản lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Nói và nghe Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi trang 92
- Soạn bài Đợi mẹ lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi
- Soạn Đọc kết nối chủ điểm Lời trái tim
- Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 104 Chân trời sáng tạo tập 2
- Đọc mở rộng theo thể loại Mẹ - Đỗ Trung Lai
- Viết bài văn biểu cảm về con người lớp 7 Chân trời sáng tạo tập 2
- Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống trang 111 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập trang 112 Ngữ văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Soạn Ôn tập học kì 2 lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống lớp 7 Chân trời sáng tạo
Bài viết hay Ngữ văn 7 CTST
Soạn bài Tóm tắt ý chính do người khác trình bày lớp 7 siêu ngắn
Top 8 Đề thi Ngữ văn lớp 7 cuối học kì 2 Chân trời sáng tạo 2024
Em hãy viết đoạn văn 5 đến 7 câu nêu cảm nhận của mình về câu chuyện Chó sói và chiên con
Điểm giống và khác nhau giữa 2 văn bản Lời của cây và Sang thu
Lập dàn ý và viết mở bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Sang thu hay chọn lọc