Top 7 đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ lớp 7

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. Cùng với việc vân dụng các kiến thức đã học để viết một bài thơ  4,5 chữ thể hiện cảm xúc của em về một sự vật hiện tượng thì viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ cũng là nội dung các em học sinh cần chú ý khi học bài Làm một bài thơ bốn hoặc năm chữ trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 bộ Chân trời sáng tạo.

Lưu ý: các em học sinh sử dụng bộ Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống cũng có thể tham khảo các bài văn mẫu dưới đây để vận dụng trả lời câu hỏi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ trang 50 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

1. Dàn ý Đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

a. Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ

b. Thân đoạn: Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

c. Kết đoạn: Khái quát cảm xúc về bài thơ

2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây

Lời của cây là một trong số những bài thơ hay của tác giả Trần Hữu Thung. Bài thơ với ngôn từ giản dị ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa giúp mầm cây nói lên suy nghĩ của mình. Bài thơ với những câu nói tha thiết yêu thương gợi lên biết bao tình cảm giao hòa giữa con người và thiên nhiên cũng như sự nâng niu, trân trọng của tác giả với tự nhiên. Trong thế giới này, dù nhỏ bé nhưng mỗi mầm cây đều mang trong mình một sự sống và sứ mệnh cao cả. Tác phẩm "Lời của cây" ngắn gọn nhưng đã truyền tải đến mỗi chúng ta một thông điệp sâu sắc: Hãy lắng nghe lời của thiên nhiên để yêu thương, nâng đỡ và bảo vệ.

3. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ bài Con chim chiền chiện

Thiên nhiên luôn là chủ đề được các nhà thơ yêu mến để lựa chọn bày tỏ cảm xúc vào các tác phẩm của mình. Chẳng vì thế, từ lâu thiên nhiên đã nhẹ nhàng đi vào các tác phẩm văn học để lại cho người đọc những cảm nhận tuyệt vời. Và một trong những tác phẩm ấy có thể kể đến như Con chim chiền chiện của nhà thơ Huy Cận. Bằng ngòi bút tinh tế, tác giả đã khắc họa nên một bức tranh thiên nhiên tự do tự tại, tràn đầy niềm vui sướng. Với thể thơ bốn chữ ngắn gọn, nhịp điệu 2/2 và biện pháp tu từ nhân hóa "Chim ơi, chim nói" đã giúp hình ảnh chim chiền chiện quen thuộc hiện lên thật đẹp và ý nghĩa. Qua hình ảnh chim chiền chiện, Huy Cận ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên đất trời. Ở đó, cả thiên nhiên và con người giao cảm, vun đắp những tươi đẹp của cuộc sống. Đọc bài thơ, em thấy thêm yêu vạn vật xung quanh, có thể đó là cánh đồng xanh, những ngọn cỏ bông hoa. Vì vậy, hãy giao hòa với cuộc sống để cảm nhận muôn vàn sắc màu mà thiên nhiên mang lại.

4. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ

Một bài thơ năm chữ mà em rất yêu thích là bài thơ Bắt nạt của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh. Bài thơ với giọng điệu của một cậu học sinh vừa hồn nhiên lại dũng cảm, đã giúp đề tài bài thơ bớt phần căng thẳng. Cậu bé trong bài thơ đã mạnh dạn đứng lên, đối diện với những “kẻ bắt nạt”. Nói cho những kẻ đó bắt nạt là xấu lắm, là không nên chút nào. Cậu còn khuyên nhủ các bạn ấy hãy tìm những việc có ý nghĩa khác để làm. Nếu không thì cứ đến gặp mình, đừng bắt nạt bạn nhỏ yếu đuối. Tinh thần trượng nghĩa ấy khiến em rất ngưỡng mộ và khâm phục bạn nhỏ. Cuối bài thơ, bạn nhỏ khẳng định rằng “bắt nạt rất hôi”. Chính chi tiết đó đã làm cho bài thơ kết thúc nhẹ nhàng, vui vẻ và rất ấn tượng.

5. Đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài Cảnh khuya

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Nếu giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, thì tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác

6. Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ - Tiếng gà trưa

Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó đã hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Do vậy, trên đường hành quân xa, chỉ một tiếng gà cục tác đã gợi dậy những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, đáng nhớ về bà. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kỉ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tốt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.

7. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Mẹ là đề tài muôn thủa trong thi ca. Góp nhặt vào đề tài đó Đỗ Trung Lai thể hiện thành công nỗi lòng đau đớn xót xa của người con khi thấy hình ảnh mẹ ngày càng hao mòn, lưng còng đi, thấp dần đi và mái đầu bạc mà bất lực. Hình ảnh đó được thể hiện rõ nét qua những câu thơ:

Một miếng cau khô

Khô gầy như mẹ

Con nâng trên tay

Không cầm được lệ”.

Cau khô là miếng cau chuyển từ màu xanh sang màu nâu và không thể ăn được nữa, không còn độ ngon nữa. Tác giả mượn hình ảnh cau khô để so sánh với mẹ. Nhìn miếng cau khô tác giả liên tưởng đến người mẹ già luống tuổi hanh hao mà lòng rưng rưng “không cầm được lệ”. Và hình ảnh so sánh độc đáo đó chứa sức gợi lớn trong lòng em, từ hình ảnh người mẹ của tác giả em lại nghĩ về người mẹ thân yêu của mình cũng ngày một già đi, vì thế mà em càng trân trọng mẹ và trân trọng tứ thơ này. Đoạn thơ ngắn gọn với biện pháp so sánh độc đáo đã thể hiện cái nhìn tinh tế, nỗi xúc động và tình thương mẹ sâu sắc của nhà thơ.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
208 101.800
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Ebe Mây
    Ebe Mây

    Kiếm ny k8 fb ebe mây

    Thích Phản hồi 06/11/22
    • Đinh Tuyến
      Đinh Tuyến

      Ngáo à cj bé 🙂

      Thích Phản hồi 19:46 09/10
    • Trân Võ
      Trân Võ

      hơi ngáo gòi đó 


      Thích Phản hồi 21:46 26/10