Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm CTST
Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động lớp 7 CTST
- 1. Thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động học tập: đọc sách hiệu quả
- 2. Thuyết minh về quy tắc hay luật lệ của một hoạt động em và các bạn trong lớp quan tâm - mẫu 1
- 3. Thuyết minh về quy tắc hay luật lệ của một hoạt động em và các bạn trong lớp quan tâm - mẫu 2
- 4. Thuyết minh về quy tắc hay luật lệ của một hoạt động em và các bạn trong lớp quan tâm - mẫu 3
Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm. Đây là nội dung câu hỏi phần Hướng dẫn quy trình viết trang 114 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 bộ Chân trời sáng tạo bài Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động. Sau đây là một số bài văn mẫu thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động lớp 7 CTST, mời các bạn cùng tham khảo.
- Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động lớp 7 CTST
- 30 đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 2022-2023 cả 3 bộ sách
1. Thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động học tập: đọc sách hiệu quả
Từ lâu sách đã là một người bạn thân thiết của mỗi chúng ta. Sách vừa là thầy, vừa là người bạn thân thiết trao cho ta biết bao kiến thức mỗi ngày. Chính vì vậy mà các hoạt động đọc sách trong nhà trường hiện nay đang được triển khai rất tích cực. Tuy nhiên làm thế nào để đọc sách được hiệu quả hơn? Mời các bạn hãy cùng lắng nghe một số quy tắc rất cần thiết để hoạt động đọc sách đạt được hiệu quả nhất.
Thứ nhất: tìm một địa điểm đọc thoải mái. Điều này tương đối cần thiết cho quá trình đọc bởi một không gian yên tĩnh, thoáng đãng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc đọc.
Thứ hai: đọc lướt. Ở giai đoạn này, các bạn có thể đọc với tốc độ nhanh để nắm được nội dung bao quát của cuốn sách.
Thứ ba: đọc kĩ lưỡng, đi sâu vào chi tiết. Đây là bước đặc biệt quan trọng để đọc sách có hiệu quả. Trong bước này, các bạn cần tập trung phân tích, dành thời gian suy ngẫm để hiểu được các trường nghĩa khác nhau của ngôn từ. Đồng thời rút ra cho mình những bài học quý báu từ cuốn sách mà mình vừa đọc.
Thứ tư: ghi chép những điều cần thiết. Sau khi tìm hiểu chi tiết, bạn hãy ghi lại những câu văn hay điều đặc biệt tâm đắc. Hoạt động viết khiến não bộ ghi nhớ lâu hơn so với việc đọc đơn thuần.
Cuối cùng: vận dụng vào cuộc sống. Nếu chỉ đọc và rút ra bài học mà không ứng dụng vào cuộc sống thì quá trình đọc sẽ trở nên vô nghĩa. Chính vì vậy, chúng ta cần biến đổi kiến thức mình học được thành năng lực để giải quyết vấn đề. Có như vậy, việc đọc mới thật sự hiệu quả, có ích.
Đọc sách không hề khó như chúng ta vẫn lầm tưởng. Chỉ cần kiên trì, cố gắng thì mỗi một cuốn sách sẽ trở thành người bạn trung thành, tận tụy của chúng ta. Hãy thử áp dụng các quy tắc trên vào việc đọc sách các bạn nhé!
2. Thuyết minh về quy tắc hay luật lệ của một hoạt động em và các bạn trong lớp quan tâm - mẫu 1
Giới thiệu trò chơi: Với đời sống văn hóa của con người Việt nam từ bao đời nay là vô cùng phong phú và đa dạng. Trước khi có sự xuất hiện của Internet, các hình thức giải trí game online, những trò chơi dân gian luôn dành được sự yêu thích của rất nhiều người. Một trong những nét đẹp văn hóa ấy là trò chơi kéo co.
Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta. Đây là một trò chơi mang tính đồng đội, tập thể, phù hợp với mọi lứa tuổi, không phân biệt già trẻ gái trai. Trò chơi ấy không chỉ phổ biến ở vùng đồng quê, nông thôn mà người dân thành phố cũng có thể tham gia. Đặc biệt trong các dịp lễ hội, thi đua, team building đều không thể có sự vắng mặt của trò chơi kéo co.
Miêu tả cách chơi (quy tắc): Để tổ chức chơi kéo co, người chơi cần chuẩn bị một chiếc dây thừng dài, chắc chắn. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài của dây cho phù hợp. Phần giữa của sợi dây được buộc dấu bằng vải màu. Cách vạch trung tâm về hai phía khoảng một mét là vạch xuất phát của hai đội. Thông thường, mỗi đội chơi thường có 10-15 người ngang sức ngang tài.
Miêu tả luật chơi: Sẽ có một người được cử ra làm trọng tài, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Bên nào kéo phần vải đã được đánh dấu trên dây về nhiều hơn thì sẽ dành chiến thắng. Khi kéo, cũng có rất nhiều luật lệ được đặt ra cho người chơi, như không được phép nằm, đè lên dây, không được phép gian lận. Thông thường, các đội sẽ có những cách bố trí chiến thuật chơi khác nhau, người đội trưởng thường đứng đầu làm chỗ dựa cho các thành viên. Những tiếng hô vang 1…2 được vang lên dõng dạc như một biện pháp khích lệ tinh thần cho các thành viên.
Để phân chia thắng bại công minh, trò chơi thường được chia làm 3 vòng thi đấu. Mỗi vòng thi kéo dài có thể chỉ vài giây cho đến vài phút. Trò chơi đòi hỏi sức bền rất lớn, tinh thần đoàn kết của đồng đội. Trong quá trình chơi, tay có thể dễ bị phồng rộp, đau rát do lực ma sát của dây thừng. Thế nhưng, bỏ qua những mệt mỏi mà cảm giác dành được chiến thắng cũng rất vui vẻ. Trò chơi tuy đơn giản nhưng luôn nhận được sự ủng hộ, hô hào của cả người chơi và các cổ động viên. Mọi người khi tham gia cổ vũ đều hò hét, khua chiêng đánh trống vang dội để tiếp sức mạnh tinh thần cho người chơi.
Tác dụng của trò chơi: Trò chơi kéo co được sử dụng qua rất nhiều các dịp lễ hội, trại hè. Như các ngày lễ tại trường học, nhà trường cũng thường tổ chức chơi kéo co cho các bạn học sinh, nhằm rèn luyện sức khỏe và tăng tính đồng đội, hợp tác cho các bạn học sinh.
Hiện nay, có rất nhiều trò chơi dân gian đã bị thay thế bởi những trò chơi game hiện đại, cuốn hút. Thế nhưng, trò chơi kéo co chắc chắn vẫn luôn được yêu mến, giữ gìn bởi những thế hệ về sau.
3. Thuyết minh về quy tắc hay luật lệ của một hoạt động em và các bạn trong lớp quan tâm - mẫu 2
Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa với những giá trị đời sống tinh thần rất đa dạng phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian cũng được xem như là những nét đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá phổ biến là trò chơi kéo co.
Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta một cách rất tự nhiên. Trò chơi kéo co vốn đã xuất hiện từ thời cổ đại. Những hình chạm trổ trên tường ngôi mộ cổ ở Ai Cập cho thấy người Ai Cập cổ đại đã từng tổ chức những cuộc thi đấu kéo co từ năm 2500 trước Công Nguyên. Dần dần trò chơi kéo co là một trò chơi quen thuộc của trẻ em nông thôn Việt Nam. Kéo co là môn thể thao mang tính đồng đội và là môn trọng vào sức mạnh. Nó không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, mà còn là trò chơi thể hiện tinh thần và mang tính đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội. Ở Việt Nam, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia. Vào các dịp lễ tết, kéo co lại là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền.
Để chơi kéo co thì rất đơn giản, không phải chuẩn bị gì nhiều, chỉ cần một cái dây thừng chắc chắn, dài khoảng 10 mét hoặc có thể dài hơn cũng được. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài dây thừng cho phù hợp. Luật chơi kéo co thì mỗi nơi một khác nhưng nhìn chung thì đều được chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ,bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng. Trò chơi kéo co thì không yêu cầu người chơi là nam hay nữ, ai cũng có thể chơi được chỉ cần có sức khỏe tốt là được. Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào kéo thắng hai keo trước là thắng.Trong quá trình thi đấu giữa hai đội người ta cũng cử một người là trọng tài để phân định rõ ràng, thắng thua, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Một trận thi đấu chỉ diễn ra vài giây nhưng cũng có khi căng thẳng hơn kéo dài đến cả vài phút. Trong quá trình chơi phải cần có chiến thuật, kéo hết mình, nhiệt tình dùng hết sức lực . Trò chơi cũng đòi hỏi tinh thần đoàn kết cao, nếu tay hơi bị phồng hoặc bị rát thì người ta vẫn không ngại vất vả, bỏ qua những nỗi đau nhỏ và thi đấu hết mình. Các cổ động viên thì nhiệt tình hò reo, khua chống, chiêng để cổ vũ. Đôi khi sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả cũng khiến cho đội chơi chiến thắng nhanh chóng hơn.
Trò chơi kéo co đem lại cho con người rất nhiều sự bổ ích, đem lại niềm vui tiếng cười, biết được tinh thần đoàn kết trong quá trình tham gia thi đấu. Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, con người dần bị cuốn theo công nghệ hiện đại, giới trẻ cũng dần chơi những trò chơi hiện đại mà quên đi những trò chơi dân gian truyền thống, bổ ích. Thế nhưng trò chơi dân gian kéo co vẫn đem lại những giá trị tinh dần của văn hóa dân tộc Việt và trở thành một nét đẹp mang bản sắc dân tộc.
Trò chơi kéo co vẫn sẽ mãi là thú vui của những trẻ em. Mỗi lần nhìn thấy trò chơi này, em cũng như được sống lại với kí ức tuổi thơ. Hi vọng rằng mọi người hãy chung tay trân trọng, níu giữ nét đẹp truyền thống này.
4. Thuyết minh về quy tắc hay luật lệ của một hoạt động em và các bạn trong lớp quan tâm - mẫu 3
Đập niêu đất là trò chơi không biết có từ bao giờ nhưng đến nay, nó đã trở thành hoạt động không thể thiếu trên quê hương em trong những ngày đầu xuân năm mới.
Đập niêu đất là một trò chơi thú vị. Vì vậy, nó đã thu hút sự tham gia cổ vũ của rất nhiều người. Trò chơi thường được làng em tổ chức vào mồng 4 Tết hàng năm. Trong làng lại có các thôn, xóm nhỏ nên các thôn, xóm sẽ cử ra hai người làm thành một đội chơi tham gia tranh tài.
Để chơi trò chơi, người ta dựng đoạn tre to, chắc khỏe cao khoảng hai mét xuống đất. Sau đó, nối hai cây lại với nhau bằng một đoạn tre nằm ngang. Lúc này ba đoạn tre đã tạo thành hình giống như một cái cổng nhà. Trên thanh tre nằm ngang, ban tổ chức sẽ treo khoảng năm, sáu niêu đất lủng lẳng. Nhiệm vụ của các đội chơi là phải cầm gậy gỗ đập hết các niêu đất đó trong thời gian sớm nhất để giành chiến thắng. Để cho cuộc chơi thêm phần hấp dẫn, ban tổ chức đã yêu cầu một đội chơi phải có một người cõng một người trên lưng, cả hai người sẽ cùng bị bịt mắt và dựa vào trí nhớ của mình để đập niêu đất.
Để công bằng, các đội chơi sẽ lần lượt chơi và có trọng tài bấm giờ. Mỗi khi có hiệu lệnh xuất phát, các đội chơi sẽ phải dựa vào trí nhớ của mình và sự chỉ dẫn của dân làng để xác định và tiến đến vị trí của niêu đất; người được cõng trên lưng sẽ cố gắng đập vỡ niêu đất, còn người cõng sẽ cố gắng đứng vững và di chuyển theo sự chỉ dẫn của dân làng. Vì thế, mỗi khi một đội chơi xuất phát là tiếng hò reo, cổ vũ lại vang lên tạo thành một bầu không khí rất vui nhộn.
Sau khi các đội chơi của các thôn, xóm đã chơi xong, người dân trong làng và du khách có thể trực tiếp tham gia trò chơi để tự mình trải nghiệm cảm giác đập niêu đất.
Em rất yêu thích và mong chờ trò chơi đập niêu đất. Trò chơi đã trở thành niềm vui, thành nét văn hóa độc đáo trên quê hương em. Nó giúp cho mọi người cảm thấy vui vẻ hơn khi tết đến, xuân về và nó cũng làm cho con người ở làng quê trở nên gần gũi, thân thuộc với nhau hơn.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc (10 mẫu)
Trình bày cảm xúc về lễ đón giao thừa ở quê em (5 mẫu)
Soạn bài Ôn tập trang 95 lớp 7 tập 1 CTST ngắn gọn
(7 mẫu) Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây hay (có chọn lọc)
Cảm nghĩ về hoa mai ngày Tết
Cảm nhận của em về cái tôi của người viết trong văn bản Cốm Vòng và Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát
Đọc mở rộng theo thể loại - Phòng tránh đuối nước
Cảm nhận bài thơ Ra vườn nhặt nắng ngắn gọn
- Soạn bài Lời của cây lớp 7 trang 13
- Soạn bài Sang thu lớp 7 trang 15
- Cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài Sang Thu có tác dụng như thế nào với việc thể hiện nội dung văn bản
- Chủ đề và thông điệp văn bản Sang Thu
- Chia sẻ cảm nhận của mình về thiên nhiên vào thời khắc giao mùa
- Trình bày mạch cảm xúc của bài thơ Sang thu
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Sang thu hay chọn lọc
- Đọc kết nối chủ điểm Ông Một
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 18 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Con chim chiền chiện lớp 7 trang 21
- Soạn Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ lớp 7 trang 22
- Soạn Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
- Soạn bài Tóm tắt ý chính do người khác trình bày lớp 7 siêu ngắn
- Soạn bài Ôn tập trang 30 lớp 7 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp trang 33 siêu ngắn
- Nêu ấn tượng của em về con ếch và năm ông thầy bói
- Tình huống trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi là gì?
- Tóm tắt nội dung truyện Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi
- Em rút ra bài học gì từ các truyện Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi
- Cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn có gì khác truyện cổ tích?
- Soạn bài Những tình huống hiểm nghèo ngắn nhất
- Tóm tắt truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu
- Tình huống trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con
- Xác định đề tài và bài học từ truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con
- Trong hai văn bản Chó sói và chiên con, Chó sói và cừu non em thích văn bản nào hơn? Vì sao?
- Tóm tắt cuộc đối thoại giữa chó sói và chiên con
- Phân tích đánh giá chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngụ ngôn Chó sói và chiên con
- Soạn bài Biết người, biết ta lớp 7
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 42 Chân trời sáng tạo tập 1
- Soạn bài Chân, tay, tai, mắt, miệng ngắn nhất
- Soạn văn 7 Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử trang 45
- Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Nói và nghe: Kể lại một chuyện ngụ ngôn Ngữ văn 7 CTST trang 50
- Soạn Văn 7 tập 1 trang 53 Chân trời sáng tạo
- Soạn Ngữ văn lớp 7 trang 53 Tập 1 Chân trời sáng tạo siêu ngắn
- Soạn bài Em bé thông minh lớp 7 trang 56 Chân trời sáng tạo Tập 1
- Soạn bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen lớp 7 siêu ngắn
- Soạn bài Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm lớp 7 ngắn nhất
- Soạn Thực hành tiếng Việt trang 64 lớp 7 Chân trời sáng tạo tập 1
- Soạn bài Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng ngắn gọn
- Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
- Soạn Văn 7 Nói và nghe trang 72
- Ngữ văn 7 soạn bài Cốm vòng
- Soạn bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát trang 82
- Đọc kết nối chủ điểm Thu sang - Đỗ Trọng Khơi
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 86 CTST tập 1 ngắn gọn
- Soạn bài Mùa phơi sân trước lớp 7 siêu ngắn
- Viết bài văn biểu cảm về con người sự việc lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập trang 95 lớp 7 tập 1 CTST ngắn gọn
- Soạn bài Chúng ta có thể đọc nhanh hơn ngắn gọn
- Soạn bài Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học lớp 7 siêu hay
- Đọc kết nối chủ điểm - Bài học từ cây cau lớp 7
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 107 Chân trời sáng tạo tập 1
- Đọc mở rộng theo thể loại - Phòng tránh đuối nước
- Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động lớp 7 CTST
- Nói và nghe giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động trang 117
- Soạn bài Ôn tập trang 120 Văn 7 Chân trời sáng tạo
- Soạn Ôn tập cuối học kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo ngắn gọn
- Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 1 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Tự học - Một thú vui bổ ích
- Soạn bài Bàn về đọc sách ngắn nhất lớp 7
- Đọc kết nối chủ điểm - Tôi đi học lớp 7
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 14 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Đọc mở rộng theo thể loại Đừng từ bỏ cố gắng lớp 7 CTST
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập trang 26 Ngữ văn 7 tập 2 CTST
- Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
- Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất
- Đọc kết nối chủ điểm Tục ngữ và sáng tác văn chương
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 35 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Đọc mở rộng theo thể loại Những kinh nghiệm dân gian về con người xã hội
- Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn
- Soạn bài Ôn tập trang 41 Ngữ văn 7 tập 2 CTST
- Soạn bài Trò chơi cướp cờ
- Soạn bài Cách gọt củ hoa thủy tiên
- Đọc kết nối chủ điểm Hương khúc
- Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo 2023
- Thực hành tiếng Việt trang 54 lớp 7 Chân trời sáng tạo tập 2
- Đọc mở rộng theo thể loại Kéo co
- Viết văn bản tường trình lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Nói và nghe Trao đổi một cách xây dựng tôn trọng các ý kiến khác biệt
- Soạn Ngữ văn 7 trang 65 Chân trời sáng tạo tập 2
- Soạn bài Dòng sông đen
- Soạn bài Xưởng sô cô la
- Đọc kết nối chủ điểm Trái tim Đan-Kô
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 83 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Đọc mở rộng theo thể loại Một ngày của Ích-chi-an
- Viết đoạn văn tóm tắt văn bản lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Nói và nghe Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi trang 92
- Soạn bài Đợi mẹ lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi
- Soạn Đọc kết nối chủ điểm Lời trái tim
- Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 104 Chân trời sáng tạo tập 2
- Đọc mở rộng theo thể loại Mẹ - Đỗ Trung Lai
- Viết bài văn biểu cảm về con người lớp 7 Chân trời sáng tạo tập 2
- Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống trang 111 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập trang 112 Ngữ văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Soạn Ôn tập học kì 2 lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống lớp 7 Chân trời sáng tạo
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 7 CTST
Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người bạn tốt mà em đã lâu chưa gặp lại
Khi viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học em cần lưu ý điều gì?
Đọc kết nối chủ điểm Tục ngữ và sáng tác văn chương trang 32
Viết đoạn văn về uống nước nhớ nguồn lớp 7
(Chuẩn) Đọc mở rộng theo thể loại Một ngày của Ích-chi-an
Tóm tắt nội dung truyện Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi